Hôm nay,  

Vietastic.com Ra Mắt Ở Sj: Phục Vụ Dân Việt Toàn Cầu

10/04/200900:00:00(Xem: 7405)
Vietastic.Com Ra Mắt Ở SJ: Phục Vụ Dân Việt Toàn Cầu

Ký giả Hạnh Dương (trái) giới thiệu http://vietastic.comvà hội VNAH.
San Jose (Hạnh Dương, VietPress USA) --Hồi 6:00pm đến 9:00pm Thứ Bảy 04-4-2009 vừa qua tại nhà hàng Saigon Kitchen trong khu Grand Century Mall số 1111 Story Road, San Jose, CA 95122, ký giả Hạnh Dương, Giám Đốc VietPress USA đã tổ chức buổi cơm tối thân mật để ra mắt chính thức Website tổng hợp http://vietastic.com.
Có lối gần 170 khách mời và báo chí, truyền thông từ hai miền Nam và Bắc California tham dự ngồi gọn trong 18 bàn. Ngoài ra còn một số ký giả và truyền thanh, truyền hình từ Nam California cũng đã đến quay phim và chúc mừng VietPress USA ra mắt Website http://vietastic.com.
Một số người mẫu trong Ban Hoa Hậu Bắc Cali đến với tư cách cá nhân. Lối 7 bàn là quan khách và thân hữu, các bạn trẻ là con em các gia đình H.O. tỵ nạn tại Bắc Cali mà hầu hết đã tốt nghiệp kỹ sư, bác sĩ, kế toán, ngân hàng.
Ký giả Hạnh Dương giới thiệu thành phần báo chí, truyền thông và khách tham dư, đặc biệt có phái đoàn gồm TPB/VNCH và Thường Dân Nạn Nhân Chiến Tranh Việt Nam vừa dự phiên họp điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 01-4-2009 và trên đường trở về Việt Nam đã ghé đến San Jose tham dự Đại Nhạc Hội Vòng Tay Nhân Ái do Cát Anh Entertainment tổ chức vào chiều Chủ Nhật hôm sau tại Grand Century Mall.
Ký giả Hạnh Dương tuyên bố rằng, bữa cơm thân mật nầy do VietPress USA đài thọ, mời thân hữu, báo chí, truyền thông đến dự nhằm công bố chính thức ra mắt và hoạt động Website mang tên VIETASTIC tại địa chỉ: http://vietastic.com.
Ký giả Hạnh Dương cho biết rằng, nhiều người Việt lớn tuổi không đọc được tiếng Anh từ các Websites của Mỹ như CNN, ABC News, USA Today, FOX News, Google News, MSNBC, v.v" Nay bà con chỉ cần vào Website http://vietastic.comvà Click vào mục "Translate 2 VN", sau đó mở bất cứ Website tiếng Anh nào có Link trong Vietastic.com thì sẽ tự động chuyển dịch qua Việt ngữ với độ chính xác trên 85%.
Ngược lại, người Mỹ hay các sắc dân khác, hoặc con em người Việt thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư tại Mỹ hay hải ngoại, không thể đọc được các báo điện tử chữ Việt. Nay chỉ cần Click vào "VIET 2 EN" thì Website chữ Việt sẽ được chuyển dịch tức khắc qua tiếng Anh với độ chính xác trên 85%. Hiện Vietastic đang viết chương trình cho chuyển dịch qua các ngôn ngữ khác như tiếng Tàu, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Nhật và Hàn Quốc. Nếu có câu nào không rõ nghĩa, quý đọc giả chỉ cần để nhẹ Con Trỏ Chuột (Mouse Pointer) lên hàng chữ đó thì bản gốc tiếng Anh hay tiếng Việt sẽ hiện ra để dễ dàng so sánh. Tuy không hoàn toàn chính xác như người dịch, nhưng ít ra khi đọc có thể hiểu được vấn đề của nội dung.
http://vietastic.comcung cấp các tiện ích khác như xem TV trực tiếp từ các đài truyền hình trên thế giới. Từ bất cứ nơi nào trên trái đất, quý vị có thể xem trực tiếp Live TV tại Việt Nam chẳng hạn, hoặc xem TV On demand, hoặc nghe các Radio trên khắp thế giới. Có thể xem tin tức khí tượng, nhiệt độ tại các quốc gia. Có thể xem các phim truyện với độ nét cao và nghe nhạc với âm thanh rõ ràng. Tại Hoa Kỳ và Canada, có thể xem Live Traffic để biết tình hình trên đoạn đường mình sắp đi hiện như thế nào, có thể tìm trạm xăng gần nhất và giá xăng nơi rẻ nhất. Có thể đánh máy chữ Việt không cần bỏ dấu, sau đó chỉ bấm nút chuyển thì toàn bộ văn bản sẽ được bỏ dấu. Nếu chữ nào bỏ dấu không đúng theo ý thì nhấp vào chữ đó sẽ hiện ra các chữ liên quan để chọn lựa. Các gia đình có con em muốn mua Games, nay chỉ cần vào Website http://vietastic.comsẽ có hằng chục nghìn Games cập nhật mới nhất để chơi thoải mái hoàn toàn miễn phí.
http://vietastic.comsẽ mở Truyền Hình với độ nét hình ảnh HDTV để cung cấp tin tức thời sự bằng hình ảnh. Sẽ chiếu các phim truyện, ca nhạc của các nhà sản xuất gốc Việt để đưa ra thế giới. Sẽ có các mục Quan, Hôn, Tang, Tế bằng hình ảnh. Quý bà con có một tin vui về đỗ đạt, sinh nhật, khánh thành, hoặc tin buồn tang ma, có thể gởi Phim Video lên các mục nầy và sau đó thông báo cho thân nhân và bằng hữu khắp thế giới vào http://vietastic.comđể xem. Các công ty, cơ sở bất cứ nơi nào trên thế giới cần quảng cáo, http://vietastic.comsẽ tạo trang Web miễn phí cho họ và sẽ quảng cáo 3 tháng miễn phí cho họ sau đó họ sẽ trả một khoản chi phí rất thấp theo điều kiện hợp đồng thỏa thuận tối thiểu 1 năm.
Ký giả Hạnh Dương nói rằng, http://vietastic.com  cam đoan là trang Web sạch và hữu ích cho mọi người trong gia đình, không có hình ảnh bậy bạ nên con em quý vị sẽ có nơi giải trí và học hỏi. Các nhà làm kinh doanh có thể vào đó để truy cập các tin tức liên quan đến tài chánh, thị trường chứng khoán, các ngành y học, danh bạ, xổ số Lotto, chuyển dịch cấp tốc hầu hết các loại ngôn ngữ trên thế giới, bản so sánh và chuyển đổi từ tiền tệ, đo lường, chiều dài, trọng lượng, thời gian, tốc độ" Và trong những ngày tới, sẽ là một trang Website trung gian giữa các Cộng Đồng ngôn ngữ khác nhau. Các mục quảng cáo rao vặt, sẽ có đủ địa chỉ, hình ảnh, video và cùng lúc sẽ được quảng cáo ưu tiên trên nhật báo Việt Báo hoặc các báo khác theo lựa chọn của khách hàng.
Nhân dịp nầy, ký giả Hạnh Dương giới thiệu Hội từ thiện VNAH và phái đoàn những người khuyết tật từ Việt Nam được hội VNAH bảo trợ đến điều trần trước Tiểu Ban Các Chương Trình Quốc Tế thuộc Uûy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện Hoa Kỳ vào sáng Thứ Tư 01-4-2009 vừa qua. Phái đoàn nầy được biết có một người cụt hai chân là cựu chiến binh quân lực VNCH tên là Trần Công Phương, quê ở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, đã cụt mất cả hai chân phía trên đầu gối trong một trận giao tranh vào đầu năm 1970 tại tỉnh Quảng Ngãi. Ông Phương là một trong những người đầu tiên nhận được sự giúp đỡ của Hội VNAH từ năm 1992 cho đến nay vẫn tiếp tục. Một người khác cụt 2 tay lẫn 2 chân tên là Phan Thanh Sơn, một thường dân quê quán ở thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Năm 2002 ông Sơn và người anh rễ là Thìn đi cuốc rẫy tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cuốc trúng quả đạn pháo 105 ly sót lại trên rẫy làm quả đạn phát nổ khiến ông Thìn chết, còn ông Sơn thì bị cụt cả tứ chi. Đi theo phái đoàn thương tật nầy có ông Trần Văn Ca là sáng lập viên Hội VNAH, ông Lê Văn Lai là Giám Đốc trong Ban Giám Đốc của Hội VNAH, các nhân viên và 2 người từ VN đến gồm một bác sĩ chỉnh hình và một người làm cho NGO (Non Government Organization).

Lúc đó, có người nêu thắc mắc, quy chụp rằng Hội VNAH là "Cộng Sản, gom tiền quyên góp của bà con đưa về cho Hà Nội để giúp TPB Cộng Sản. Hạnh Dương giới thiệu Trần Văn Ca ở đây là sai rồi.."
Ký giả Hạnh Dương trả lời rằng: "...Tôi cũng biết một người là cựu sĩ quan bị tù đày nhiều năm trong nhà tù cải tạo của CSVN và hiện ở trong Nhóm Cựu Tù nhân thuộc các Trại Kỳ Sơn - An Điềm - Tiên Lãnh, đã từng viết bài tố cáo nặng nề ông Trần Văn Ca. Hôm nay người đó cũng có mặt ở đây, và mang đến cho ông Trần Văn Ca một danh sách 510 anh em TPB/VNCH có hồ sơ, số quân, hình ảnh và địa chỉ tại Việt Nam, từng được đăng trên tuần báo Thằng Mõ San Jose để yêu cầu hội VNAH tìm cách giúp đỡ thiết thực cho các anh em nầy trong những ngày sắp tới."
Ký giả Hạnh Dương nói tiếp rằng: "Tôi từng thấy nhiều người đi vận động quyên góp tiền bạc và ai cũng nói gởi về giúp cho TPB/VNCH, nhưng không biết họ gởi về đâu và chẳng ai kiểm soát được. Sau đó tôi có mở mục thường xuyên trên nhật báo Việt Báo bắc Cali để đăng hồ sơ, hình ảnh và hoàn cảnh của các anh em TPB/VNCH sau khi được Nhóm Bạn Tù các Trại Kỳ Sơn - An Điềm - Tiên Lãnh đã kiểm tra và cung cấp. Mỗi anh em TPB/VNCH được đăng liên tiếp 3 kỳ nhật báo, và ai có lòng giúp đỡ thì chỉ ra các dịch vụ chuyển tiền gởi thẳng đến địa chỉ của anh em đó tại Việt Nam. Những bà con hải ngoại gởi tặng tiền, đã nhận được thư hồi báo, và nhận được thư cám ơn của anh em TPB/VNCH tại Việt Nam. Năm 2006, khi mẹ tôi đã 96 tuổi bị bệnh liệt giường sắp hấp hối, tôi bay về Vũng Tàu thăm mẹ và dịp nầy tôi đến thăm gia đình các anh em TPB/VNCH mà tôi đã đăng hình ảnh thương tâm của họ lên nhật báo Việt Báo và nhờ đó họ đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của bà con và gởi thư cám ơn. Khi gặp các anh em đó, tôi rất ngạc nhiên vì anh em cho chúng tôi biết là họ và nhiều anh em khác đã nhận được xe lắc tay do một hội từ thiện của Việt Kiều Mỹ tặng hằng loạt và miễn phí. Một anh cụt 2 chân đã treo 2 cái thùng ở hai bên chiếc xe lắc tay và anh nói nhờ xe lắc tay nên anh đi đến từng nhà, tiệm ăn xin đồ dư thừa, nước vo gạo về để nuôi đàn heo tăng thêm kinh tế gia đình nuôi con ăn học. Có người thì nhận được xe lăn, xe lắc tay để đi bán số kiến thiết, cũng có anh như anh Đoan ở Vũng Tàu thì nhờ có xe lăn để đi bán số đề nên gia đình khá giả. Anh em TPB/VNCH đưa cho tôi xem các giấy tờ cấp phát xe lăn, xe lắc tay miễn phí, tôi đọc thấy tên hội VNAH là hội từ thiện mà tôi đã từng đăng bài chỉ trích trước đây. Tôi đi đến vài văn phòng của Hội VNAH tại Biên Hòa và Cần Thơ và thấy được việc họ làm là chính đáng và có thật đã giúp cho nhiều anh em TPB/VNCH và thương dân thương tật, tàn phế tại Miền Nam. Tôi cũng thấy các hình ảnh TT Bill Clinton và bà Ngoại Trưởng Albright lúc tại chức đã đến xem xét các chương trình từ thiện của Hội VNAH. Tôi đã đọc thấy báo chí Nhật Bản và Đài NHK của Nhật loan tin ngày 13-11-2007 tại Tokyo, Thái Tử Hitachinomiya và công nương đã thay mặt Hoàng Gia và Nhân Dân Nhật Bản đến trao giải thưởng FESCO (Japanese Foundation For Encouragement of Social Contribution) cho ông Trần Văn Ca là người ngoại quốc đầu tiên được quỹ Nippon Foundation bầu chọn là nhân vật hoạt động từ thiện nhân đạo hàng đầu của thế giới năm 2007 qua các cống hiến của Hội VNAH suốt 16 năm qua tại Việt Nam.
Ngày Thứ Ba 08-01-2008, ông Thị Trưởng Gavin Newsom của San Francisco trong buổi lễ tái nhậm chức đã ký bằng vinh danh ông Trần Văn Ca và hội VNAH. Dịp nầy lần đầu tiên tôi gặp ông Trần Văn Ca qua sự giới thiệu của một nhà báo tại Nam Cali. Tôi cũng nghiên cứu các hồ sơ thấy rằng Hội VNAH tiếp nhận ngân sách viện trợ chính thức của Chính Phủ Hoa Kỳ thông qua cơ quan USAID, cũng như các khoản tài trợ nhân đạo của Quỹ Leahy War Victims Funds của Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy, quỹ Ford Foundation của Hoa Kỳ, quỹ Nippon Foundation của Nhật Bản với điều kiện chỉ giúp cho thường dân Việt Nam bị tàn tật và thương tật nạn nhân chiến tranh, trong đó có TPB/VNCH, chứ không có trách nhiệm cung cấp các quỹ đó cho những thành phần do chính quyền CSVN trách nhiệm gọi là "diện chính sách" như TPB Bộ Đội, TPB Công An hay Cán Bộ Nhà Nước..."
Được nghe giảỉ thích rằng hội VNAH nhận tiền chính phủ Mỹ để trợ giúp thương phế binh VNCH, nhiều người tham dự đã bày tỏ hoan hỉ, tán đồng.
Nhà báo kiêm nhạc sĩ Trần Chí Phúc lên giúp vui bài hát "Chiều Winny Peg" do anh sáng tác kỷ niệm 30 năm người Việt tỵ nạn đặt chân lên xứ người. Sau đó nhà báo nhạc sĩ nầy và 3 bạn trẻ con em H.O. đã hợp ca bài "Vòng Tay Nhân Ái" của Trần Chí Phúc sáng tác cho Đại Nhạc Hội Vòng Tay Nhân Ái tổ chức chiều Chủ Nhật 05-4-2009 trên sân Grand Century Mall. Trần Chí Phúc tặng mỗi người khuyết tật là $50 và kêu gọi bà con tiếp tay. Chị TGV chuyên tham gia các công tác từ thiện, đã lên tặng cho hai người khuyết tật Việt Nam mỗi người 100 Đô-la. Nhiều em trong nhóm Bạn Trẻ cũng góp tiền túi lên tặng hai người khuyết tật. Hai người khuyết tật ngồi trên xe lăn hát tặng bà con hiện diện và được nhiều người xúc động cho tiền quà để họ mang về. Ông Trần Văn Ca cho biết Hội VNAH sẽ phối hợp với Cát Anh Entertainment tổ chức Đại Nhạc Hội không phải để quyên tiền cho Hội vì Hội không được phép quyên tiền, mà là để giới thiệu nhóm các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt quyên góp một khoản tiền từ thiện để tổ chức chuyến thiện nguyện đi về Việt Nam tự chọn một chương trình nào đó giúp cho các gia đình nạn nhân chiến tranh, như đào giếng, xây lớp học chẳng hạn...
Buổi cơm tối thân mật kết thúc khoảng gần 10:00pm cùng ngày. Xin nhắc lại,  một trang web giúp nhiều tiện ích cho bạn hiện là: http://vietastic.com(Hạnh Dương).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tài liệu ghi chép lịch sử Tòa Bạch Ốc cho biết, khi nhân viên dưới thời chính quyền của Woodrow Wilson chuẩn bị dời vị trí của Vườn Hồng, họ nhìn thấy hồn ma của cố Đệ Nhất Phu Nhân Dolley Madison, phu nhân của cố Tổng thống đời thứ tư của Mỹ James Madison. Thế là, để “xoa dịu” bà Madison, họ quyết định không di dời nữa và Vườn Hồng ở nơi đó cho đến tận bây giờ. Ông Jeremiah Jerry Smith làm việc trong Toà Bạch Ốc dưới thời của chính quyền Tổng Thống Ulysses S. Grant vào cuối những năm 1860. Trong suốt 35 năm, ông là một người hầu, quản gia, đầu bếp, gác cửa, dọn dẹp văn phòng. Smith là người được các ký giả, người viết sách tìm đến khi họ muốn biết về tin tức hoặc chuyện hậu cung. Theo tài liệu lịch sử của White House, ông Smith nói từng nhìn thấy hồn ma của Lincoln, Grant, McKinley và một số đệ nhất phu nhân từ năm 1901 đến 1904.
Trong nhóm bạn bè khá thân, chúng tôi có một cặp bạn - anh chồng là người tốt bụng, dễ mến; anh yêu vợ, nhưng lại có tình ý với một người khác. Khi bạn bè nhắc, anh luôn trả lời chắc nịch: “Vợ tôi đơn giản lắm, bả ấy chẳng để ý, cũng chẳng hay biết gì đâu.”Cô vợ cũng là bạn tôi, một người hiền lành, tử tế. Khi nghe tiếng gần tiếng xa, bạn chỉ cười nhẹ nhàng: “Mình chẳng muốn biết, biết chi cho mệt, cứ nhắm mắt, rồi mọi chuyện cũng qua thôi.”
Thế giới vừa điên đảo vì Trump 2.0 lại phải lo đối phó với Trung Quốc 2.0. Trung Quốc 1.0 là công xưởng quốc tế dựa vào giá nhân công rẻ và giá trị gia tăng thấp để sản xuất các hàng hóa tiêu dùng trong dạng Bộ Ba Cũ: (1) quần áo, đồ chơi trẻ em…; (2) vật dụng trong nhà như bàn ghế, tivi, tủ lạnh…(3) đồ điện tử gồm điện thoại cầm tay, máy điện toán,…) Trung Quốc 1.0 kéo dài 25 năm bắt đầu từ lúc Đổi Mới thập niên 1990 cho đến giữa thập niên 2010...
Giữa lúc các cơ quan báo chí, các tập đoàn truyền thông lớn khác chọn “sự trung lập” và cố gắng “nương tay” với các chính trị gia và chính quyền, thì Stephen Colbert chọn sự trung thực, kiên định, xem tuyên ngôn “trung lập” theo lý thuyết báo chí là vở kịch hài không hợp thời cuộc. Ông châm biếm, chỉ trích không thương tiếc những quyết định vi hiến, những phát ngôn dối trá của chủ nhân Tòa Bạch Ốc.
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.