Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

8/25/200700:00:00(View: 41581)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Buổi sáng thứ Bẩy, ra vườn hít thở chút không khí ban mai, thuởng thức một khoảng thời gian êm ả, không tiếng xe, không khói bụi, và nhìn ngắm khu vườn yên tĩnh còn ngái ngủ.
Như đã biết, nếu không có cha mẹ sanh thành dưỡng dục, thì không có chúng ta ở trên quả đất nầy. Quả thật vậy :
Đầu năm 2007, thượng nghị sĩ Barack Obama mở màn cuộc tranh cử tổng thống của ông. Lúc đó ông là ngôi sao chưa nổi, mới bắt đầu ló dạng nhưng với nhiều triển vọng.
Tâm hồn tôi lúc này có hai tâm tình trái ngược nhau. Một đàng, tôi cảm thấy bất xứng
Để quý vị tiện theo dõi chúng tôi ghi lại chặng đường, kết quả những trận đấu mà Đức và Tây Ban Nha đã vượt qua để vào chung kết.
Tờ The Economist số ngày 21/6 – 27/6/2008 đăng bài: “Vietnam: Flu Symtoms” (1) [Cảm cúm kinh tế Việt Nam] vẽ một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam.
Trận cuối của giải Euro 2008 giữa Tây Ban Nha và Đức dành chức vô địch đã diễn ra gây cấn giống như sự mong chờ của giới bóng đá
Những ngày sôi nổi của Cộng đồng Người Việt trên toàn quốc vừa mới qua đi. Nhưng khí thế bừng bừng của hàng vạn người từ Washington DC đến New York, California, Texas vẫn còn để lại những dư âm
Tâm hồn tôi lúc này có hai tâm tình trái ngược nhau. Một đàng, tôi cảm thấy bất xứng và theo tính tự nhiên tôi cũng cảm thấy thật xao xuyến trước trách nhiệm
Khi chẩn đoán kinh tế Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều nói đúng bệnh - chuyện không khó - mà lại không mó ra tật, là việc khó hơn nếu họ chưa hiểu được "kinh tế chính trị học Hà Nội".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.