Hôm nay,  

Trận Xuân Lộc Và Con Số Bí An 19/4

1/31/201000:00:00(View: 10319)

Trận Xuân Lộc Và Con Số Bí An 19/4

Trích bài “Trận Xuân Lộc...” của Gs. Nguyễn Tiến Hưng

Binh sĩ Sư đoàn 18 trên xe tăng bị bắn cháy của quân CSVN tại Xuân Lộc.

Lời Giới Thiệu: Để đánh dấu "30 năm nhìn lại" sau biến cố 1975, Giai phẩm Việt Báo Xuân Ất Dậu năm 2005 đã giới thiệu cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Sau đó, cuốn sách đã gây tiếng vang trong người Việt khắp nơi vì nêu ra nhiều uẩn khúc ít được dư luận biết tới... Năm nay, tác giả sẽ lại cung cấp cho chúng ta một cuốn sách mới, có nội dung tập trung vào Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những quan hệ với Hoa Kỳ.
Là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Howard của miền Đông Hoa Kỳ, tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã là Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hoà trước 1975. Sau khi tỵ nạn tại Mỹ, ông duy trì liên lạc với Tổng thống Thiệu và vị Đại sứ sau cùng của Hoa Kỳ tại Saigon là Graham Martin. Quan trọng hơn, ông tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều tài liệu liên quan tới số phận Việt Nam Cộng Hoà trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, đã viết cuốn "The Palace File", được Cung Thúc Tiến phiên dịch sang Việt ngữ là cuốn "Hồ sơ mật Dinh Độc lập", rồi cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy".
Với lời cảm tạ tác giả Nguyễn Tiến Hưng, Việt Báo xin trân trọng giới thiệu chương tám của cuốn sách, về trận đánh cuối cùng của cuộc chiến, vào một mùa Xuân cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà. Trận Xuân Lộc. Trận đánh không chỉ là một trang sử oai hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước khi bị bức tử, mà còn là một biến cố có ý nghĩa. Nếu không có trận Xuân Lộc, Bắc Việt Cộng Sản có thể đã vào Sàigon sớm hơn 10 ngày, nghĩa là không có làn sóng di tản vào những ngày giờ cuối để mở đầu cho sự hình thành của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
. . .

Về Xuân Lộc thì nhiều tác giả đã viết chi tiết, nhưng ngày nay nhìn lại lịch sử 35 năm trước và trên căn bản những tài liệu mới có được thì chúng tôi thấy nhiều sự kiện, biến cố nó nối kết với nhau, đặc biệt là về ý nghĩa sâu xa của Xuân Lộc, Long An và Vũng Tầu.
Không mất ý chí chiến đấu
Ngày 9 tháng 4 quân đội Bắc Việt tấn công Xuân Lộc, thủ phủ của tỉnh Long Khánh khoảng 60 cây số về phía Đông Bắc Sàigòn trên quốc lộ 1. Tỉnh này có dân số chừng 100 ngàn người và nổi tiếng về các đồn điền cao su. Ba sư đoàn chủ lực BV tập trung đánh vào Xuân Lộc với hàng ngàn quả trọng pháo, một đợt pháo kích dữ dội nhất trong suốt cuộc chiến. Đợt đầu tấn công, thành phố bị phá hủy nặng nề, nhưng Sư đoàn 18 Bộ Binh của QLVNCH quyết tâm cố thủ, đợi Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tới giải vây. Lữ đoàn này được tiếp viện từ Sàigòn tới phía Bắc Quốc lộ 1 để mở đường vào Xuân Lộc. Bắc Việt đã tung vào trận này ba trong số chín sư đoàn đang tiến về Sàigòn. Muốn vào được thủ đô miền Nam thì phải đi qua điểm chốt ấy.
Ngay lúc trận đánh còn đang tiếp diễn, Đại sứ Martin đã gửi một công điện về cho Cố vấn An Ninh Tổng thống Ford để nói lên ý nghĩ của ông là có thể Tòa Bạch Ốc không biết rõ tình hình quân sự ở Miền Nam là vì Bộ Quốc Phòng vì một lý do nào đó không chịu báo cáo cho rõ ràng. Theo ông thì thực ra Xuân Lộc đang chứng minh rõ một điều:
Ngày 13 tháng 4
Gửi Tướng Brent Scowcroft
(Cố Vấn An Ninh Tổng Thống, Tòa Bạch Ốc)
 "Một số những người bạn của chúng ta ở Ngũ Giác Đài đôi khi đã bị ảnh hưởng bởi những tin tức từ báo chí hơn là sự thật, vì vậy họ đã không chuyển cho ông những báo cáo thường xuyên của chúng tôi về Xuân Lộc. Chúng tôi biết rằng một con chim sẻ chẳng làm nên mùa hè, nhưng dù rằng sau cùng họ sẽ thắng hay bị áp đảo, những chiến đấu hiện nay của quân đội VNCH đã làm vô giá trị luận điệu chống đối tại Quốc hội là quân đội VNCH đã "mất ý chí chiến đấu." Tôi hy vọng ông sẽ tìm cách phổ biến những tin tức xác thực này ra..."
Martin
Ta đang có một chiến thắng
Cùng ngày 13 tháng 4, ông Martin đánh thêm về Tòa Bạch Ốc một công điện nữa để chuyển một báo cáo của Tướng Smith vừa mới soạn cho Tướng Brown ở Ngũ Giác Đài. Tướng Homer Smith là Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ tại Sàigòn (thay Tướng John Murray); Tướng George S. Brown là Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ. Trong báo cáo, Tướng Smith khen ngợi lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu của quân lực VNCH trong một tình thế vô cùng bất lợi về hỏa lực cũng như quân số. Tướng Smith Báo cáo như sau:
Ngày 13 tháng 4
Tướng Smith
Gửi Tướng Brown
Qua Đô đốc Gayler, Tư lệnh Thái Bình Dương
"Chúng ta đang có một chiến thắng được thành hình. Tại mặt trận Long Khánh, quân đội VNCH đã chứng tỏ rõ ràng sự cương quyết, ý chí và lòng can đảm để chiến đấu mặc dù cán cân lực lượng đã thiên hẳn về phía địch. Dù rằng trận chiến chỉ mới qua vòng một, chúng tôi có thể nói dứt khoát rằng quân đội VNCH đã thắng vòng một.
"Mặt trận này là để kiểm soát được QL-1 và QL-20, và thị trấn Xuân Lộc đã bắt đầu từ ngày 9 tháng tư với 3,000 quả trọng pháo, tên lửa và súng cối...


"Sáng nay bắt đầu ngày thứ năm của trận chiến, lực lượng VNCH vẫn giữ được bản doanh..."
Chín sư đoàn Bắc Việt đang tiến về Sàigòn, nhưng có thể vì Xuân Lộc mà quân đội Bắc Việt đã tạm ngừng để phối trí lại" Khả năng này là cao vì nếu không có cái chốt ở Xuân Lộc thì theo tình báo của Hoa Kỳ: Sàigòn đã bị tấn công sớm hơn như đề cập dưới đây.
Niềm hy vọng thoáng qua
Tại Dinh Độc Lập, TT Thiệu theo dõi hai trận chiến Xuân Lộc và Long An với một niềm hy vọng. Hồi tưởng lại những công việc ông làm lúc ấy thì thấy phản ảnh rõ ràng là ông chợt thấy chút ánh sáng cuối đường hầm. Ngày 9 tháng 4 đang khi trận Xuân Lộc bắt đầu thì Sư đoàn 5 BV từ Svay Rieng (Kampuchia) tiến đánh Long An. Địa Phương Quân Long An phản công dữ dội, được một số đơn vị của Sư đoàn 7 từ QĐ IV tiếp viện. Rồi số binh sĩ còn lại của Sư đoàn 22 sau khi đã chiến đấu với "quyết tâm, can trường, và được lãnh đạo tốt ở Bình Định," theo lời Đại tá LeGro viết cho Quân sử Hoa Kỳ, thì "dù bị thiếu thốn mọi thứ đã được điều động tới tiếp viện cho Long An."  
"...Ngày 14 tháng 4 (tức là chỉ còn hai tuần trước sụp đổ) trong nghi lễ tấn phong tân chính phủ Cẩn, dù có vẻ căng thẳng, vẻ mặt xanh xao vì những biến cố liên tục, nhưng ông vẫn còn nói tới quyết tâm chiến đấu, chưa tuyệt vọng;
" Ngay sau đó, như đã nhắc lại trong Chương 6, ông bảo chúng tôi ghé văn phòng ông và đưa cho xem công điện của Ngoại trưởng Bắc đánh từ Luân Đôn về báo cáo đã thành công về chuyến đi Saudi Arabia để vay tiền.
Xuân Lộc trả lời bí ẩn 19/4
Ngày 10 tháng 4 là ngày trận Xuân Lộc và Long An đang tiếp diễn, Tổng thống Ford ra Quốc hội yêu cầu tăng quân viện cho Miền Nam. Như vậy là để thêm tiếp liệu cho quân đội VNCH" Không phải, đây chỉ là một nghĩa cử trông cho đẹp, bịt mắt thiên hạ mà thôi. Sau này, chính Phụ tá Tổng thống Brent Scowcroft đã tiết lộ với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn: "Việc xin quân viện như vậy chỉ là một cách làm cho chúng tôi trông có vẻ thật lòng về những cố gắng ấy. Chúng tôi chỉ quan tâm đến cách rút đi và giải kết mà thôi." (KĐMTC trang 290-293).
Thật hay không thật lòng là một bí ẩn lúc ấy, nhưng còn một sự việc khác bí ẩn hơn nhiều. Đó là khi Tổng thống Ford yêu cầu cấp thêm quân viện, ông lại ấn định một thời gian chỉ có 9 ngày để Quốc Hội hành động: hạn chót là ngày 19 tháng 4. Ngày đó Quốc hội phải cho biết là 'có hay không' chấp nhận đề nghị của ông.
Tổng thống Thiệu hết sức thắc mắc về hạn chót này. Ông hỏi tôi tại sao lại chọn ngày 19 tháng 4" Tôi trả lời thực sự tôi cũng không hiểu. Sau đó tôi gọi Đại sứ Martin hỏi, ông cũng chỉ nói lơ mơ là không có gì đặc biệt. Nhưng rồi tin đồn đi khắp nơi là 'nếu Quốc hội Mỹ không chấp thuận quân viện vào hạn chót thì toàn bộ người Mỹ sẽ di tản hết vào ngày 19 tháng 4.' Ông Martin phải cho ông Alan Carter (Giám đốc Thông Tin Hoa kỳ) lên tivi giải thích để mọi người an tâm. Carter giải thích: "Ngày 19 tháng 4 chỉ là một ngày đặt ra cho Quốc hội hành động, chẵng có gì quan trọng cả."
Nói thì nói vậy chứ chắc chắn là ngày này phải là ngày quan trọng, nó không chỉ là một ngày như mọi ngày. Tại sao chỉ hai ngày trước hạn chót 19/4 ông Kissinger đã đánh điện thúc giục ông Martin: "Quan điểm chung của các giới quân sự, Bộ Quốc Phòng, và CIA là phải rút ra cho lẹ và ngay bây giờ." (KĐMTC, trang 356).
Ngày nay, sau 35 năm, có thể là ta đã có được câu trả lời về bí ẩn 19 tháng 4: ngày đó chính là ngày mà theo như kế hoạch ban đầu của quân đội Bắc Việt là sẽ tấn công vào Sàigòn. Trong một mật điện gửi về Tòa Bạch Ốc ngày 16 tháng 4, Đại sứ Martin viết là tình báo Hoa kỳ cho biết: sẽ có tổng tấn công vào ngày 18 hay 19 tháng 4. Nhưng ông cũng cho rằng không nên lo ngại vì trận Xuân Lộc và Long An đã làm thay đổi kế hoạch này rồi (ghi chữ đậm là do tác giả):
 Ngày 16 tháng 4, 1975
 Gửi Tướng Brent Scowcroft
Tòa Bạch Ốc
"Ông sắp sửa nhận được tin tình báo là sẽ có tổng tấn công vào Sàigòn ngày 18 hoặc 19... Tuy nhiên tôi tin rằng sự thành công của VNCH tại Xuân Lộc và Long An đã đánh lạc thời biểu này rồi (throw off balance the timetable). Và tôi cũng đã nói với Tướng (Nguyễn Khắc) Bình, Tư lệnh Cảnh sát và Tướng Minh, Tổng trấn Thủ đô phải coi tin này hết sức khẩn trương để chuẩn bị. Dù sao, tôi ước tính dù Cộng sản có tấn công thì cũng không tiến quá được Gia Định..."
Martin
Nếu như vậy thì ảnh hưởng của Xuân Lộc, Long An thật sâu xa: nó đã giúp mua được thời gian cho mọi người. Độc giả cứ thử tưởng tượng nếu có cuộc tấn công Sàigòn vào ngày 19 tháng 4 thì sao" Ngoài sự tàn phá khôn lường, và thực tế là ngoài một số các em bé mồ côi đã được chở đi trước đó, cuối cùng thì chẳng có ai di tản được.

(Xem đầy đủ bài trong báo xuân Việt Báo đang phát hành khắp nơi)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong Tù Binh và Hòa Bình, được viết ngay khi các sự kiện đang xẩy ra, Nhà Văn Phan Nhật Nam qua một lăng kính đặc thù giúp người đọc thấy được cuộc chiến khắc nghiệt sau khi quân đội Mỹ rút lui và nỗi tuyệt vọng của Miền Nam trước nỗ lực ngăn chặn chiến thắng cuối cùng của cộng sản.(lời giới thiệu của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, Ông James Webb)
Các nhà lập quốc Mỹ và Adam Smith, Roosevelt-Keynes và Reagan-Friedman sống cùng giai đoạn nên phải đối diện với những thách đố chung vào các khúc quanh lịch sử: cách mạng cơ khí, cách mạng Nga 1917, Đại Khủng Hoảng 1929, Hitler thập niên1930, Chiến Tranh Lạnh và Việt Nam 1950-80, toàn cầu hóa 1990…
Chính vì vậy, điểm lại một số chương trình dân sinh này là điều cần thiết và để thấy rằng hành trình phát triển của cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ đã có được, bên cạnh sự cố gắng thì một phần cũng nhờ vào các chính sách, sự trợ giúp bước đầu từ nhiều đời tổng thống tiền nhiệm khác nhau trong suốt 45 năm qua.
Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!
Tờ The Washington Post hôm 12/9/2020 đưa tin Thượng Nghị sỹ Bernie Sanders công khai tuyên bố nếu chiến dịch tranh cử của đảng Dân Chủ tiếp tục tập trung vào việc chỉ trích cá nhân ông Trump, ông Joe Biden có thể thua ông Trump, như bà Clinton đã thua vào năm 2016.
Đây là thời kỳ bất ổn nhất tại Hoa Kỳ, với đại dịch, biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc, cảnh sát bạo hành và bầu cử tổng thống tất cả những điều này đã khống chế sự chú ý của người dân, theo Jonathan Obert, Phó Giáo Sư dạy về Khoa Học Chính Trị tại Trường Cao Đẳng Amberst cho biết trong bài viết đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 9 tháng 7 năm 2020. Với tất cả căng thẳng đó có thể dường như làm cho người dân đang ngày càng nắm lấy luật pháp vào trong tay của họ thường xuyên hơn. Không chỉ tại thành phố Kenosha của tiểu bang Wisconsin. Trong những tháng gần đây, đã có nhiều cuộc đối đầu qua việc gỡ bỏ tượng đài Liên Minh Miền Nam, các cuộc đụng độ qua việc sử dụng khẩu trang, các nỗ lực biểu tình chống đối – hay hăm dọa – những người biểu tình Black Lives Matter và thậm chí là sự quan tâm mới trong “những cuộc bắt bớ công dân.” Một số trong những sự kiện này đã biến thành bạo động và chết chóc một cách thảm khốc.
Để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa, Trung Quốc nổ lực cố nắm lấy vai trò là một siêu cường lãnh đạo thế giới. Tập Cận Bình đưa ra chiến lược Một Vành Đai-Một Con Đường (Nhất Đới-Nhất Lộ), dùng đồng tiền để viện trợ, cho vay và đầu tư vào các quốc gia đang phát triển trên vành đai từ Châu Á đến Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu.
Ông Bùi Nhật Tiến, tức nhà văn Nhật Tiến và cũng là một nhà giáo, một tên tuổi trên văn đàn Việt Nam Cộng Hoà vừa qua đời. Ông ra đi để lại tiếc thương trong lòng nhiều người Việt đã sống và lớn lên tại miền Nam.
Mấy bữa nay hơi rảnh, ngồi soạn giấy tờ cũ, tình cờ thấy lại bản nháp tạp ghi nầy. Tờ giấy cũ viết lại những suy nghĩ vụn vặt trong 7 ngày dự khóa tu mùa Hè năm 2000, tại tu viện Lộc Uyển – Nam California. Khóa tu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai hướng dẫn.
Đảng CSVN đang phải đối mặt với tình trạng “thù trong giặc ngoài” nghiêm trọng nhất từ trước đến nay trước thềm Đại hội đảng lần thứ XIII và dịch nạn Covid 19, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại vẽ ra bức tranh lạc quan viển vông để lừa dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.