Hôm nay,  

Sau Trận Đống Đa, Lỡ Làng Của Dân Tộc....

1/27/201200:00:00(View: 15028)
Sau Trận Đống Đa, Lỡ Làng Của Dân Tộc....

Nguyễn-Xuân Nghĩa

...người ta biến Đống Đa thành đống rác của Tầu!

Vì sao không có Đống Đa?
Từ năm 1789, cứ đến mùng năm Tết chúng ta đều nhớ đến chiến công Đống Đa của Quang Trung Hoàng đế vào mùa Xuân Kỷ Dậu đó. Bài này không ra ngoại lệ. Nhưng nhìn từ một giác độ khác về đến ngày nay.
Sau Đống Đa 1789 đúng 160 năm, một biến cố đã ảnh hưởng đến Việt Nam mà khá nhiều người Việt mình khi đó lại không biết: Cộng sản Trung Hoa chiến thắng và Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào tháng 10 năm 1949. Nhờ đó, Cộng sản Việt Nam mới có Điện Biên Phủ 1954, rồi hai thập niên chiến tranh "giải phóng" kết thúc năm 1975. Từ đó, đất nước thống nhất dưới chế độ Cộng sản.
Một biến cố khác cũng có ảnh hưởng tương tự mà nhiều người Việt không để ý.
Đúng 200 năm sau trận Đống Đa, Liên bang Xô viết bắt đầu tan rã cùng với sự sụp đổ của bức tường ô nhục tại Bá Linh năm 1989 và Trung Quốc bị khủng hoảng nên mới có vụ thảm sát Thiên an môn năm đó.
Biến cố ấy trong thế giới Cộng sản dẫn đến hai hậu quả tại Việt Nam.
Vì ỷ thế Liên Xô sau "Đại thắng mùa Xuân 1975", lãnh đạo Hà Nội đòi chơi cha chơi trèo, nên bị Bắc Kinh cho một bài học nảy lửa vào năm 1979. Năm đó là lần đầu tiên từ Đống Đa 1789 mà chiến tranh Hoa-Việt lại bùng nổ, và thực tế kéo dài đến 1988. Mà khác với Đống Đa và mọi cuộc chiến Hoa-Việt khác trong lịch sử, không viên tướng nào của Trung Quốc phơi thây ngoài chiến địa hoặc phải treo cổ tự ải!
Khi Liên Xô bắt đầu tan rã năm 1989, Hà Nội quên hẳn chuyện xưa mà cúi đầu lạy giặc làm cha: chuẩn bị tái thần phục Bắc Kinh. Và tiến hành đổi mới theo kiểu cải cách của Trung Quốc. Cho kính tế một chút tự do để sức sản xuất của người dân sẽ kéo đất nước ra khỏi khủng hoảng, mà đảng vẫn giữ quyền toàn trị, và đảng viên có quyền trưng thu. Bên trong, chủ nghĩa "tư bản nhà nước" và sự xuất hiên của hệ thống "tư bản đỏ" là hậu quả tất yếu. Bên ngoài là quan hệ phụ dung với Trung Quốc, được trang trí bằng 16 chữ vàng.
Đó là dấu mốc 1989! Một cách kỷ niệm đầy ô nhục của 200 năm trận Đống Đa.
Ngày nay, bị dày xéo mãi, đất và nước đã biến thành bùn....
Nhưng vì sao mới chỉ có 200 năm, nước nhà đã giật lùi như vậy vào quỹ đạo Trung Quốc?
***
Xin hãy nhìn lại cuốn lịch xưa....
Nhà Tây Sơn khởi nghiệp từ Tân Mão 1771, dựng nghiệp từ Kỷ Dậu 1789, bắt đầu suy tàn khi Quang Trung thăng hà năm Nhâm Tý 1792, mà tồn tại thêm 10 năm cho đến Nhâm Tuất 1802. Đó là khi Gia Long thực sự thống nhất đất nước. Nỗ lực thống nhất khởi đi từ Nguyễn Huệ lại do Nguyễn Ánh hoàn thành.
Mà xét cho cùng thì lề lối cai trị sau khi thống nhất là một tai họa!
Nước Nam thật ra lụn bại từ giữa thế kỷ 15, 130 năm sau khi sáng lập nhà Lê. Việc thống nhất sở dĩ đặt ra là do hoàn cảnh phân ly chia cắt, chuyện "nhất giang lưỡng quốc" đợt đầu. Thời điểm mấu chốt là năm 1558, khi Nguyễn Hoàng xin rời Thăng Long vào Thuận Hoá để thoát nạn Trịnh Kiểm - mà cũng là để mở cõi. Từ đó, chín đời Chúa Nguyễn đã có công khai phá lãnh thổ xưa kia bị thu hẹp vào vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã ở mạn Bắc.
Đáng chú ý hơn thế, các Chúa Nguyễn còn làm đảo lộn "trật tự Đông Nam Á" với một Đàng Trong thù phú, giao tiếp với thiên hạ một cách hiên ngang bình đẳng. Đặc biệt là không hề sợ sệt khúm núm với Thiên triều phương Bắc.
Người dân Đàng Trong cũng thế, họ sống trong một thế giới cởi mở, sự tiên báo của hiện tượng quốc tế hóa tại miền Nam sau 1954. Và toàn cầu hóa của thế giới ngày nay.
Cũng do địa dư hình thể, nửa duới hình chữ S của nước Nam đã hoàn thành vào thời đại này.
Đấy là nơi thuận tiện cho giao lưu hàng hải với các nước Đông Nam Á, chứ không bị kẹt giữa Hạ Long và đảo Hải Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Hoàn cảnh địa dư khách quan ấy, cùng tài năng Nguyễn Huệ, còn giải thích vì sao Việt Nam không chỉ giỏi về thủy chiến với những trận đánh trên sông đã lừng danh lịch sử như Bạch Đằng, Chương Dương, mà còn có nhiều trận hải chiến ngoài biển, từ Quy Nhơn xuống Côn Sơn qua Phú Quốc đến tận Vịnh Xiêm La....
Nhìn ra thế giới bên ngoài, trong khoảng thời gian đằng đẵng từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 20, thực tế là từ khi Columbus tìm ra "Tân Thế Giới" đến ngày Liên Xô sụp đổ, Âu Châu đã khuynh đảo và chi phối toàn thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ là cường quốc lục địa và còn có lúc quay đầu vào núi để ngỏ đại dương cho xứ khác.
Họ hụt mất cơ hội của Columbus sau bảy chuyển hải hành của Tam bảo Thái giám Trịnh Hòa vì nội loạn, vì rợ Hung Nô phía Bắc và vì công khố kiệt quệ sau hai chục năm chiếm đóng Việt Nam, từ 1407 đến 1427. Rồi từ lệnh "hải cấm" đời Minh sau khi Trịnh Hoà tạ thế đến sau này, Trung Quốc chưa từng là cường quốc đại dương. Nếu có "hải chiến" thì là với cướp biển, hải tặc hay "nụy khấu" Nhật Bản....

Nhìn lại chuyện Đông hải dậy sóng ngày nay, chúng ta nên giật mình về chi tiết đó từ phía Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn thành cường quốc hải dương, Việt Nam thì đẩy cả nước về phận giun dế, chỉ còn cái bao tử suy nghĩ thay cho cái đầu.
Điều gì đã xảy ra tại Việt Nam?
Vì sao một dân tộc từng là cường quốc Đông Nam Á thời Trịnh Nguyễn, đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Đại Thanh vào thời cực thịnh của họ, mà lại lụn bại dần và bị Trung Quốc uy hiếp ngoài biển lẫn bên trong như ngày nay?
Người ta nói chuyện dân trí thấp kém, còn dân khí thấp hèn thì tại ai?
***
Trong hơn hai trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh, các Chúa Nguyễn giữ thế thủ với nhà Trịnh, họ vẫn tỏ vẻ tuân phục vua Lê vô quyền và còn sẵn sàng... nộp thuế: triều Nguyễn theo đuổi ưu tiên khác. Và không hề coi Bắc Kinh là Thiên triều, Trung Quốc là mẫu mực! Thương nhân, hải tặc hay cựu trào người Hoa mà xiêu tán vào Đàng Trong thì được đối xử bình đẳng. Nếu có tài thì được vận dụng thành sức mạnh kiến quốc, như khách trú, không là thái thú, quan thầy.
Với người Hoà Lan, Bồ Đào Nha hay Nhật Bản, hoặc dân Mã Lai, Xiêm La, Gia Va hay Giang Lưu Ba, v.v... người Đàng Trong cũng có thái độ hữu nghị, khi có lợi thì cùng khai thác. Trong thời tranh hùng đó, sử sách Đàng Ngoài dĩ nhiên không biết - hoặc không ghi lại sự thể cho đúng.
Nhưng khi Gia Long thống nhất đất nước từ năm 1802, ưu tiên của ông lại là củng cố đế nghiệp, và triều Nguyễn của ông tự coi như một nối tiếp chính thống của triều Lê, dưới ánh sáng của phương Bắc. Bộ Luật Gia Long là bản sao hắc ám của Luật nhà Thanh, tụt hậu rất xa so với bộ Luật Hồng Đức đã khá tiến bộ thời Lê Thánh Tông. Mà các sử thần triều Nguyễn cũng ít nhấn mạnh đến công trình dựng nước của Đàng Trong vì các Chúa khi đó không... đi vào chính quy nền nếp theo kiểu Trung Hoa.
Nói ra cho gọn, triều Nguyễn Sơ đã tự Hán hóa mạnh và không chỉ xóa sạch lịch sử "Ngụy Tây" của nhà Tây Sơn mà còn khép lại độ mở quốc tế của Đàng Trong. Nước Nam khi đó trở về hoàn cảnh của sinh vật di động trong không gian hai chiều Nam Bắc. Mà Thiên triều mới là Bắc đẩu.
Từ đó nước nhà lụn bại dần để không còn sức quật khởi khi các nước Tây phương trở lại.
Đến đời Tự Đức thì nước Nam thống nhất đã mất chủ quyền, rồi bị chia hai, chia ba.... Khi quân Pháp tấn công, triều đình phân vân bất định về hai lẽ chiến hòa, nếu có đởm lược lắm thì cũng chỉ nghĩ đến chuyện cầu viện phương Bắc. Mà nhà Đại Thanh từ sau thời Đạo Quang đã lụn bại dần chứ hết còn hùng khí như thời Khang Hy hay Càn Long.
Nước Nam cùng quẫn đến nỗi cầu cả giặc Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng, dư đảng của phong trào nổi loạn Thái bình Thiên quốc. Quyết định nhu nhược và nguy hiểm ấy khiến một võ quan triều Tự Đức là Ông Ích Khiêm phải than phiền – và cảnh báo:
Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Đến khi có giặc phải thuê Tàu!
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Đến bước chông gai thấy mặt đâu?
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu!
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.
Sau đấy, là ngày nay, dân ta không phải cạo đầu mà phải cúi đầu.
Chỉ vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam đã bị người Cộng sản hòa chung vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, không với mẫu mực Liên Xô thì với màu sắc Trung Quốc. Và y như trong thời Nguyễn Sơ, cũng lại cầu viện Trung Quốc trong cuộc chiến với Tây phương.
Tới khi Liên Xô tan rã, Việt Nam bị hút chặt vào một cực còn lại, là Trung Quốc. Bị lãnh đạo phế bỏ võ công, người dân không được quyền chống đỡ. Dù chỉ là biểu tình phản đối cũng chẳng được. Bị chế độ kiểm soát và làm thịt từng mảng, xứ sở trôi vào trật tự Trung Hoa, nhiều địa phương tự động hành xử như phiên trấn của phương Bắc.
Việt Nam trong thế kỷ 21 bị kéo về Việt Nam vào đầu thế kỷ 19, khi lãnh đạo chỉ nghĩ đến việc củng cố quyền lực chính trị trên đầu người dân, bất chấp nguy cơ ngoại xâm từ phương Bắc.
Một vòng chân trời rất khái quát ấy có thể giải thích vì sao không có Đống Đa: người ta biến Đống Đa thành đống rác của Tầu! Hãy nhìn hài kịch là cuốn phim về Lý Công Uẩn trong dịp kỷ niệm "Ngàn Năm Thăng Long" thì rõ.... Chính trị hôn ám đã làm suy đồi cả nền văn hoá cho nên có muốn gột rửa thì phải mất nhiều thế hệ.
Đầu năm mà nói về chuyện này thì chẳng ai vui, nhưng từ mấy năm qua, nhiều người về nhà ăn Tết đã ngạc nhiên đến tê tái khi thấy chẳng còn ai nhắc đến Đống Đa hay Nguyễn Huệ nữa.
Bao giờ thì việc ngày Tết thắp nhang trước đền thờ Quang Trung sẽ là cái tội?

Reader's Comment
1/27/201214:43:08
Guest
Bác Nghĩa, đầu năm ôn chuyện lịch sử nước mình, trận Đống Đa và tinh thần mở rộng của dân Đàng Trong là một việc rất có ý nghĩa tinh thần. Đất nước đang sa sút về mọi mặt, dân tình bơ vơ và phân tán như thuyền không lái. Tuy về hình thức nước VN có lái là NNCS nhưng họ chỉ lái đất nước quay vòng vòng chẳng biết đi đến đâu vì cái đích đến XHCN là vô định.

Năm nay báo trong nước (Tuổi Trẻ Online, và VNExpress) cũng có loan tin nhân dân đi trẩy hội Đống Đa. Tin chỉ vỏn vẹn vài chữ là dân đi lễ hội... rồi thì post lên vài tấm ảnh, kiểu như loan tin một festival commercial. Tuyệt đối không ai dám "chua" thêm chữ nào về tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử vô cùng vẻ vang của sự kiện Đống Đa. Tuyệt nhiên không ai dám nói động đến cụm từ "chống xâm lược phương Bắc, giành độc lập cho dân Việt". Bác nói đúng quá, "Việt Nam trong thế kỷ 21 bị kéo về Việt Nam vào đầu thế kỷ 19, khi lãnh đạo chỉ nghĩ đến việc củng cố quyền lực chính trị trên đầu người dân, bất chấp nguy cơ ngoại xâm từ phương Bắc."

Từ chuyện NNCS cả vú lấp miệng em, dùng kiểm soát báo chí để làm cho có tin này, chẳng đặng đừng phải đăng mấy mẩu tin quá sức khiêm nhường về ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa (VNexpress còn dấu kỹ tin này trong Tab Xã Hội, và xếp sau cả tin về Ân Nhân của Thủ Tướng Dũng Ăn Tết nữa kia), quá đủ để kết tội Đảng CS và NNCS đang bắt cả dân tộc phải cúi đầu.
1/29/201217:35:41
Guest
Trước 1955, các báo Xuân ở miền Bắc đều có hình Quang-Trung vá bài-vở tràn ngập chuyện Đống-Đa.
Tung Lê
1/28/201222:37:24
Guest
hu hu hu, xin cuu nuoc Viet
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thế giới vừa điên đảo vì Trump 2.0 lại phải lo đối phó với Trung Quốc 2.0. Trung Quốc 1.0 là công xưởng quốc tế dựa vào giá nhân công rẻ và giá trị gia tăng thấp để sản xuất các hàng hóa tiêu dùng trong dạng Bộ Ba Cũ: (1) quần áo, đồ chơi trẻ em…; (2) vật dụng trong nhà như bàn ghế, tivi, tủ lạnh…(3) đồ điện tử gồm điện thoại cầm tay, máy điện toán,…) Trung Quốc 1.0 kéo dài 25 năm bắt đầu từ lúc Đổi Mới thập niên 1990 cho đến giữa thập niên 2010...
Giữa lúc các cơ quan báo chí, các tập đoàn truyền thông lớn khác chọn “sự trung lập” và cố gắng “nương tay” với các chính trị gia và chính quyền, thì Stephen Colbert chọn sự trung thực, kiên định, xem tuyên ngôn “trung lập” theo lý thuyết báo chí là vở kịch hài không hợp thời cuộc. Ông châm biếm, chỉ trích không thương tiếc những quyết định vi hiến, những phát ngôn dối trá của chủ nhân Tòa Bạch Ốc.
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.