Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (405)
Về tác giả
Danh sách tác giả
Nguyên Giác
Mới nhất
A-Z
Z-A
Nghe Nhạc Từ Đàn Không Dây
27/07/2025
09:06:00
Nên nghe nhạc, hay không nên nghe nhạc? Nên sáng tác nhạc để cúng dường Tam Bảo, hay không nên? Đôi khi chúng ta lại nhầm lẫn rằng chuyện âm nhạc cúng dường Tam Bảo là tiếp biến văn hóa của Phật Giáo khi vào Trung Hoa và Tây Tạng. Không phải như thế. Nếu đặt câu hỏi theo một cách khác, chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề rộng hơn. Thí dụ: nên làm thơ cúng dường Chư Phật, hay không nên, bởi vì thơ cũng là một thể loại nghệ thuật có âm vận réo rắt tuy là ít chất nhạc hơn? Thơ trong một nghĩa nào đó, vẫn là một dạng gần với âm nhạc. Thực tế, Đức Phật là một nhà thơ vĩ đại, ứng khẩu thành thơ trong rất nhiều trường hợp, trong đó thi tập nổi tiếng nhất của ngài là Kinh Pháp Cú.
CHƠN ĐẾ
25/07/2025
19:19:00
Bài thơ "Chơn Đế" được Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997) sáng tác, in trong Tạp chí Liên Hoa, số 9, tháng 9 năm Ất Mùi, tức là năm 1955. Trong phần I, tác giả giải thích phần cốt tủy trong bài Bát Nhã Tâm Kinh. Chỉ cần riêng hiểu phần I để tu, chỉ cần thường trực thấy diệu lý của Sắc và Không là người tu cũng đủ tư lương để giải thoát. Chỉ cần thấy rằng Sắc -- tức là, những cái được thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc, tư lường -- thực sự là Không, là vô ngã, là không tự tánh
Cần Phải Đi Xa Hơn Hình Thức
23/07/2025
10:28:00
Lời dịch giả: Bài viết nhan đề "Cần Phải Đi Xa Hơn Hình Thức” đăng trên Liên Hoa Nguyệt San, số 2, năm Mậu Tuất (1958), ký tên Liên Hoa, nói về chuyện xảy ra gần bảy thập niên trước, mà bây giờ chúng ta vẫn có thể gặp nơi này hay nơi kia tại Việt Nam. Liên Hoa Nguyệt San là tiếng nói chính thức của Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Bài này được dịch để hiểu về phong trào chấn hưng Phật giáo thời kỳ đó. Bài viết như sau.
Chơn Tâm, Vọng Tâm
21/07/2025
07:41:00
Lời dịch giả: Bài viết "Chơn Tâm, Vọng Tâm" được Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997) viết, in trong Tạp chí Liên Hoa, số 9, tháng 9 năm Ất Mùi, tức là năm 1955. Tạp chí Liên Hoa thành lập năm 1955, với Thượng toạ Thích Đôn Hậu trú trì chùa Linh Mụ ở Huế làm chủ nhiệm, Thượng toạ Thích Đức Tâm làm chủ bút, và Ni sư Thích Nữ Diệu Không làm quản lý. Trong bài này, Ni sư ký tên tác giả là Diệu Không.
Bi Và Ái / Compassion and Love
17/07/2025
12:34:00
Lời dịch giả: Bài viết "Bi Và Ái" được Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Không (1905-1997) viết, in trong Tạp chí Liên Hoa, số 3, ấn hành cuối tháng 8/1955. Tạp chí Liên Hoa thành lập năm 1955, với Thượng toạ Thích Đôn Hậu trú trì chùa Linh Mụ ở Huế làm chủ nhiệm, Thượng toạ Thích Đức Tâm làm chủ bút, và Ni sư Thích Nữ Diệu Không làm quản lý. Trong bài này, Ni sư ký tên tác giả là Thích Diệu Không. Ni trưởng là dịch giả nhiều kinh và luận, cũng là một nhà thơ xuất sắc.
Đọc Ngô Thì Nhậm: Khi Tính Người Tịch Diệt
15/07/2025
09:22:00
Bạn có thể ngưng đọc một phút và tự nhủ rằng "Không biết" thì tất cả trong tâm bạn sẽ sạch trơn, sẽ không có xanh đỏ tím vàng, sẽ không còn buồn vui hờn giận, sẽ không còn dấu vết Nam Tông hay Bắc Tông, sẽ không còn dấu vết biện biệt thiện với ác, sẽ không còn ranh giới đúng với sai nữa, và Tâm Không đó chính là một bước để vào Gương Tâm trong trẻo, không do tạo tác, không hiển lộ từ ba cây lau nào hết. Nếu bạn thường trực sống với tâm không biết, bạn sẽ hiểu các Thiền ngữ để lại trong kinh sách Thiền Tông.
Sống Trong Nhà Lửa
12/07/2025
15:12:00
Kinh Phật thường nói rằng chúng ta đang sống trong nhà lửa. Nghĩa là, hiểm họa liên tục, không có gì bình an. Và phải lo tìm đường giải thoát. Lời Phật dạy không đơn giản có ý nói rằng hãy rời nơi này để qua nơi khác. Không đơn giản như thế. Bởi vì chuyện dời đổi không gian và thời gian không cứu được chúng ta, khi còn danh sắc này, còn thân tâm này.
Đọc Ngô Thì Nhậm: Vạn Pháp Là Một
10/07/2025
08:01:00
Đức Phật trả lời: “—Này Ác ma, mắt là của Ông, sắc là của Ông, thức xứ do mắt xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có mắt, không có sắc, không có thức xứ xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.” Và tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý... Như thế, thấy không một pháp nào là ta, là tôi, là của tôi, là của ta... thì là giải thoát. Tạm gọi là một cũng được, tạm gọi là vô lượng như biển cũng được. Như thế, không thấy có cái gì là ta hay người, thì lấy chỗ nào mà đau khổ nữa.
Ngọc Đèn Pháp Thiền Tông
08/07/2025
10:22:00
Trong ngày Sinh nhật thứ 90 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, báo The Times of India ấn bản tiếng Anh ngày 6 tháng 7/2025 có bài do Ban biên tập viết, nhan đề “Dalai Lama turns 90: How is Zen Buddhism different from traditional and Tibetan Buddhism?” -- nghĩa là “Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 90 tuổi: Phật giáo Thiền tông khác với Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo truyền thống như thế nào?” -- đưa ra một giải thích cho các độc giả đọc Anh ngữ hiểu sơ lược về ba truyền thống Phật giáo này. Nơi đây, chúng ta dịch sang tiếng Việt bài viết kia, và sẽ góp thêm vài ý để làm sáng tỏ hơn về Thiền Tông.
Đọc Ngô Thì Nhậm: Thấy và Nghe
02/07/2025
09:04:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
Quay lại