Hôm nay,  

Swift, Vũ Khí Hạt Nhân Trong Tài Chánh

2/26/202215:44:00(View: 2901)

z 1 07 tanks ukriane gsd js

Trong vài ngày qua, đòn trừng phạt tài chánh nặng nề nhất là SWIFT, được xem như một vũ khí hạt nhân trong lãnh vực tài chánh, đang được Hoa Kỳ cùng phe đồng minh bàn luận xem có thể áp dụng lên Nga hay không? Có lẽ đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm về SWIFT.

SWIFT là gì và vai trò cùng ảnh hưởng của nó ra sao?

SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications), tạm dịch là Cộng đồng Tài chánh Viễn Thông Liên Ngân Hàng Toàn Cầu ra đời năm 1973 tại Brussels, có tổng hành dinh tại Bỉ với khoảng 11 ngàn thành viên là ngân hàng cùng các tổ chức tài chánh thế giới.

SWIFT không phải là một cơ quan tài chánh hay ngân hàng trực tiếp giữ và luân chuyển tiền mà như tên gọi, là một hệ thống viễn thông sử dụng các tin nhắn được tiêu chuẩn hóa để cung cấp các lệnh trung gian trong việc giao dịch tài chánh thế giới. Nó được ví như một xương sống trong hệ thống tài chánh toàn cầu hiện đại và là một "mạng xã hội" của cộng đồng tài chánh không thể thiếu.

Trước khi SWIFT được thành lập và trở nên thông dụng trong thế giới tài chánh, việc thanh toán quốc tế được giao dịch qua hệ thống điện tín hay máy Fax truyền thống cho đến tận thập niên 80s, vừa thiếu an toàn và không bảo mật. Hiện nay, mỗi ngày SWIFT phát đi khoảng 42 triệu lệnh chuyển tiền, chi trả cho cá nhân hay các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân trên 200 quốc gia.

Được-mất trong việc trục xuất Nga khỏi SWIFT:

Khá nhiều ý kiến từ các chính khách cho đến giới chuyên gia tài chánh, truyền thông đang tranh luận xem liệu Hoa Kỳ và đồng minh có nên trục xuất Nga ra khỏi hệ thống giao dịch SWIFT như một biện pháp cấm vận và chế tài Nga trong cuộc xâm lấn Ukraine hiện nay hay không, bởi có những ảnh hưởng của biện pháp này.

Nga phụ thuộc khá nhiều vào SWIFT với khoảng hơn 300 ngân hàng và tập đoàn tài chánh hàng đầu sử dụng SWIFT, cũng như có người sử dụng cao hàng thứ nhì sau Mỹ khi hơn phân nửa các tổ chức tín dụng Nga sử dụng SWIFT. Trục xuất Nga khỏi SWIFT là cắt mạng "internet" về tài chánh, làm tê liệt các giao dịch, thanh toán của các tổ chức tài chánh của Nga với Châu Âu và thế giới, gây biến động và xáo trộn hệ thống tiền tệ và tài chánh của Nga.


Tuy nhiên không phải quốc gia đồng minh nào cũng sẵn sàng cho biện pháp này, kể cả Hoa Kỳ cũng chỉ xem nó như một đòn "vũ khí hạt nhân" đang còn cân nhắc, không chỉ lo ngại cho Hoa Kỳ mà vì chính những ảnh hưởng cho đồng minh tại Châu Âu.

Các quốc gia Châu Âu mua khí đốt, năng lượng và giao dịch làm ăn với Nga, nhất là Đức và Ý cần có những giao dịch tài chánh qua lại hai bên. Dù chiến tranh xảy ra, các hãng năng lượng của Nga vẫn đang cung cấp năng lượng, khí đốt cho Châu Âu, không thanh toán tiền được thì việc cung cấp này sẽ gián đoạn, tạo ra một khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu và ảnh hưởng dây chuyền đến kinh tế thế giới. Đó là lý do phương Tây đã hăm dọa trục xuất Nga khỏi SWIFT hồi 2004 sau vụ xâm lấn Crimea nhưng đã không thực hiện.

Các nghị quyết giữa các dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc Hội cũng không thống nhất biện pháp này. Dự luật của Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez thuộc đảng Dân Chủ tại Thượng Viện cùng các TNS Dân Chủ khác đề nghị cấm vận tài chánh có cả SWIFT nhưng dự luật của TNS Jim Risch phía Cộng Hòa lại không đụng đến SWIFT.

Thái độ của các dân biểu Hoa Kỳ trong vụ Nga tấn công Ukraine xem ra quyết liệt hơn so với phía Cộng Hòa không đồng nhất quan điểm về Nga, mất đi thái độ "diều hâu" vốn được xem là truyền thống của đảng Cộng Hòa. Dân biểu Marjorie Taylor Greene phía Cộng Hòa còn ra nghị quyết đòi cách chức Tổng Thống Biden vì "đã hăm dọa gây chiến với nước Nga hạt nhân". Cũng vậy, trong khi phía Cộng Hòa khá đoàn kết trong sự chỉ trích việc đối phó với Nga và các biện pháp bị xem là yếu đuối của Tổng Thống Joe Biden cùng chính phủ Hoa Kỳ nhưng theo thăm dò của AP-NORC cho thấy, chỉ có 22% cử tri Cộng Hòa cho biết Hoa Kỳ nên đóng vai trò lãnh đạo phương Tây trong cuộc xung đột này.

Việc trừng phạt Nga là điều không thể nào phủ nhận, tuy nhiên SWIFT hay không SWIFT vẫn là lựa chọn cân nhắc trên bàn cờ. Chiều tối ngày thứ Bảy cuối tuần, Bạch Ốc cùng một số đồng minh vừa tuyên bố trục xuất một số ngân hàng của Nga ra khỏi SWIFT, chưa phải lệnh chế tài toàn phần. 

 

Không phải biện pháp chế tài hay chiến dịch quân sự nào từ Hoa Kỳ cũng dễ dàng được Quốc Hội và người dân Mỹ đồng thuận trước cuộc xung đột Ukraine và Nga hiện nay. Đây là một bài toán khó khăn và nhiều thách thức cho chính phủ Tổng Thống Joe Biden.

Nhã Duy

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cõi này ngày càng bất an! Tình trạng hâm nóng toàn cầu đã dẫn tới nhiều thảm họa như bão lụt, hạn hán, mực nước biển dâng cao, dịch bệnh, mất mùa, đói khát lầm than. Chiến tranh thù hận ngày càng hung bạo đã làm cho hàng triệu người thương vong, nhà cửa ruộng vườn bị phá hoại. Các chế độ độc tài, quân phiệt, và nạn kỳ thị sắc tộc đã thẳng tay đàn áp dân lành. Tất cả những điều trên đã dẫn đến thảm trạng bỏ nước đi của hàng triệu người trên thế giới! Theo Population Division of the United Nations Department of Economic and Social Affairs (UNDESA), năm 2024 có tới 304 triệu di dân trên toàn cầu, là một con số tăng gần gấp đôi kể từ năm 1990, khi lúc đó có 154 triệu di dân trên thế giới. Đó là 3.7% tổng dân số địa cầu. Theo Cơ Quan Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, tính tới cuối năm 2024, có 43.7 triệu người tị nạn, gồm 6 triệu người tị nạn từ Palestine và 8 triệu người xin được nhận vào quy chế tị nạn trên toàn cầu.
Trong số người Việt, thế hệ thứ nhất có 29% học xong cử nhân hay cao hơn. Thế hệ sinh ra lớn lên tại Hoa Kỳ con số này là 59%. Như thế có thể lý giải là phụ huynh không có cơ hội học cao nhưng khuyến khích con theo đuổi đường học vấn cho tương lai.
Khi các chuyên gia quan ngại về mối quan hệ của giới trẻ với thông tin trực tuyến, họ thường cho rằng giới trẻ tuổi không hiểu biết về phương tiện truyền thông như những người lớn tuổi hơn. Nhưng công trình nghiên cứu dân tộc học do Jigsaw – cơ sở công nghệ của Google - thực hiện lại tiết lộ một thực tế phức tạp và tinh tế hơn: Thế hệ Z, thường được hiểu là những người sinh sau năm 1997 và trước năm 2012, đã phát triển các chiến lược khác biệt rõ rệt để đánh giá thông tin trực tuyến, những chiến lược sẽ khiến bất kỳ ai trên 30 tuổi trở nên bối rối. Họ không tiếp thu thông tin như những người lớn tuổi hơn bằng cách đầu tiên đọc tiêu đề và sau đó là nội dung.
Người Việt Nam không ai xa lạ với từ ‘Gulag’ - trại tù lao động khổ sai khét tiếng của Liên Bang Xô Viết. Ước tính trong khoảng hai thập niên từ 1930-1953, nơi đây giam giữ khoảng 4 triệu tù nhân; 1.5 triệu đã chết trong tù hay sau khi được thả một thời gian ngắn. Gulag từng được xem là địa ngục trần gian, là biểu tượng cho sự tàn bạo của nhà tù cộng sản. Trong những ngày cuối tháng 6, khi mà người dân Mỹ chuẩn bị pháo hoa đón mừng Lễ Độc Lập, cái tên Gulag được sử dụng khi nói đến một nhà tù mới được hình thành ở Florida. Nhà tù này có tên gọi là Alligator Alcatraz. Trong một bài viết được đăng trên trang mạng Amrican Community Media ngày 30/06/2025, nhà báo Laszlo Bartus đã cảnh báo rằng nó sẽ là nhà tù vô nhân đạo nhất thế giới.
Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.
Tháng 5 vừa qua, một chuyến bay từ Johannesburg, Nam Phi đã đáp xuống phi trường Quốc tế Dulles, Hoa Kỳ. Trên phi cơ là khoảng 50 công dân Nam Phi da trắng thuộc cộng đồng Afrikaner. Những người này cho biết sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng do xã hội ngày càng “kỳ thị người da trắng.” Cách mô tả tình hình Nam Phi như vậy ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các nhà bình luận cánh hữu có ảnh hưởng ở Mỹ như Tucker Carlson, Charlie Kirk, và Stephen Miller.
Hãy tưởng tượng bạn là một người thợ mỏ khai thác đồng tại Đông Nam Âu Châu vào năm 3,900 trước Công Nguyên. Mỗi ngày, bạn phải gồng mình kéo từng tảng quặng qua những đường hầm chật hẹp và ngột ngạt. Cuộc sống cứ thế trôi qua trong nỗi mỏi mệt rã rời và sự đơn điệu không hồi kết. Nhưng rồi một chiều nọ, điều kỳ lạ xảy ra: một anh bạn đồng nghiệp xuất hiện với một thứ trông thật lạ mắt, và anh ta thản nhiên kéo theo đống quặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể mình – chỉ trong một chuyến đi.
Làn sóng tranh luận dữ dội đang diễn ra xoay quanh câu hỏi: liệu những gì đang xảy ra tại Gaza kể từ tháng 10 năm 2023 có phải là hành vi diệt chủng hay không? Vấn đề này đã được đưa ra trước Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ), Nam Phi đệ đơn kiện Israel, cáo buộc quốc gia này đã phạm tội diệt chủng. Phiên tòa bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, nhưng đến nay ICJ vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.
Ngày 27/5 vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng lời chúc mừng sinh nhật gửi tới tù nhân Phạm Đoan Trang. Trước đó vài tuần, một tù nhân nổi tiếng khác là Trịnh Bá Phương đã bị khởi tố thêm tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" khi đang ở tù. Những dòng tin này nhắc nhở rằng tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, 50 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sáng thứ Bẩy ngày 24 tháng 5 vừa qua, trong buổi lễ tốt nghiệp tại vận động trường Michie của Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point, khi chuẩn tướng Rogelio Garcia, chỉ huy trưởng Học Viện, tuyên bố giải tán khóa 2025, hàng ngàn chiếc mũ képi trắng được các học viên của khóa tung lên trời. Tiếng reo hò tở mở từ các tân thiếu úy đang đứng dưới sân cỏ và thân nhân của họ trên khán đài tạo nên một quang cảnh với âm thanh vừa đẹp mắt, vừa tưng bừng, vừa cảm động.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.