Hôm nay,  

Những Điều Cần Biết Trong Khi Nhập Thất “Fasting”

26/05/200800:00:00(Xem: 12149)

Để mọi người an tâm trong khi Nhập Thất, chúng tôi cung cấp thêm một số những điều cần biết, những diễn tiến trong cơ thể trong thời gian chúng ta ngưng cung cấp thức ăn và thức uống cho cơ thể.

1/ Những biến cải hóa học và tổ chức trong cơ thể : Trong lúc Nhập Thất, không phải mô nào cũng bị phân tích theo tốc độ như nhau. Những mô quan trọng thì được bảo vệ rất cẩn thận cho đến phút cuối cùng, khi các mô kém quan trọng hơn không còn nữa.
Chất mỡ được phân tích trước tiên. Vì thế những người dư thừa mỡ sẽ xuống cân nhanh chóng. Còn tim, phổi, não, thần kinh là những cơ quan được bảo vệ thật chu đáo. Vì thế với thời gian ngắn từ 3 đến 7 ngày hay lâu hơn, các cơ quan trọng yếu của cơ thể không hề bị tổn thương, nghĩa là sinh mạng không bị đe dọa.

Về máu huyết thì có thể thay đổi cùng với sự giảm cân. Lượng và phẩm của máu luôn luôn tương ưng với cơ thể lại còn được đổi mới, trẻ hóa sau khi ăn uống trở lại. Bácsĩ Rabagliati chứng minh rằng trong thời gian Nhập Thất hồng huyết cầu chẳng những không giảm mà lại tăng thêm. Còn giáo sư Stengel viết : ”Trong lúc nhịn ăn máu vẫn giữ sự sung túc huyết cầu một cách không ngờ”. Trong buổi nói chuyện ở Chicago, bác sĩ Tilden tuyên bố : ”Nhiều trường hợp bần huyết kinh niên, sau khi nhịn ăn 1 tuần, số hồng huyết cầu tăng lên gấp đôi“.

Về da, sau lúc Nhập Thất, trở nên mịn màng hơn, hồng nhuận hơn, chứng tỏ có sự trẻ hóa. Các tì vết, bớt đen, nhăn đều biến mất, chứng tỏ một tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

Xương chẳng những không hề bị hao tổn mà còn bền chắc hơn. Jackson nói : ”Cũng như bộ xương, răng rất bền bỉ trong lúc nhịn ăn. Còn răng lung lay thì trở nên chắc lại”.
Thận không hề bị tổn hại do nhịn ăn ngắn ngày. Gan thì mất nước, glycogene và mỡ nên so với các cơ quan khác gan mất nhiều trong lượng trong lúc nhịn ăn hơn các cơ quan khác.

Còn phổi lại tỏ ra khỏe hơn, khang kiện hơn. Vì vậy người bị bệnh lao phổi, bệnh suyển kinh niên rất mau lành bệnh nhờ Nhập Thất.

Trong thời gian Nhập Thất, trái tim là cơ quan được nghỉ ngơi tốt nhứt vì không còn sự kích thích thường xuyên do ăn uống. Máu được lọc sạch hơn nên cung cấp cho tim các chất tinh túy và bổ dưỡng hơn. Nhờ đó mà người bệnh tim lành bệnh rất nhanh sau Kỳ Thất.

Tụy tạng (lá lách) là cơ quan tiết ra insulin, khi nó không làm việc nữa là nguồn gốc phát sinh ra bệnh tiểu đường, trong thời gian Nhập Thất bị mất nước nhiều nên có thể phục hồi để đảm nhận chức năng tiết ra chất insulin.

Dạ dày yếu thường mắc chứng khó tiêu sẽ trở lại hoạt động bình thường sau Kỳ Thất. Các bắp thịt, các hạch của dạ dày được cải tạo, sự nhạy cảm do bệnh hoạn mất đi. Dạ dày trở lại co thắt bình thường. Các chỗ lỡ loét tự lành, các viêm nhiễm trong dạ dày bị bài tiết, giúp cho dạ dày hoạt động bình thường, nên sẽ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.
Dĩ nhiên trong thời gian Nhập Thất, cơ thể có mất đi một số chất liệu, không thể bù trừ được bằng khí trời, nhưng do sự mất mát này mà cơ thể mới có cơ hội tái phối trí, lấy bớt chỗ này thừa đem bù sang chỗ kia thiếu, để bảo toàn các cơ quan trọng yếu. Chính tiến trình này giúp cho cơ thể xóa sạch các mầm móng sinh bệnh một cách hoàn toàn tư nhiên.

2/ Nội tiết và bài tiết : Trong lúc Nhập Thất các chức năng nội tiết ngưng nghỉ hoặc giảm đến mức tối thiểu. Nước bọt tiết ra ít. Có khi nước bọt trở nên hôi hám làm cho ta có cảm giác buồn nôn. Còn dịch vị tiết xuất ít và hơi chua. Trường hợp người bị bệnh tiết nhiều a-xít thì trong các ngày đầu của Kỳ Thất dạ dày vẫn đau, nhưng sẽ giảm dần rồi mất hẳn.

Mật tiết ra nhiều trong những ngày đầu để tẩy độc, sau đó lại ngưng xuất tiết. Sữa bị cạn trong lúc Nhập Thất. Mồ hôi thường hôi hám lúc đầu. Và các chứng bệnh xưng phổi kinh niên, suyển, sưng ruột già, viêm mũ, do sau khi Nhập Thất các chất nhớt mũ bị tẩy sạch, nên sẽ lành bệnh.

Các chất xuất tiết ở âm hộ, các loại bệnh bạch đái, khí hư, v.v... ở đàn bà được ngưng lại và phân tiết sẽ bình thường trở lại. Các mùi hôi thúi từ cửa mình hoặc từ tử cung do bệnh tật tạo ra cũng chấm dứt.

Trong thời gian đầu Nhập Thất, nước tiểu sẫm màu, chứa nhiều a-xít, u-rê, phốt phát, mùi khai và hăng, nhưng dần dần trong lại và ít hôi hơn. Mùi hôi của nước tiểu do khả năng bài tiết được cải thiện tạo ra. Ruột non và ruột già có điều kiện cải thiện các cơ cấu hư hỏng nên bệnh trỉ, sưng ruột non, ruột già, bệnh thương hàn, v.v... đều dần dần biến mất.

Có trường hợp không đi cầu. Ta nên cứ tự nhiên cho ruột làm việc không nên súc ruột hoặc uống thuốc xổ để tống xuất một cách giả tạo các chất cặn bã, làm suy yếu cơ thể, đưa đến cảm giác mệt mõi, suy nhược, v.v...

  3/ Sự phục hồi các cơ quan : Nhờ được nghỉ ngơi, các vết thương, các ung nhọt kinh niên lành rất mau. Thompson và Mendel nhận thấy rằng sau giai đoạn ngừng nghỉ do không cung cấp ẩm thực, cơ thể lại tái tăng gia phát triển mạnh khi ăn uống trở lại. Nên sau thời gian Nhập Thất, nếu ăn uống như cũ hay ăn nhiều hơn thì cơ thể sẽ tăng trọng trở lại bằng hay cao hơn, và các loại bệnh do tăng trọng dễ trở lại.

Điều cần nói là nhờ cơ thể được tái cấu trúc, tế bào được tái tạo nên sau khi ăn uống trở lại cơ thể sẽ trẻ hóa, da dẻ mịn màng hơn, mắt trong sáng hơn, nghị lực tăng cường nhiều hơn. Vì vậy nếu thường xuyên Nhập Thất thì cơ thể sẽ cải thiện, trẻ hóa tế bào…

4/ Sự cải thiện tinh thần và các giác quan : Sau  nhiều lần Nhập Thất, khả năng tinh thần và giác quan đều được cải thiện đặc biệt.

Về năng lực tinh thần khả năng suy luận, trí nhớ, trí thông minh đều phát triển tốt hơn. Cảm quan, trực giác đều gia tăng. Nhờ Nhập Thất nhiều lần, chúng tôi đã tự học ngành ngọc học một cách dễ dàng và đã giảng dạy môn học này rất lâu, viết khá nhiều sách về ngọc học.

Lavanzin nói : ”Trong thời gian nhịn ăn, sức mạnh thể chất không mất mà năng lực tinh thần lại tăng một cách phi thường. Trí nhớ phát triển lạ lùng, trí tưởng tượng phong phú tối đa. Ngay cả trường hợp bệnh điên, bệnh tâm thần cũng chữa lành nhờ Nhập Thất”.

5/ Sự tăng giảm cân lượng :  Người mập sụt cân nhanh hơn người gầy và càng hoạt động nhiều càng sụt cân nhanh. Nhưng thời gian Nhập Thất càng dài thì sự sụt cân càng chậm lại.

6/ Vấn đề sinh lý và sinh sản :  Vấn đề thường được một số người băn khoăn là sinh lý va sinh sản ảnh hưởng thế nào trong và sau các Kỳ Thất " Nói cách khác là nếu Nhập Thất nhiều lần thì khả năng sinh lý hay vấn đề sinh con cái có bị suy giảm hay không " - Xin trả lời ngay là khả năng sinh lý chỉ có sự ngừng nghỉ tạm một thời gian ngắn ban đầu. Sau đó, do năng lượng trở lại tốt hơn, khả năng sinh lý tăng cường rõ rệt. Sự ngừng nghỉ các cơ quan trong thời gian Nhập Thất lại được sự vận khí tăng cường và kích thích, khai mở huyệt đạo vùng tiểu chu thiên làm cho khả năng tình dục tăng thêm, chứ không hề bị yếu đi.

7/ Một vài biến chứng cần biết : Người ta lo ngại rằng nhịp tim và huyết áp có thể thay đổi bất lợi cho sức khỏe trong lúc Nhập Thất. Thực tế, huyết áp và tim mạch thường có sự thay đổi trong lúc mới bắt đầu. Nhưng dần dần sẽ bình thường trở lại và khang kiện hơn. Nếu thấy nhịp tim tăng giảm bất thường thì đó chỉ là sự điều chỉnh, sữa chữa, bồi bổ chỉ có lợi cho sức khỏe mà thôi. Còn huyết áp thì thường giảm, chứ ít khi tăng lên. Nếu có tạm thời tăng lên đôi chút lúc đầu thì đó cũng là sự điều chỉnh cần thiết có lợi, không có gì phải lo sợ.

Ngoài nhịp tim và huyết áp, vấn đề thèm ăn, thèm uống cần được hiểu rõ để khỏi thắc mắc. Đại đa số những người đã Nhập Thất có sự hướng dẫn, được vận khí đầy đủ thì sự thèm ăn thèm uống rất ít xảy ra. Tuy nhiên, một vài trường hợp đặc biệt cũng được ghi nhận như sau : Có người thèm ăn thèm uống ngay ngày đầu. Đây là trường hợp người Nhập Thất có thói quen ăn uống nhiều, ăn nhiều thịt và hay uống rượu. Với một số người sự thèm ăn, thèm uống chỉ xảy ra ở ngày thứ hai hoặc thứ ba. Đây là trường hợp người Nhập Thất đã quen ăn thanh đạm hoặc ăn chay.

Các triệụ chứng này chỉ nói lên sự thay đổi về thói quen, chớ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Riêng việc thèm nước thì cần được lưu tâm. Với những người mà cơ thể quá ốm yếu, các tế bào đang thiếu nước thì việc nhịn nước cần phải được uyển chuyển, khác với trường hợp những người có thể chất bình thường hoặc người có thừa nước, người mập phì.

   Một điều cần lưu tâm nữa là : có sự đói thật và đói giả. Đói giả là cảm giác do thói quen có tính tâm lý. Còn đói thật là do cơ thể đã thật sự cần thức ăn thức uống. Chúng ta chỉ ăn uống khi nào đói khát thật vì nếu để chậm trễ thì sức khỏe và sinh mạng sẽ bị tổn thương. Bác sĩ Claunch nói rằng : ”Khi người ta đói khát mà cảm thấy thoải mái, khoan khoái. Đó là đói khát thật. Còn khi đói khát mà cảm thấy khó chịu, bị dày vò thì đó là sự thèm ăn thèm uống giã tạo”.

Dù, ở mặt biểu hiện, bệnh có nhiều loại khác nhau, nhưng tiến trình từ tình trạng khỏe mạnh đến tình trạng bệnh hoạn chỉ có một. Nên tiến trình chữa bệnh, để trở lại tình trạng khỏe mạnh, cũng chỉ có một mà thôi.

Nhập Thất theo Pháp môn Tiên Thiên Khí Công là phương cách hữu hiệu để thực hiện tiến trình chữa bệnh này.

    Cần tìm hiểu sâu về cách tự chữa trị các bịnh nan y như : tiểu đường, cao mỡ, cao máu, mất ngủ, viêm gan…Quý vị vào Website của Hội: www.ttkc.orghay www.tienthienkhicong.org, order trực tiếp các sách Việt và Anh cùng DVD thực hành phương pháp Tiên Thiên Khí Công, DVD thuyết trình về bịnh nan y, DVD thuyết trình về cách sống thiên đàng tại thế gian.. tham khảo thêm tài liệu của Thái Khắc Lễ: “Tuyệt Thực Đi Về Đâu”. Điện thoại liên lạc trực tiếp Nguyễn Định : (714) 725-1522.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Do đó, chỉ khi nào người dân được quyền trực tiếp chọn Lãnh đạo qua bầu cử tự do, công bằng và dân chủ thì khi ấy những kẻ bất tài, có thành tích xấu, hay chỉ biết thu vét cho đầy túi tham, lợi ích nhóm hay làm tay sai cho Ngoại bang mới bị loại khỏi đội ngũ cầm quyền. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục chọn người theo thông lệ “đảng cử dân bầu” hay “đảng chọn, cán bộ bỏ phiếu” thì có trăm năm, nhân dân Việt Nam vẫn chưa tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình.Các con cần phải học, học và học… Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất tự do.
Thây xác trưng ra đó / Còn chưa đủ thối inh? / Mua chi thêm bầy ngựa / Cứt vung cả Ba Đình! - Trần Bang
Tôi sinh ra trong một cái xóm rất nghèo, và (tất nhiên) rất đông trẻ nhỏ. Cùng lứa với tôi, có cả tá nhi đồng mà tên gọi đều bắt đầu bằng chữ út: Út lé, Út lác, Út lồi, Út lùn, Út hô, Út còi, Út ghẻ, Út mập, Út sún, Út sứt, Út méo, Út hô, Út đen, Út ruồi, Út xẹo, Út trọc … Cứ theo cách thấy mặt đặt tên như vậy, người ta có thể nhận dạng và biết được thứ tự của đứa bé trong gia đình mà khỏi phải giới thiệu (lôi thôi) kiểu cách, theo kiểu Âu Tây: – Còn đây là thằng út, nó tên là Út rỗ. Vùa lọt lòng thì cháu rơi ngay vào một cái … thùng đinh! Riêng trường hợp của tôi thì hơi (bị) khác. Tôi tên Út khùng. Lý do: khi mới chập chững biết đi, tôi té giếng. Khi tìm ra con, nắm tóc kéo lên, thấy thằng nhỏ mặt mày tím ngắt, chân tay xụi lơ, bụng chương xình, má tôi chỉ kêu lên được một tiếng “rồi” và lăn ra bất tỉnh.
Chúng ta thấy gì qua những cuộc biểu tình và bạo lực tiếp theo sau cái chết của người thanh niên da đen George Floyd bị người cảnh sát da trắng Derek Chavin dùng đầu gối đè cổ nghẹt thở chiều ngày 25-5-2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota? Hàng trăm cánh sát dã chiến với trang bị tác chiến và măt nạ chống khói độc đối đầu với hàng ngàn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và đòi được sống bình đẳng với người Mỹ da trắng. Đó là cuộc đấu tranh chính đáng chống lại áp bức, chống lại bất công của một xã hội đa chủng đa văn hóa như nước Mỹ.
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
Ôi, tưởng gì chớ tật xấu của đàn ông (nói chung) và đàn ông Việt Nam (nói riêng) thì e đám đàn bà phải càm ràm cho tới… chết – hay ngược lại. Không mắc mớ gì mà tôi lại xía vô mấy chuyện lằng nhằng (và bà rằn) cỡ đó. Nhưng riêng hai chữ “cái làn” trong câu nói (“Lắm đấng ông chồng vui vẻ xách làn đi chợ…”) của Phạm Thị Hoài thì khiến tôi bần thần, cả buổi! Năm 1954, cái làn (cùng nhiều cái khác: cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa…) đã theo chân mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam. Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Hoa phượng được Nhất Tuấn gọi là hoa học trò vì thuở đó hầu như ngôi trường nào cũng trồng cây phượng trong sân trường. Khi phượng đơm hoa báo hiệu cho mùa Hè cũng là thời điểm chia tay sau niên học. Để lưu niệm, nữ sinh đóng tập Lưu Bút giấy pelure xen kẽ các sắc màu, trông thật nhã, ghi cảm nghĩ cho nhau… Ở lớp Đệ Tứ, không còn học chung nhau vì lên lớp Đệ Tam theo ban A, B, C và lớp Đệ Nhất là thời điểm chia tay vĩnh viễn, tập Lưu Bút dày hơn, chia sẻ, tâm tình… của tuổi học trò. Hầu như nam sinh không có Lưu Bút, chỉ được xía phần, dù có tinh nghịch nhưng phải viết đứng đắn, lịch sự.
Trong chị Thanh chỉ có một tấm lòng, chứ tuyệt nhiên không có “những bức tường lòng” phân cách Bắc/Trung/Nam – như rất nhiều người Việt khác. Tình cảm của chị tinh khiết, trong veo, và tươi mát tựa như dòng nước của một con suối nhỏ – róc rách, len lách – khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu. Bởi thế, dù không biết chính xác chị được chôn cất nơi nao tôi vẫn tin rằng ở bất cứ đâu thì đất nước này cũng đều hân hoan ấp ủ hình hài của người thơ đa cảm, tài hoa, và chuân truyên nhất của dân tộc. Vĩnh biệt Nguyễn Thị Hoài Thanh. Em mong chị mãi mãi được an nghỉ trong an lành và thanh thản!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.