Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

25/08/200700:00:00(Xem: 41512)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Đại diện Hội đồng Giám mục Việt nam thăm Chùa Quán Sứ và chúc mừng đại lễ Vesak” là nhan đề một bản tin trên trang VietCatholic News hôm Thứ Bảy
Vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, trên tờ Việt Báo đã đăng tải một lá thư của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (tên tắt tiếng Anh là CRFV)
Có diện tích gấp đôi Việt Nam với dân số chừng 56 triệu (so với 85 triệu của Việt Nam), Miến Điện từng là quốc gia trù phú nhất Đông Nam Á
Nhạc sĩ Trịnh Hưng đã vĩnh viễn ra đi ngày 10 Tháng 5, 2008 tại Paris, Pháp Quốc. Theo tài liệu, Nhạc sĩ Trịnh Hưng sinh năm 1930, quê quán ở Bắc Ninh.
Hai bé thơ tặng hoa, chúc mừng cụ bà Trùng Quang cùng quí vị Học giả Phan Viết Phùng, nhà nghiên cứu Đặng Cao Ruyên, nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh và Giáo sư Lưu Khôn.
Thực là điều vinh dự và vui mừng được hiện diện trước quý vị hôm nay tại đây. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc được gặp gỡ các bạn cũ đến từ nhiều quốc gia
Hơn 600 quan khách và khán giả đã tham dự trong 4 giờ đồng hồ với đại nhạc hội “Nỗi Lòng Người Đi” trong không khí trang trọng nhưng thân mật và cảm động
Đứng trước vấn nạn thán khí hay khí carbonic CO2 ngày càng phát thải vào không khí nhiều hơn qua phát triển
Dạo gần đây, cứ mỗi khi có một trung tâm ca nhạc lớn nào tại hải ngoại cho phát hành những sản phẩm nghệ thuật CD hoặc DVD mới của họ,
Từ hôm 29 tháng 4, người viết đã đọc bài này, và đọc đi đọc lại. Càng đọc, càng thấy anh ách.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.