Hôm nay,  

Cha Lý Bị Bịt Miệng, Nhưng CSVN Không Bịt Miệng Được Toàn Dân

07/04/200700:00:00(Xem: 16083)

Việt Nam: 30-3 Có Khác 30-4" Cha Lý Bị Bịt Miệng, Nhưng CSVN Không Bịt Miệng Được Toàn Dân

Hoa Thịnh Đốn.- Tấm hình Công an Nguyễn Minh Tân bịt  miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án bày hàng  ở Huế hôm 30-3 (2007) đã nhắc cho mọi người Việt Nam nhớ đến ngày 30-4-1975 để  tưởng niệm 22 năm tòan dân mất tự do ngôn luận.

Cha Lý bị bịt miệng khi  ông  hô to: “Việt Nam áp dụng luật rừng.  Đả đảo đảng cộng sản” để chống lại bản án  8 năm tù về “tội”  “ tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam.”

Hành động của chính phủ  Việt Nam ngăn cấm cha Lý  phát biểu trước tòa án, không cho các bị cáo phản biện và không có luật sự bào chữa  đã chà đạp lên  Hiến pháp và tất cả các Luật hình sự của  một Nhà nước vẫn tự cho mình  có “pháp quyền”.

Nó  cũng đã  bôi nhọ văn minh dân tộc và làm nhục tổ tiên và các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh chỉ mong cho con cháu không còn bị kìm kẹp, mất tự do như dưới các chế độ phong kiến, thực dân.

Báo chí trong nước, do đảng kiểm soát, không dám in tấm hình Cha Lý bị bịt miệng nhưng nó đã được truyền đi khắp thế giới để nói lên sự tồi tệ và độc tài của chế độ.

Lịch sử hơn 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, vì vậy, đã bị thóa mạ  bởi hành động “bịt miệng” của chế độ công an trị trước công lý và dư luận văn minh trên thế giới.

Đối với nhân dân các nước yêu chuộng  tự do thì  tấm hình  “bịt miệng” gía trị hơn vạn  lời nói  đã giúp họ nhìn thấy tận mắt chiếc  mặt nạ dân chủ gỉa tạo của chế độ đã bị  Công an Nguyễn Minh Tân lột ra.

Việc Cha Lý bị bắt đi tù không xa lạ gì với Giáo hội Công giáo và người Việt Nam từ trong ra ngoài nước kể từ năm 1977 khi ông chống lại các chính sách bất công, đàn áp tôn giáo  và chiếm đất của giáo hội.

Lần này ông bị bắt giam và phạt tù vì  đã công khai vận  động dân chủ, chống chế độ độc đảng và là một trong những nhà đấu tranh hàng đầu của Việt Nam đòi đảng  CSVN tôn trọng tự do và nhân quyền.

Nhưng trái với các phiên tòa đàn áp dân chủ trước đây, phiên tòa xử Cha Lý và các đồng chí của ông là các  ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, các cô Lê thị Lệ Hằng và  Hoàng thị Anh Đào đã phản ảnh rõ nét nhất tình trạng không có dân chủ và tự do ở trong nước.

Tấm hình  Cha Lý bị “bịt miệng” cấm nói  đã công khai hết tình cảnh của nhân dân ở  hai miền đất nước Nam-Bắc  bị chế độ đàn áp từ 1975 đến bây giờ.  Nhưng Cha Lý không phải là nạn nhân đầu tiên hay duy nhất mà trước ông, một nửa phần  dân tộc của ông ở miền Bắc đã bị đảng  CSVN hành hạ như thế từ năm 1953 !

Sự xấu xa của tấm hình cũng đã xóa tan tất cả những huyền thoại  tự tô son điểm phấn của chế độ trong tuyên truyền là một nhà nước có  thượng tôn luật pháp, có  dân chủ, tự do, và các quyền căn bản của người dân, kể cả tự do ngôn luận, được bảo đảm.

Nó còn nói cho thế giới thấy rõ những hành động  như công tác chuẩn bị cho Cuộc “đảng cử dân bầu” Quốc hội XII  vào ngày 20-5 (2007) tới đây cũng chỉ là một trò dân chủ  gỉa mạo  không đánh lừa được ai, kể cả một số người hớn hở tự ứng cử rồi lại  mau chóng “phấn khởi” rút lui vì những lý do rất hào phóng như trường hợp Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ.

Ông Võ  nói: “ Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2007, tôi được đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương trao đổi qua điện thoại là tôi vẫn đang thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý và Ban Bí thư có ý kiến là không phân công tôi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Là đảng viên, tôi chấp hành sự phân công của tổ chức”.

Như thế thì tự do của dân hay của đảng "

Ngay đến Công tác chống tham nhũng cũng đã  biến thành trò múa rối trước hình ảnh Cha Lý bị “bịt miệng”

THAM NHŨNG “BỊT MIỆNG”

Công tác này đã được quy định trong Nghị quyết Trung ương 3-Khoá X ngày 29-7-2006, sau khi có  Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005 nhưng xem ra cũng chỉ như “nước đổ đầu vịt”.

Nghị quyết  Trung ương 3 viết: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”

 “Nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí là:

- Cơ chế, Chính Sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

- Tổ chức và hoạt Đảng của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán.

-Nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trang, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạt nhũng chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa và dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị.

- Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, công chức nói riêng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bô, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đại đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong nhĩmg năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”

 Gần một năm sau, ngày 31-3 (2007), Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng phúc trình trước Quốc hội: “Tôi vẫn nghiêm túc kiểm điểm với Quốc hội là tiến độ điều tra còn chậm. Thời gian tới, các vụ án này sẽ được xét xử công khai, đúng pháp luật. Tuy nhiên, các cơ quan không thể xét xử theo dư luận, không thể đòi hỏi cơ quan xét xử như báo chí nêu. Báo chí nêu nhiều vấn đề tốt, đúng, nhưng cũng có nhiều cái không đúng".

Theo Dũng , Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra việc phòng chống tham nhũng, nhưng  Ban chỉ đạo cũng không phải là phép màu để chống tham nhũng.

Dũng bảo: “Chừng nào cấp ủy, người đứng đầu đơn vị chưa vào cuộc thì không thể thành công…Chúng tôi được nhà nước giao nhiệm vụ, Thủ tướng làm trưởng ban, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng làm Phó ban. Chống tham nhũng là khó khăn thậm chí phải chấp nhận những điều khó lường, nhưng trước đòi hỏi bức xúc của nhân dân, chúng tôi sẽ cố gắng làm hết mình. Chúng tôi không thấy đơn độc, chúng tôi có lòng tin là sẽ từng bước ngăn chặn đẩy lùi quan liêu, tham nhũng".

Theo Báo cáo của Ban Thường vụ Quốc hội thì số vụ án tham nhũng được khởi tố, điều tra, xét xử trong năm 2006 tăng hơn so với năm trước, nhưng  “số lượng các vụ sai phạm được phát hiện với giá trị tài sản lãng phí, thất thoát là rất lớn, việc thu hồi về cho ngân sách lại rất nhỏ. Việc xử lý các cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chưa nghiêm, phần lớn chỉ kỷ luật, thiếu tác dụng răn đe, phòng ngừa. "Đặc biệt còn để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm trong việc xem xét, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực"

 “Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, nhưng đến nay, theo báo cáo của Chính phủ còn 12 tỉnh thành và 3 bộ chưa ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật theo chỉ đạo của Thủ tướng; 22 tỉnh thành, 2 bộ không có báo cáo kết quả thực hiện.”

Thắc mắc về Báo cáo của Chính phủ nêu: “Cấp uỷ, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…”. Đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông)  hỏi: “Liệu có đúng là những  nơi  này “chưa thực sự coi trọng” hay không làm và không dám làm"”

ĐB Nguyến Đình Lộc (TP.Hồ Chí Minh) đồng tình chỗ này với ông Long: “Tại sao lại một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực- trong khi cả nước ra sức đấu tranh đẩy lùi, coi như công việc trọng tâm"”.

Đại biểu (ĐB) Trần Thanh Khiêm (Cà Mau) nhận xét: “Nhưng xét tổng thể thì tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình trạng này vẫn diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri. Nguyên nhân bao trùm vẫn là việc thực thi, biểu hiện là chương trình hành động của một số bộ ngành, địa phương chưa sát thực tiễn hoặc chưa gửi…cần đánh giá và kiểm điểm lại chuyện này.”

ĐB Trần Huy Hanh (Vĩnh Phúc) nói: “Dư luận rất quan tâm đến những vụ án điểm kéo dài, tất nhiên là cần thận trọng theo đúng pháp luật nhưng thời gian kéo quá dài, có biểu hiện nể nang né tránh. ”

ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) nhìn nhận: “Tham nhũng càng chống lại càng tăng, lan rộng ra nhiều lĩnh vực, có những lĩnh vực không thể hình dung ra.”

Ông Kiệt đề nghị: “QH xem xét lại nguyên nhân chứ không chỉ tập trung mạnh vào công tác “chống”. “Có phải cơ chế đã tạo cơ hội cho tham nhũng" Nếu cơ chế càng lỏng thì càng chống tham nhũng càng lan rộng”. Ông Kiệt tiếp tục đề cập đến việc xử lý án chưa nghiêm, chưa kịp thời. Nhiều vụ lớn chưa xử được nên không có tính răn đe. Cần xem xét lại đội ngũ cán bộ, bởi đã có những dấu hiệu xuống cấp.” (VietnamNet, 30-3-2007)

Báo chí trong nước còn đưa tin Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết: “Hiện nay, mặc dù đã có quy định trách nhiệm người đứng đầu nhưng thực tế hiếm có người đứng đầu nào bị xử lý xử lý cách chức, khiển trách vì thiếu trách nhiệm.”

Như thế thì tham nhũng đã “bịt miệng” cán bộ hay cán bộ tự “bịt miệng” để cho đảng không bị xấu hổ như Công an đã “bịt miệng” Cha Lý"

(4/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một loại virus mới bắt đầu lây lan ở Vũ Hán, Trung Quốc. Tháng 12 năm 2019, nhà chức trách thông báo có những ca nhiễm đầu tiên cùng lúc với căn bệnh phổi mà nguyên nhân chưa được xác minh. Ngày 6 tháng 1, có 59 trường hợp mắc bệnh, sau này gọi chung là Covid-19 được công bố chính thức. Lần đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo đối phó với loại virus mới Corona, SarsCoV-2. Từ giữa tháng Giêng, các quốc gia khác cũng biết các trường hợp đầu tiên. Đức xác nhận trường hợp Covid-19 đầu tiên vào ngày 28 tháng 1. Theo bản tin của Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, kể từ khi đại dịch bắt đầu cho đến ngày 25/12, số lượng các ca lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới lên đến hơn 80 triệu người, số người chết ước khoảng 1,75 triệu. Số liệu này tương đối vì có các trường hợp không được báo cáo hoặc cập nhật thường xuyên. Với gần 20 triệu người nhiễm và hơn 340.000 người chết, Hoa Kỳ là bị ảnh hưởng trầm trọng nhất.
Từ giữa tháng Năm, Hạ Viện Dân Chủ đã đưa ra dự luật HEROS Act với ngân sách 3,000 tỉ đô la, nhằm giúp đỡ người dân cùng các doanh nghiệp, cũng như kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dự luật bao gồm nhiều điều khoản nhưng vài điều liên quan trực tiếp đến người dân và người lao động bao gồm việc cung cấp $1,200 đến mỗi người dân bất kể lớn nhỏ
Đây là ý kiến cá nhân của tôi cũng như quan điểm nghề nghiệp của tôi: Tất cả chúng ta đều có bổn phận phải ở yên một chỗ không đi đứng lang thang, ngoại trừ có những có lý do rất đặc biệt, chẳng hạn như bạn đi làm vì bạn đang làm trong ngành y tế, hoặc bạn đang cứu mạng sống một người và đang mang ai đó tới nhà thương, hoặc bạn cần ra khỏi nhà để mua thực phẩm để sống còn.
Các vấn đề an ninh, xã hội và môi trường của thế giới hiện nay rất phức tạp và liên kết nhau, nên chỉ có sự hợp tác mạnh mẽ trong và giữa các khu vực mới đủ để giải quyết. Để đạt được điều đó, thành công của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Joe Biden trong việc hàn gắn một nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng sẽ rất quan trọng.
Thị trường Việt Nam trong những ngày gần đây xôn xao về quyết định của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ dán nhãn Việt Nam ép giá đồng bạc (VND). Bài viết này tìm hiểu việc thao túng ngoại tệ ảnh hưởng ra sao đến cả hai bên đối tác thương mại.
Buổi sáng thức dậy, tôi vẫn nghe tiếng hát reo vui của những con chim nhỏ vui đùa chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. Những trái đào vàng rực rỡ trên cây, những trái ổi óng ả quằn cành cây từng chùm, từng chùm. Ôi, đời sao đẹp quá! Cảnh thiên nhiên dễ thương, vô tư làm cho những nỗi buồn bay xa, bay cao, không còn ở trần gian này nữa.
Càng gần ngày Đại hội đảng XIII, từ 25/1 đến 02/2/2021, càng có nhiều bàn tán liệu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có chịu nghỉ hưu vĩnh viễn hay lại muốn được yêu cầu lưu nhiệm với “trường hợp đặc biệt”, dù tuổi đã 12 năm vượt qúa tiêu chuẩn?
Noël là lễ truyền thống gia đình của nhiều nước trên thế giới, không nhứt thiết là gia đình Công giáo. Nhơn ngày lễ, người ta gặp lại nhau với nhiều thế hệ và cùng nhau ăn Noël vui vẻ. Nhưng năm nay cái ý nghĩa đẹp của đêm lễ và làm hài lòng mọi người lại bị hụt hẫng vì con virus vũ hán ác ôn. Pháp và cả Âu châu bị giới hạn di chuyển. Tới những nơi đông đảo có nhiều rủi ro nhiễm bịnh làm cho nhiều người không mua sắm quà biếu như ý muốn được.
Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.
Nghiệm sâu từ đó, không phải để chối bỏ thực tại vô thường của thế giới tương đối, hay cố gắng truy tìm thực tại tuyệt đối vượt khỏi biên tế trần gian; mà chỉ để thực tập một cách nhìn vượt khỏi những nhị nguyên, đối đãi. May ra, ở chỗ tận cùng bế tắc của đường ngôn ngữ (4), có thể thấy thấp thoáng đâu đó chỗ kỳ tuyệt của bản tâm, nơi đó, không có chỗ khởi đầu và kết thúc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.