Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

8/25/200700:00:00(View: 41619)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào các năm 1989, 1990, sau khi Chính quyền Hồng Công quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn, tôi đã tình nguyện làm việc với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn (UNHCR) trong sáu tháng liền nhằm giúp các thuyền nhân Việt Nam bị kẹt trong trại.
Kính dâng nhị vị Tôn Túc PGVN hiện đại Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Thiền Sư Thích Thanh Từ
Từ Hải Ngoại: Chống Ác, Không Chống Cộng,... Đến Quốc Nội: Tranh Chấp Chủ Quyền Bãi Tư Chính, nhưng Cấm Dân Biểu Tình Chống Tàu Cộng ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã mơ hồ, viển vông và hão huyền khi tránh đương đầu với Trung Cộng ở bãi Tư Chính, Trường Sa.
Năm ấy, sau khi pháo giao thừa tắt lịm, không gian trở laị tịch mịch vô cùng, lúc ấy trong nhà bảo sanh có một người mẹ đau bụng chuyển dạ.
Trong giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh khoảng 1958 có Mục Hoa Hàm Tiếu. Đây là “Trang Thơ” dành cho những người mới tập làm thơ, hay nói đúng hơn là trang thơ thiếu nhi. Ở đây, tôi đã đọc những bài thơ của Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, lúc này Trần Tuấn Kiệt 19 tuổi.
Mưa bay Trên Ngọn Tình Sầu Vì thơ dỡ mộng công hầu áo xanh
Lâu lắm rồi tôi có viết một bài với chủ đề "Người máy có biết yêu không?". Trong bài viết tôi đặt vấn đề xoay quanh câu hỏi làm sao người máy có được cảm xúc như con người, khi tôi nhìn thấy sự tiến bộ kỳ diệu của người máy.
Trời kêu ai nấy dạ không chỉ là một thành ngữ mà còn là một triết lý sống của người dân Việt. Ai cũng chịu “gọi dạ” và “bảo vâng” như thế cả, và ai cũng chỉ mong sao là “ổng” kêu ai cũng được – trừ mình.
“Sầu Thu” vàng lá lửng lơ trông! Bảng lảng khói sương mơ mộng lòng!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.