Hôm nay,  

Huyền Bí Trong Dân Gian

14/08/201000:00:00(Xem: 9272)

Huyền Bí Trong Dân Gian

Phương Chính Nguyễn Quang Đạt
Đã từ lâu, hiện tượng huyền bí vẫn là một sự bí ẩn đối với sự hiểu biết của con người trong phạm vi hữu hình cũng như vô hình. Hiện tượng huyền bí luôn là đề tài lý thú và sôi nổi nhất trong các mẫu chuyện bàn tán trong dân gian, cũng như các buổi tranh luận giữa các nhà tâm linh học và khoa học gia.
Hiện tượng huyền bí xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới từ ngàn xưa cho đến nay, trong các tôn giáo và ngoài dân gian.  Hiện tượng huyền bí rất phong phú từ thấp cho đến cao bao gồm cả thiện lẫn ác.
“Người đời ghi lại các hiện tượng huyền bí qua lịch sử các tôn giáo, các truyền thuyết hoặc những câu chuyện truyền miệng.  Nhưng chưa có một công cuộc nghiên cứu đứng đắn nào để giải thích các hiện tượng này mà chỉ có những thành kiến chủ quan được đưa ra tùy theo người kể lại hoặc chứng kiến.  Cũng có một số người cố gắng giải thích bằng luận lý khoa học, nhưng đó cũng chỉ là những lời đoán suông đôi khi hợp lý với một vài hiện tượng nhưng thiếu căn bản để hiểu biết mọi hiện tượng khác.  Và rồi người ta hy vọng sau này khoa học sẽ khám phá và giải thích huyền bí bằng những định luật tự nhiên.”
Ngày nay với sự hiểu biết của con người ngày càng phát triển cùng với nền khoa học kỹ thuật tân tiến, tinh vi, con người đã khám phá ra một số nguyên lý, định luật của thiên nhiên.  Khoa học đã biết tận dụng sự hiểu biết để sáng chế, phát minh ra những vật dụng và phương tiện hữu hiệu cho nhân loại nhằm nâng cao đời sống vật chất ngày càng tiện nghi và tốt đẹp hơn.   Chẳng hạn như dùng đèn để thắp sáng, chạy các động cơ, nguyên tử cho tàu ngầm, phi thuyền vượt ngoài không gian để đến những hành tinh xa lạ…
Những phát minh mà con người ngày xưa nếu bất chợt nhìn thấy có thể cho là phép lạ của Thượng đế hay thần linh.  Và cũng từ đó, khoa học bắt đầu đặt nghi vấn về những hiện tượng được gọi là siêu hình, huyền bí hay có tính chất thần linh học.  Với một số kết quả thâu lượm được qua những thí nghiệm nghiên cứu về hiện tượng huyền bí trên phạm vi hữu hình, khoa học đã giúp cho con người tỉnh thức trước một số sự kiện có tính cách dị đoan, mê tín.  Đối với một số hiện tượng có tính cách kỳ bí, cao siêu mà nền khoa học kỹ thuật hiện tại không thể chứng minh và giải thích, thì họ tìm cách bác bỏ, cho là ngẫu nhiên, hoặc lý luận rằng chưa có đũ kiến thức và dụng cụ khám phá mà thôi.
Hiện tượng huyền bí trong nhân gian
Nhìn lại một số mẫu chuyện huyền bí được tương truyền trong dân gian, điển hình nhất qua 2 câu chuyện về Lưỡi tầm sét và Ma lai, vô hình trung, đã có một sự kết nối tương đồng giữa khoa học và tâm linh trên cùng một phương diện giáo dục, ở những nơi mà kiến thức con người về khoa học, vệ sinh còn thấp kém.
1. Chuyện Lưỡi Tầm Sét
Vào thưở niên thiếu, không ít thì nhiều trong số chúng ta cũng đã từng nghe qua câu chuyện Thiên lôi hay dùng “lưỡi tầm sét” đánh vào những cây to cao lớn vì nơi đó thường là nơi cư ngụ của loài ma quỉ hại người; hoặc dùng để đánh chết những đứa con bất hiếu với cha mẹ; hoặc những kẻ tâm tánh hiểm độc.
Câu chuyện “Thiên Lôi và Lưỡi Tầm Sét” đã trở thành hoang đường từ khi khoa học khám phá ra điện lực.  Người ta biết rằng sét hay ánh điện phát sinh ra do sự va chạm giữa các cụm mây mang hai tính điện khác nhau: âm và dương.  Và những cây cao là những vật dẫn điện trước nhất.  Dựa vào sự hiểu biết nầy, khoa học đã tạo ra “cột thu lôi” để tránh sự thiệt hại.
“Tạm bỏ ngoài sự giải thích về khoa học và đi vào truyền thuyết dân gian, lời giải thích về Thiên lôi có lẻ cũng bắt nguồn từ cõi vô hình.  Thế giới vô hình nương theo những tai nạn xảy ra và xuống điển cho những đồng tử trong dân gian để lập nên vị Thiên lôi với lưỡi tầm sét.  Thông thường cho rằng những người bất hiếu, gian ác mới bị Thiên lôi dánh khiến người đời nghe vậy để mà tu sửa tâm tính.  Có khi cho rằng ma quỉ thường núp ở những cây to ngoài đồng cho nên khuyên người đùng trú mưa dưới những cây cao (lời này liên quan đến khoa học) dựa vào trình độ hiểu biết của người dân thời đó.”   Một sự kiện cho hai mục đích!
2. Ma lai
Chuyện Ma lai thường được nghe nói đến vào khaỏng cuối thập niên 60. Tường thuật cho rằng  ma lai hay xuất hiện ở những miền thượng du hoặc miền thôn quê hẻo lánh.  Ma lai được miêu tả là một cái đầu người với chùm ruột dính liền thường hay bay là trên mặt đất để ăn phân người.  Người bi ma lai ăn phân sẽ bị đứt ruột mà chết.
Chuyện Ma lai rút ruột nêu trên biết đâu cũng không ngoài tác động của thế giới vô hình qua trung gian các dồng tử, nhằm mục tiêu giảng dạy người dân thiểu số sống nơi miền thượng du, hoang dã biết giử gìn vệ sinh để tránh các bệnh truyền nhiễm…
“Từ thưở khoa học còn non kém, huyền bí xuất hiện nhiều nhất để hướng dẫn và giáo dục tâm linh.  Miền thượng du thời đó còn kém văn minh nên có nhiều hiện tượng huyền bí nhất.  Các bộ lạc Phi châu cũng có nhiều sự giúp đỏ của thần linh (bảo vệ, y tế…) Có điều thần linh đến với nhân gian không rỏ ràng, dạy dỗ qua cách bao che bằng mê tín.  Không giải thích bằng khoa học rõ ràng vì muốn để con người nổ lực tìm tòi, khai phá thiên nhiên bằng sức lực và trí óc.  Không bao giờ muốn con người mang thói dựa vào thần linh.”
3. Đồng cốt, gọi hồn
Đối với các hiện tượng đồng cốt, gọi hồn hay vấn linh là những hình thức tiếp xúc trực tiếp giữa thế giới hữu hình và vô hình.  Quan niệm người đời thường cho những hiện tượng này là những trò bịp bợm, giả tạo hoặc nếu có tin tưởng vào vô hình thì cho rằng đây là sự nhập xác của ma quỉ chứ không phải do một đấng thần linh nào cả.  Hoặc nếu có tin vào sự giáng cơ, nhập cốt, hay tiên tri của một dấng thần linh nào thì họ chú trọng vào sự sống thanh khiết và kỷ luật của đồng tử khi được lựa chọn.  Nhưng đại đa số lại quên rằng, vì muốn cứ độ chúng sanh, các chư vị bên thế giới vô hình đã dùng tất cả mọi hình thức thị hiện để phù hợp với căn duyên của mỗi người.  Xem 32 ứng thân của Đức Quán Thế Âm để quán triệt điều này.  Trong “Đường Mây Qua Xứ Tuyết” (Dịch giả Nguyên Phong), Lạt ma Govinda đã tường thuật lại một hiện tượng vấn linh, cầu mưa như sau:


“Bá tước Amaury de Rienbcourt đã ghi nhận trong một sự văn kiện ngoại giao rằng khi ông kinh lý qua Tây Tạng thì thời tiết nơi đây rất nóng và khô, suốt mấy tháng liền trời không mưa và lúa bắt đầu kho héo.  Dân chúng trong làng đã cho mời vị hộ pháp tại tu viện Gadong đến để giúp họ cầu mưa.  Là một người vừa đến Tây Tạng, không có một thành kiến gì về phong tục nơi đây nên Bá tước De Reincourt đã quyết định đi xem buổi cầu mưa tại tu viện Gadong và đã ghi nhận về người đồng tử như sau:  “ Khuôn mặt người nọ trở nên méo mó lạ lùng, mắt y lồi hẳn ra và hai gò má nổi lên như hai cục xương.  Thân hình y cứ run lẩy bẩy và hình như có cái gì bất thường thì phải, mãi sau tôi mới nhận thấy lưng của y đã gù hẳn xuống, giọng nói của y khan khan như một ông lão và rồi lẩm bẩm đọc những bài thần chú bằng những âm thanh kỳ lạ. Một lúc sau trời đang nắng gắt bổng diụ hẳn xuống, mây đen ở đâu xuất hiện giăng bủa khắp nơi, rồi trời đổ mưa như thác kéo dài từ chiều hôm đó cho đến trưa hôm sau.  Đồng lúa khô héo nay đã ngập lênh láng…Tôi bỗng ý thức rằng đằng sau những điều mà người Tây phương gọi là “mê tín’ dị đoan” vẫn có một cái gì lạ lùng, không thể giải thích.  Bức màn ngăn cách giữa thiên nhiên và siêu nhiên hình như đdược vén lên trong chốc lát để người ta thấy rõ ràng.  Với một sự chuẩn bị cẩn thận, con người có thể phát huy được những năng lực vô cùng đặc biệt, ngoài sức tưởng tượng của họ.  Nếu người Tây phương đã coi điện lực như một kết quả tự nhiên của khoa học không dính dáng gì đến tôn giáo thì người Tây Tạng cũng coi việc vấn linh (Oracle) hay cầu mưa như những kết quả tự nhiên của một khoa học huyền môn không dựa vào tín điều của tôn giáo nào.  Một vị pháp sư hay phù thuỷ được coi như những người thực hành huyền thuật và có thể không dính dáng gì đến tôn giáo nào cũng như một khoa học gia Tây phương không nhất thiết phải là một tín đồ tôn giáo.   Huyền thuật do đó không được coi như một điều cấm kỵ mà trái lại nó là một thứ khoa học về hiện tượng siêu nhiên.   Một người thực hành huyền thuật có thể xử dụng vào mục đích ích kỷ hay vi kỷ tuỳ theo quan niệm của người đó.  Cũng vì thế có sự phân biệt giữa chánh phái và tà phái, bạch đạo hay hắc đạo mặc dầu cả hai phái đều áp dụng những định luật, phương pháp không khác nhau bao nhiêu.  Cũng giống nhu khoa học, huyền học không xấu mà cũng không tốt, chỉ có người xử dụng nó xấy hay tốt mà thôi”
Phân loại
Huyền bí tác động lên con người gồm hai loại:
A. Thiện: hộ độ, ban phước.  Qua các nhà huyền bí (giáo chủ các tông phái).  Giảng đạo qua các đồng tử.
B. Ác: ma nhập, thư ếm, hành xác, quỷ ám…
 Tất cả những gì xuất phát từ cõi vô hình đượt liệt vào hiện tượng huyền bí.  Hiện tuợng này thiện hay ác là do nhận xét của người đời.  Hầu hết các hiện tượng huyền bí đều mang tính cách giáo dục, thức tâm nhân loại mang đến Chân - Thiện – Mỹ, vì tất cả những hiện tượng này đều nằm trong sự điều động của thần linh.
Bàn về vấn đề thiện ác, trong quyển “Đường Mây Qua Xứ Tuyết” của dịch giả Nguyên Phong, Lạt Ma Anagarika Govinda đã nhận xét như sau: 
“Tôi nghĩ rằng người Tây Tạng đã thấu hiểu rất rõ ràng về quan niệm chánh tà, thiện ác.  Họ biết rằng bất cứ một giá trị nào cũng thay đổi theo thời gian vì tất cả đều chỉ là những ước lệ tương đối, những ảo ảnh.  Thiện cũng như ác, tốt cũng như xấu và chính cũng như tà đều là hai bề mặt của một sự kiện tuy mâu thuẩn nhưng không hề rời nhau.  Trong cái thế giới tương đối của vòng nhân quả này, chẳng có sự kiện gì hoàn toàn rõ rệt, muốn hiểu thấu nó thì phải vượt lên những tranh chấp nhị nguyên, thiện ác, thì mới đạt được tuyệt đối giải thoát được.”
Tóm lại, huyền bí là huyền bí, khoa học là khoa học.  Một bên thuộc lãnh vực vô vi, một bên thuộc hữu vi.  Ngoại trừ những trường hợp có tính cách dị đoan, mê tín do sự thêu dệt và tưởng tượng của con người cố tình làm cho câu chuyện trở nên rùng rợn, huyền bí hơn, vô tình làm mất đi tính cách trung thực của sự kiện để đi đến sự hoang tưởng, đôi khi có những điểm tương đồng trên cùng một mục tiêu và được lý giải chính xác bằng khoa học thực tiển. 
“Điều  đó cũng không có nghĩa rằng khoa học có thể giải đoán được tất cả các hiện tượng huyền bí.  Làm sao lấy định luật của vật chất (hữu hình) để giải đoán những sự việc xuất phát vốn từ hư không"  Làm sao hiểu được bằng khoa học, phép lạ làm người chết sống lại, người mù sáng mắt, sự tái sanh luân hồi, Chúa Jesus đi bộ trên mặt biển, và các phép lạ khác của các đấng giáo chủ ngày xưa có đặc tính đảo lộn các định luật vật lý.”
Hãy thu thập, quán sát, lắng nghe, tịnh tâm để tìm hiểu vấn đề.  Vì hầu hết mọi hiện tượng huyền bí dưới sự tác động của thế giới vô hình đều có nhân, quả và mục đích.
Đừng quá vội tin để trở thành mê tín, cũng đừng quá vội phản bác một điều gì mà mất đi cơ hội hiểu biết.  Hãy nhìn các hiện tượng huyền bí dưới lăng kính tổng hợp của tâm linh và khoa học ắt sẽ thâu thập được biết bao điều thú vị trong cuộc nghiên cứu.
Trung đạo hay trung dung sẽ đưa ta khắp nẻo đường của tri thức.
Tài liệu tham khảo:
Đường Mây Qua Xứ Tuyết – Nguyên Phong
Những Hiện Tượng Huyền Bí của HNCHB-89.
Phương Chính Nguyễn Quang Đạt (www.duongsinhthucphap.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người Việt Nam có câu “cháy nhà ra mặt chuột”, nhưng trong trường hợp dịch Vũ Hán (Covid-19) thì ở Việt Nam lại thêm câu “cháy nhà lộ mặt mo”.
Đại dịch phát sinh từ Vũ Hán gây nên một cơn chấn động lan tỏa khắp hành tinh: dân chúng trên thế giới hạn chế du lịch, nhà hàng và tụ họp giải trí đông người; công xưởng toàn cầu Trung Quốc dần phục hồi chậm chạp do sợ dịch tái bùng phát, trong khi doanh nghiệp Âu Châu và cả Hoa Kỳ có nguy cơ bị tê liệt trong một vài tháng tới đây; dầu thô phá giá từ 60 USD xuống còn 30 USD một thùng chỉ trong vòng 30 ngày; thị trường chứng khoáng tụt dốc thảm hại. Chuổi cung cầu cùng lúc sụp đổ đè nặng lên khả năng thanh toán nợ công lẫn nợ tư trên toàn thế giới, dẫn đến triển vọng suy thoái toàn cầu trong năm 2020-21.
Mà có riêng chi bà Bình, ông Thọ, ông Phát, bà Định … (và ngay cả đến ông Hồ) cũng đều chọn thái độ “thức thời” tương tự vì họ biết cái đảng (cướp) của mình rõ hơn ai hết. Chỉ có những thường dân ngây thơ như chúng ta thì vẫn cùng nhau lên tiếng “đòi hỏi phải truy tố những kẻ đã sát hại cụ Kình.” Làm sao có thể can thiệp vào chuyện trừng phạt đảng viên của một đảng cướp cho dù đây là “một vú án một tội ác trời không dung, đất không tha” chăng nữa?
Xưa nay, trong lịch sử nhơn loại, bịnh dịch không phải là điều mới lạ. Từ thời Trung cổ, và gần đây hơn, vào đầu thế kỷ XX, nhiều người hãy chưa quên cơn dịch cúm Tây-ban-nha (grippe espagnole) xảy ra khi Đại thế chiến vừa kết thúc, sát hại hết 50 triệu người. Suốt thời gian dài, người ta cầu nguyện thánh thần phù hộ tránh khởi bịnh dịch.
Chẳng phải vô tình khi Ban Tuyên Giáo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cảnh giác phải tỉnh táo trước âm mưu “diễn biến hòa bình” lôi kéo cán bộ, đảng viên bỏ đảng nhưng không biết giữ họ lại bằng cách nào.
Muốn hướng đến tương lai cần hiểu rõ quá khứ, loạt bài viết về Cộng đồng người Việt tại Úc nhìn từ trong tổ chức Cộng Đồng nhìn ra, giữ nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng sự thật, vì thế chúng tôi sẵn sàng hiệu đính nếu được cung cấp thêm thông tin hay thông tin khác có bằng chứng rõ ràng.
Người Việt cái gì không biết thì đổ thừa Trời. Cho nên để dự báo kết quả bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020 thì người viết không cần theo dõi các cuộc thăm dò của CBS, New York Times, v.v… do đang chờ kết quả của Ông Trời đang bỏ phiếu
Thế là thiên hạ hoảng loạn thật sự, ban đầu chỉ là Wuhan và vài nơi ở Trung Hoa, giờ lan tràn ra cả trăm quốc gia, khắp cả năm châu, nhiều ổ dịch mới như: Daegu ( Hàn quốc), Lombardy ( Italy), King county (USA)… Coronavirus hay còn gọi là Covid-19 là con vi khuẩn nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng đã quật ngã con người, làm cho con người hoảng sợ.
Trong giai đoạn 2014-2017, có một số Đại Học Công lập ở Việt Nam, như Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đã thực hiện thí điểm Tự Chủ Đai Học. Đến cuối năm 2018, nội dung Tự chủ Đại Học đã chính thức có hiệu lực thi hành giữa năm 2019. Trong thực tế, từ năm 2011 các Đại học công lập ở Việt Nam thực hiện cơ chế Tự chủ từng phần đến toàn phần như hiên nay. Tuy nhiên những khó khăn lớn nhất vẫn tồn tại khi đai học Bách Khoa Hà Nội cũng như các đại học công lâp khác, chuyển sang tự chủ toàn phần
Trung Quốc và Nam Hàn là hai quốc gia thành công với chính sách công nghiệp quốc gia (National Industrial Policy). Việt Nam thất bại khi những “quả đấm thép” chỉ mang đến thất thoát, nợ nầng và cơ hội tham nhũng. Hoa Kỳ dù không có chiến lược công nghệ do nhà nước đề ra nhưng vẫn dẫn đầu trong nhiều ngành kỷ thuật tiên tiến nhờ vào khu vực tư nhân đầy sáng tạo và năng động. Tuy nhiên ngày càng thêm nhiều lời kêu gọi chính quyền Mỹ nên khẩn cấp hổ trợ doanh nghiệp tư nhân trước đà cạnh tranh của đối thủ chiến lược là Trung Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.