Hôm nay,  

Cha Lý Bị Bịt Miệng, Nhưng CSVN Không Bịt Miệng Được Toàn Dân

07/04/200700:00:00(Xem: 16026)

Việt Nam: 30-3 Có Khác 30-4" Cha Lý Bị Bịt Miệng, Nhưng CSVN Không Bịt Miệng Được Toàn Dân

Hoa Thịnh Đốn.- Tấm hình Công an Nguyễn Minh Tân bịt  miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án bày hàng  ở Huế hôm 30-3 (2007) đã nhắc cho mọi người Việt Nam nhớ đến ngày 30-4-1975 để  tưởng niệm 22 năm tòan dân mất tự do ngôn luận.

Cha Lý bị bịt miệng khi  ông  hô to: “Việt Nam áp dụng luật rừng.  Đả đảo đảng cộng sản” để chống lại bản án  8 năm tù về “tội”  “ tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam.”

Hành động của chính phủ  Việt Nam ngăn cấm cha Lý  phát biểu trước tòa án, không cho các bị cáo phản biện và không có luật sự bào chữa  đã chà đạp lên  Hiến pháp và tất cả các Luật hình sự của  một Nhà nước vẫn tự cho mình  có “pháp quyền”.

Nó  cũng đã  bôi nhọ văn minh dân tộc và làm nhục tổ tiên và các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh chỉ mong cho con cháu không còn bị kìm kẹp, mất tự do như dưới các chế độ phong kiến, thực dân.

Báo chí trong nước, do đảng kiểm soát, không dám in tấm hình Cha Lý bị bịt miệng nhưng nó đã được truyền đi khắp thế giới để nói lên sự tồi tệ và độc tài của chế độ.

Lịch sử hơn 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, vì vậy, đã bị thóa mạ  bởi hành động “bịt miệng” của chế độ công an trị trước công lý và dư luận văn minh trên thế giới.

Đối với nhân dân các nước yêu chuộng  tự do thì  tấm hình  “bịt miệng” gía trị hơn vạn  lời nói  đã giúp họ nhìn thấy tận mắt chiếc  mặt nạ dân chủ gỉa tạo của chế độ đã bị  Công an Nguyễn Minh Tân lột ra.

Việc Cha Lý bị bắt đi tù không xa lạ gì với Giáo hội Công giáo và người Việt Nam từ trong ra ngoài nước kể từ năm 1977 khi ông chống lại các chính sách bất công, đàn áp tôn giáo  và chiếm đất của giáo hội.

Lần này ông bị bắt giam và phạt tù vì  đã công khai vận  động dân chủ, chống chế độ độc đảng và là một trong những nhà đấu tranh hàng đầu của Việt Nam đòi đảng  CSVN tôn trọng tự do và nhân quyền.

Nhưng trái với các phiên tòa đàn áp dân chủ trước đây, phiên tòa xử Cha Lý và các đồng chí của ông là các  ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, các cô Lê thị Lệ Hằng và  Hoàng thị Anh Đào đã phản ảnh rõ nét nhất tình trạng không có dân chủ và tự do ở trong nước.

Tấm hình  Cha Lý bị “bịt miệng” cấm nói  đã công khai hết tình cảnh của nhân dân ở  hai miền đất nước Nam-Bắc  bị chế độ đàn áp từ 1975 đến bây giờ.  Nhưng Cha Lý không phải là nạn nhân đầu tiên hay duy nhất mà trước ông, một nửa phần  dân tộc của ông ở miền Bắc đã bị đảng  CSVN hành hạ như thế từ năm 1953 !

Sự xấu xa của tấm hình cũng đã xóa tan tất cả những huyền thoại  tự tô son điểm phấn của chế độ trong tuyên truyền là một nhà nước có  thượng tôn luật pháp, có  dân chủ, tự do, và các quyền căn bản của người dân, kể cả tự do ngôn luận, được bảo đảm.

Nó còn nói cho thế giới thấy rõ những hành động  như công tác chuẩn bị cho Cuộc “đảng cử dân bầu” Quốc hội XII  vào ngày 20-5 (2007) tới đây cũng chỉ là một trò dân chủ  gỉa mạo  không đánh lừa được ai, kể cả một số người hớn hở tự ứng cử rồi lại  mau chóng “phấn khởi” rút lui vì những lý do rất hào phóng như trường hợp Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ.

Ông Võ  nói: “ Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2007, tôi được đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương trao đổi qua điện thoại là tôi vẫn đang thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý và Ban Bí thư có ý kiến là không phân công tôi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Là đảng viên, tôi chấp hành sự phân công của tổ chức”.

Như thế thì tự do của dân hay của đảng "

Ngay đến Công tác chống tham nhũng cũng đã  biến thành trò múa rối trước hình ảnh Cha Lý bị “bịt miệng”

THAM NHŨNG “BỊT MIỆNG”

Công tác này đã được quy định trong Nghị quyết Trung ương 3-Khoá X ngày 29-7-2006, sau khi có  Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005 nhưng xem ra cũng chỉ như “nước đổ đầu vịt”.

Nghị quyết  Trung ương 3 viết: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”

 “Nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí là:

- Cơ chế, Chính Sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

- Tổ chức và hoạt Đảng của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán.

-Nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trang, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạt nhũng chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa và dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị.

- Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, công chức nói riêng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bô, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đại đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong nhĩmg năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”

 Gần một năm sau, ngày 31-3 (2007), Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng phúc trình trước Quốc hội: “Tôi vẫn nghiêm túc kiểm điểm với Quốc hội là tiến độ điều tra còn chậm. Thời gian tới, các vụ án này sẽ được xét xử công khai, đúng pháp luật. Tuy nhiên, các cơ quan không thể xét xử theo dư luận, không thể đòi hỏi cơ quan xét xử như báo chí nêu. Báo chí nêu nhiều vấn đề tốt, đúng, nhưng cũng có nhiều cái không đúng".

Theo Dũng , Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra việc phòng chống tham nhũng, nhưng  Ban chỉ đạo cũng không phải là phép màu để chống tham nhũng.

Dũng bảo: “Chừng nào cấp ủy, người đứng đầu đơn vị chưa vào cuộc thì không thể thành công…Chúng tôi được nhà nước giao nhiệm vụ, Thủ tướng làm trưởng ban, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng làm Phó ban. Chống tham nhũng là khó khăn thậm chí phải chấp nhận những điều khó lường, nhưng trước đòi hỏi bức xúc của nhân dân, chúng tôi sẽ cố gắng làm hết mình. Chúng tôi không thấy đơn độc, chúng tôi có lòng tin là sẽ từng bước ngăn chặn đẩy lùi quan liêu, tham nhũng".

Theo Báo cáo của Ban Thường vụ Quốc hội thì số vụ án tham nhũng được khởi tố, điều tra, xét xử trong năm 2006 tăng hơn so với năm trước, nhưng  “số lượng các vụ sai phạm được phát hiện với giá trị tài sản lãng phí, thất thoát là rất lớn, việc thu hồi về cho ngân sách lại rất nhỏ. Việc xử lý các cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chưa nghiêm, phần lớn chỉ kỷ luật, thiếu tác dụng răn đe, phòng ngừa. "Đặc biệt còn để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm trong việc xem xét, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực"

 “Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, nhưng đến nay, theo báo cáo của Chính phủ còn 12 tỉnh thành và 3 bộ chưa ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật theo chỉ đạo của Thủ tướng; 22 tỉnh thành, 2 bộ không có báo cáo kết quả thực hiện.”

Thắc mắc về Báo cáo của Chính phủ nêu: “Cấp uỷ, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…”. Đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông)  hỏi: “Liệu có đúng là những  nơi  này “chưa thực sự coi trọng” hay không làm và không dám làm"”

ĐB Nguyến Đình Lộc (TP.Hồ Chí Minh) đồng tình chỗ này với ông Long: “Tại sao lại một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực- trong khi cả nước ra sức đấu tranh đẩy lùi, coi như công việc trọng tâm"”.

Đại biểu (ĐB) Trần Thanh Khiêm (Cà Mau) nhận xét: “Nhưng xét tổng thể thì tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình trạng này vẫn diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri. Nguyên nhân bao trùm vẫn là việc thực thi, biểu hiện là chương trình hành động của một số bộ ngành, địa phương chưa sát thực tiễn hoặc chưa gửi…cần đánh giá và kiểm điểm lại chuyện này.”

ĐB Trần Huy Hanh (Vĩnh Phúc) nói: “Dư luận rất quan tâm đến những vụ án điểm kéo dài, tất nhiên là cần thận trọng theo đúng pháp luật nhưng thời gian kéo quá dài, có biểu hiện nể nang né tránh. ”

ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) nhìn nhận: “Tham nhũng càng chống lại càng tăng, lan rộng ra nhiều lĩnh vực, có những lĩnh vực không thể hình dung ra.”

Ông Kiệt đề nghị: “QH xem xét lại nguyên nhân chứ không chỉ tập trung mạnh vào công tác “chống”. “Có phải cơ chế đã tạo cơ hội cho tham nhũng" Nếu cơ chế càng lỏng thì càng chống tham nhũng càng lan rộng”. Ông Kiệt tiếp tục đề cập đến việc xử lý án chưa nghiêm, chưa kịp thời. Nhiều vụ lớn chưa xử được nên không có tính răn đe. Cần xem xét lại đội ngũ cán bộ, bởi đã có những dấu hiệu xuống cấp.” (VietnamNet, 30-3-2007)

Báo chí trong nước còn đưa tin Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết: “Hiện nay, mặc dù đã có quy định trách nhiệm người đứng đầu nhưng thực tế hiếm có người đứng đầu nào bị xử lý xử lý cách chức, khiển trách vì thiếu trách nhiệm.”

Như thế thì tham nhũng đã “bịt miệng” cán bộ hay cán bộ tự “bịt miệng” để cho đảng không bị xấu hổ như Công an đã “bịt miệng” Cha Lý"

(4/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các định kiến tai hại đối với các phụ nữ Á Châu trong văn hóa đại chúng của Mỹ đã có từ ít nhất thế kỷ thứ 19. Từ đó, các nhà truyền giáo và binh sĩ Mỹ tại Á Châu đã xem phụ nữ mà họ gặp đó như là ngoại lai và dễ tùng phục. Các định kiến này đã ảnh hưởng luật di trú đầu tiên của Hoa Kỳ dựa vào chủng tộc, Đạo Luật 1875 Page Act, ngăn cản các phụ nữ Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Giả thuyết chính thức là rằng, ngoại trừ được chứng minh ngược lại, các phụ nữ TQ tìm cách vào Hoa Kỳ đã thiếu tư cách đạo đức và là những gái mại dâm. Trên thực tế, nhiều người là vợ tìm cách đoàn tụ với những ông chồng là những người đã đến Hoa Kỳ trước đó. Khoảng cùng thời gian đó, các phụ nữ TQ tại San Francisco cũng bị làm dê tế thần bởi các viên chức y tế địa phương là những người sợ rằng họ sẽ lây truyền các bịnh lây lan qua đường tình dục cho các đàn ông da trắng, là những người sau đó sẽ lây lan cho các bà vợ của họ. Vào giữa thế kỷ 20, các căn cứ chiến tranh và quân sự của Hoa Kỳ tại TQ, Nhật, Phi Luật Tân,
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc … quả đúng là những kẻ thuộc giới ăn trên ngồi trốc. Họ là những hạt giống đỏ được gieo trồng từ miền Bắc, và đã ươm mầm thành cây. Loại cây này, học giả Phan Khôi gọi một cách lịch sự là cây Cộng Sản. Còn dân gian thì gọi là cây cứt lợn!
Nếu đảng đủ can đảm và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đủ bản lĩnh của một Lãnh đạo gương mẫu trong công tác phòng, chống tham nhũng thì hãy công khai cho dân biết Tổ chức Thanh niên của đảng đã làm được những gì cho dân cho nước trong 90 năm qua. Hay ngót 7 triệu Đoàn viên TNCS chẳng làm được trò trống gì, ngoải vai trò tay sai đã tuyệt đối trung thành với đảng và với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh?
Adam Smith và Karl Marx cùng được gọi chung là kinh tế cổ điển (classical economy) tức là lao động (labour) tạo ra giá trị (value.) Khác ở chổ Smith quan niệm thị trường tự do giúp mọi người hưởng thụ giá trị lao động còn Karl Marx lên án giá trị lao động của công nhân bị tư bản bóc lột. Vào đầu thế kỷ thứ 20 xuất hiện một cách nhìn mới là giá trị (value) do nơi tiện ích (utility) thay vì từ lao động (labour). Thí dụ một người đang khát uống ly nước đầu thì thật ngon, ly thứ nhì vừa vừa còn ly thứ ba đầy bụng nuốt không vô, tức là giá trị của mỗi ly nước giảm khi nhu cầu tiện ích hạ thấp. Quan điểm này gọi là Giá Trị Biên Tế hay Marginal Value.
Cùng với tác phẩm của Dương Thu Hương-"Những Thiên Đường Mù", Trần Mạnh Hão-"Ly Thân", Bảo Ninh-"Nỗi buồn Chiến tranh", Phạm Thị Hoài-"Thiên sứ", "Tướng về hưu"của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên dòng văn học phản kháng.
Và cũng có thể biết thêm rằng, nếu tổng thống Franklin Roosevelt từng ngồi xe lăn để lãnh đạo nước Mỹ suốt 12 năm và bảo vệ thế giới tự do, mang lại chiến thắng cho phe đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến thì thể chất của tổng thống Joe Biden không phải là điều để người ta bàn luận nhiều như vậy.
Người thanh niên da trắng vội vã bước ra khỏi tiệm massage thì chạm mặt Elcias đang đi tới. Ngó anh, hắn chẳng nói lời nào, chĩa thẳng khẩu súng nổ ba hay bốn phát đạn, không biết đang còn cầm trên tay hay vừa móc ra. Elcias thấy chẳng còn điều khiển được cơ thể, mơ màng, như muốn bay lên cao tựa cái bong bóng rực rỡ màu sắc mà mẹ anh đã treo trong ngày sinh nhật đầu tiên và duy nhất mà anh từng có khi tròn mười tuổi. Rồi anh cảm thấy như vợ con anh đang nắm tay mình kéo lại, không để anh bay lên.
«Giấc mơ Tàu» là điều có thật và đang từng bước được thực hiện, ở từng quốc gia, mà mục tiêu sau cùng là thống trị thế giới. Đem mô hình Tàu áp dụng lên toàn cầu. Dân chủ, tự do, nhơn quyền rập khuôn theo văn hóa chánh trị Tàu. Đây là thực tế nên cái ngày mai này không còn xa nữa.
Vào ngày 16 tháng 3, 2021, tám người Mỹ đã bị bắn chết tại Atlanta, sáu người trong số đó là người gốc Châu Á. PIVOT đón nhận tin này với sự kinh hãi và tiếc nuối tột độ. Chúng tôi chia sẻ nỗi đau thương của các gia đình nạn nhân và sát cánh với họ trong nỗ lực truy tìm công lý và ngăn cản các tội phạm thù hận trong tương lai.
Chủ Nhật 14-3-2021, chương trình Thỉnh Vấn Cuối Tuần do Liên Phật Hội tổ chức tiếp tục chủ đề Trò Chuyện Với Tuổi Trẻ về đời sống tinh thần, tâm linh nói chung có điểm nhấn là tuổi trẻ Việt Nam hướng Phật trong xã hội phương Tây. Đặc biệt là đề tài cập nhật với thế hệ mới nhất: Thế hệ Covid – GEN C như đã trình bày khái quát ở trên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.