Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

25/08/200700:00:00(Xem: 41170)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sáng ngày 2 tháng 11/2020, Pháp tụu trường trở lại sau 2 tuần nghỉ lễ «Các Thánh» (La Toussaint). Năm nay, báo chí nói đúng tên ngày lễ 1/11 là «Lễ Toussaint», không nói tránh đi như mấy năm trước là lễ «Mùa Thu» để không gợi lên ý nghĩa tôn giáo cho vui lòng cộng đồng Hồi Giáo ở Pháp.
Đối với người chiến thắng cuộc bầu cử, giây phút chiến thắng mang đến niềm vui không kể xiết và sự tung hô, vỗ tay, vui cười, ôm nhau và rượu để ăn mừng giải thưởng lớn nhất trong chính trị.Điều này thì không dành cho người thất cử, là người cuối cùng phải chấp nhận trách nhiệm đối với sự thất bại.Trong cuốn sách của tôi “The Art of the Political Putdown,” tôi kể câu chuyện về Thomas Dewey, ứng cử biên tổng thống Đảng Cộng Hòa vào năm 1948, là người được cho là sẽ thắng cuộc bầu cử -- chỉ thua cho đương kim Tổng Thống Harry S. Truman.Vào đêm bầu cử, theo câu chuyện, Dewey, thống đốc của tiểu bang New York, hỏi phu nhân rằng, “Cảm giác thế nào khi ngủ với tổng thống Hoa Kỳ?”“Rất vinh hạnh,” bà vợ trả lời, “và rất thành thực, anh yêu, em đang mong chờ điều đó.”Nhưng Truman đã chiến thắng cuộc bầu cử. Ngày hôm sau tại bữa ăn sang, như câu chuyện kể tiếp, vợ của Dewey nói rằng, “Hãy cho em biết, Tom, em sẽ đến Bạch Ốc hay là Harry sẽ đến đây tối nay?”
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020 đã khép lại, nhưng nước Mỹ sẽ đi về đâu trong 4 năm tới là câu hỏi ai cũng muốn biết, bất kể dương kim Tổng thống Donald Trump tái đắc cử hay Tổng thống mới Joe Biden lên cầm quyền.
Bây giờ là 1:30 sáng của ngày 4 tháng 11, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ 2021-2025, đang biểu hiện những dấu hiệu lạ thường chưa từng có trong lich sử bầu cử tổng thống Mỹ.
Cách đây 10 năm, trên báo chí GS Peter Turchin đã nhìn thấy trước, năm 2020 sẽ là đỉnh cao của bạo lực tại Mỹ và Tây Âu, được đánh dấu bằng những sự tàn sát tập thể tại các đám đông trong các thành phố, bạo lực trên đường phố và trong gia đình, gia tăng mạnh mẽ, tất cả được gọi là những khủng bố nội địa.
Làm nghề truyền thông có nhiều cơ hội để được quen và phỏng vấn người giỏi ở khắp nơi trên thế giới. Tôi đọc nhiều bài của linh mục Anthony Đào Quang Chính nhiều năm qua nhưng chưa có cơ hội được gặp.
Đôi khi, tôi cảm thấy hơi buồn rầu (cùng với đôi chút tủi thân) khi chợt nhớ ra rằng mình chưa bao giờ có dịp được đi khắp hết quê hương. Tôi chưa được đặt chân đến cố đô Huế hay thủ đô Hà Nội một lần nào cả.
Vài hôm nữa chúng ta sẽ biết ai làm tổng thống Hoa Kỳ cho nhiệm kỳ 2021-2025. Hy vọng thế. Nếu đêm 3/11 mà kết quả không là đất lở thì sẽ có tranh tụng trước toà như kỳ bầu cử năm 2000, với tiểu bang Florida phải đếm phiếu lại và mấy tuần sau mới có kết quả, bằng một phán quyết của Tối cao Pháp viện.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 giữa đương kim tổng thống Trump đảng Cộng Hòa và ứng cử viên cựu phó tổng thống Biden đảng Dân Chủ diễn ra gây cấn. Mặc dù ngày bầu cử là Thứ Ba 3 -11- 2020 nhưng tính đến Thứ Bảy 31-10-2020 thì đã có 91 triệu người đi bầu sớm bằng thư và đến phòng phiếu.
Khi nhìn theo hướng tiến của nhân đạo - đường sống, đời sống người, đã là người thì phải sống như vậy - thay vì chạy theo cảm tính đám đông (cuồng này cuồng nọ) thì mới ‘giải mã’ được những gì xảy ra trên thế giới hoặc những nghịch lý đang diễn ra ngay tại nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.