Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

25/08/200700:00:00(Xem: 40758)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết quả bầu cử tại Georgia cho thấy quyền lực chính trị ở Mỹ thay đổi chỉ vỏn vẹn 10 ngàn lá phiếu nhất là đến từ dân thiểu số. Cho nên đảng Dân Chủ dưới thời Biden sẽ gấp rút đẩy mạnh các chính sách nhập cư và an sinh xã hội nhằm biến đỏ thành xanh ở các tiểu bang như Arizona, Georgia hay ngay cả Florida và Texas vốn là những thành trì của đảng Cộng Hòa cho đến nay.
Bao lâu nữa thì hệ thống môi sinh nơi quê hương tôi sẽ bị hủy hoại, đến độ không sinh vật nào có thể sống được ở nơi này? Khi cái vòng sống liên tục vô thủy vô chung đó có một mắt xích bị hỏng, khi môi trường sinh thái ở một nơi nào đó bị mất quân bằng, có bao nhiêu sinh vật sẽ bị ảnh hưởng – và bị ảnh hưởng tận cùng rốt ráo ra sao?
Tôi đã phỏng vấn các nhà tư tưởng hàng đầu về 101 đề tài riêng biệt – từ tiền bạc tới nợ nần, các hệ thống cung cấp tới mậu dịch, việc làm tới máy robots, báo chí tới chính trị, nước tới thực phẩm, biến đổi khí hậu tới nhân quyền, thương mại điện tử tới an ninh mạng, tuyệt vọng tới tinh thần lành mạnh, giới tính tới kỳ thị chủng tộc, nghệ thuật tới văn học, và ngay cả hy vọng và hạnh phúc.Những người tôi phỏng vấn gồm chủ tịch của Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, cựu giám đốc CIA, cựu tư lệnh đồng minh tối cao NATO, cựu thủ tướng Ý và nhà thiên văn học hoàng gia Anh. Tôi đã “Zoom” – chữ này đã trở nên một động từ chỉ sau một đêm – với Kishore Mahbubani tại Singapore, Yolanda Kakabadse tại Quito, Judith Butler tại Berkeley, California, Alice Ruhweza tại Nairobi và Jeremy Corbyn tại London. Đối với tập mới nhất của chúng tôi, cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từ Hán Thành. Đối với tôi, đó thật sự là lý do của điều tôi học được. Trong số những thứ khác, nó giúp tôi hiểu tại sao
Nước Mỹ đang phải đối diện với những thử thách nghiêm trọng, kể từ khi người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào chiếm toà nhà quốc hội ở Thủ đô Washington chiều ngày 6/1 vừa qua. Trong bốn tiếng đồng hồ bị chiếm đóng, các dân cử có lúc đã phải nằm xuống ghế, chui xuống bàn để tránh bị thương do bạo loạn, trước khi được sơ tán đến một nơi an toàn. Vụ bạo loạn hôm 6/1 làm cho 5 người chết trong đó có một cảnh sát, mấy chục người bị thương gồm hơn chục nhân viên an ninh tại quốc hội. Lịch sử đã lập lại, sau hơn hai trăm năm. Năm 1814 quân lính Anh tấn công và đốt phá nhiều nơi kể cả toà nhà quốc hội đang được xây dựng. Đó là lúc có cuộc chiến tranh mang tên “1812 War”.
Mọi người ai cũng hi vọng qua năm mới 2021 Huê kỳ thoát ra khỏi một năm đen tối : có hơn 300 000 người chết vì corona vũ hán, kinh tế khủng hoảng do đại dịch nghiêm trọng không thua hồi năm 1929 tác hại, dân da đen bị kích động vấn đề chủng tộc, cận ngày bầu cử, nổi loạn ở nhiều Tiểu bang, biến Huê kỳ trở thành một nước khủng hoảng và chia rẽ.
Hãy hỏi những người đã mang Cờ Vàng-3 sọc đỏ đi tham gia biểu tình bạo động có biết nhiều người Mỹ và báo chí Mỹ đã cáo buộc những người tấn công vào điện Capitol là “quân khủng bố nội địa” (Domestic Terrorists), hay những kẻ phá hoại (Rioters)? Vì vậy thật khó biết, khi hình ảnh một người leo lên sân thượng của Capitol phất cờ Việt Nam Cộng hòa chiều tối ngày 6/01/2021 được truyền đi khắp Thế giới, trong khi những người biểu tình khác đập phá bên trong, có khiến ai chua xót và đau lòng vì là cờ đã bị xúc phạm ?
Sửa chữa các thiệt hại này trong một sớm một chiều sẽ là chuyện rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Trump sẽ không còn là tổng thống nữa, nhưng Trump sẽ vẫn có ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa và đất nước. Trong khi thế giới đang ngày càng rối ren và ảnh hưởng của Hoa Kỳ đã suy giảm, Trump đã thúc đẩy đáng kể cả hai xu hướng. Điểm mấu chốt là Trump đang để lại một đất nước và một thế giới trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà Trump được thừa hưởng. Đó là di sản đau buồn của Trump.
Nước Mỹ đang lâm vào Nội Chiến -Civil War-đó là thông điệp mà người Mỹ tìm thấy trên áo của đám người bạo loạn tấn công đập phá điện US Capitol hôm 6-1-2021. Bộ trưởng lâm thời về Nội An của Mỹ vừa từ chúc hôm 9/1, FBI liền cảnh cáo Trump sẽ xách động những cuộc bạo loạn vũ trang trên khắp 50 State Capitols từ ngày 16-1 đến 20-1, US Capitol kể từ ngày 17 đến 20-1, Acting DHS Secy resigns as FBI warns of “Armed Protests” at all 50 State Capitols from Jan-16-20, US Capitol from Jan 17-20.
Bạn đã đến Washington D.C. để tham gia cuộc bạo loạn tại Quốc Hội, đã xông vào tòa quốc hội hay chỉ đơn giản là vượt qua các rào chắn không được phép bước sang hay leo lên bậc thềm tòa quốc hội, nay có thể đang ở nhà và nghĩ rằng mình đã thoát tội. Có phải vậy không?
Nhưng chúng ta không nên có ảo tưởng về những gì mà Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ phải đối mặt khi nhậm chức. Trong nhiệm kỳ tổng thống và một trận đại dịch mà chính quyền sắp mãn nhiệm đã làm rất ít để chống chọi, Trump để lại những vết hằn sâu thẳm. Những tổn thương kinh tế sẽ không thể hàn gắn trong một sớm một chiều, và nếu không có sự hỗ trợ toàn diện vào thời điểm cần thiết quan trọng này – bao gồm hỗ trợ cho các chính quyền địa phương và tiểu bang thiếu ngân khoản – thì nỗi đau sẽ còn kéo dài. Tất nhiên, các đồng minh lâu đời của Mỹ sẽ hoan nghênh sự trở lại thế giới nơi Hoa Kỳ đứng lên đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, đồng thời hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu như đại dịch và biến đổi khí hậu. Nhưng, lại một lần nữa, sẽ là ngu ngốc nếu cho rằng thế giới không thay đổi một cách triệt để. Xét cho cùng, Mỹ đã cho thấy mình là một đồng minh không đáng tin cậy. Đúng như vậy, Hiến pháp Hoa Kỳ và 50 tiểu bang đã tồn tại và bảo vệ nền dân chủ thoát ra kh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.