Hôm nay,  

Trận Xuân Lộc Và Con Số Bí An 19/4

31/01/201000:00:00(Xem: 10403)

Trận Xuân Lộc Và Con Số Bí An 19/4

Trích bài “Trận Xuân Lộc...” của Gs. Nguyễn Tiến Hưng

Binh sĩ Sư đoàn 18 trên xe tăng bị bắn cháy của quân CSVN tại Xuân Lộc.

Lời Giới Thiệu: Để đánh dấu "30 năm nhìn lại" sau biến cố 1975, Giai phẩm Việt Báo Xuân Ất Dậu năm 2005 đã giới thiệu cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Sau đó, cuốn sách đã gây tiếng vang trong người Việt khắp nơi vì nêu ra nhiều uẩn khúc ít được dư luận biết tới... Năm nay, tác giả sẽ lại cung cấp cho chúng ta một cuốn sách mới, có nội dung tập trung vào Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những quan hệ với Hoa Kỳ.
Là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Howard của miền Đông Hoa Kỳ, tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã là Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hoà trước 1975. Sau khi tỵ nạn tại Mỹ, ông duy trì liên lạc với Tổng thống Thiệu và vị Đại sứ sau cùng của Hoa Kỳ tại Saigon là Graham Martin. Quan trọng hơn, ông tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều tài liệu liên quan tới số phận Việt Nam Cộng Hoà trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, đã viết cuốn "The Palace File", được Cung Thúc Tiến phiên dịch sang Việt ngữ là cuốn "Hồ sơ mật Dinh Độc lập", rồi cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy".
Với lời cảm tạ tác giả Nguyễn Tiến Hưng, Việt Báo xin trân trọng giới thiệu chương tám của cuốn sách, về trận đánh cuối cùng của cuộc chiến, vào một mùa Xuân cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà. Trận Xuân Lộc. Trận đánh không chỉ là một trang sử oai hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước khi bị bức tử, mà còn là một biến cố có ý nghĩa. Nếu không có trận Xuân Lộc, Bắc Việt Cộng Sản có thể đã vào Sàigon sớm hơn 10 ngày, nghĩa là không có làn sóng di tản vào những ngày giờ cuối để mở đầu cho sự hình thành của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
. . .

Về Xuân Lộc thì nhiều tác giả đã viết chi tiết, nhưng ngày nay nhìn lại lịch sử 35 năm trước và trên căn bản những tài liệu mới có được thì chúng tôi thấy nhiều sự kiện, biến cố nó nối kết với nhau, đặc biệt là về ý nghĩa sâu xa của Xuân Lộc, Long An và Vũng Tầu.
Không mất ý chí chiến đấu
Ngày 9 tháng 4 quân đội Bắc Việt tấn công Xuân Lộc, thủ phủ của tỉnh Long Khánh khoảng 60 cây số về phía Đông Bắc Sàigòn trên quốc lộ 1. Tỉnh này có dân số chừng 100 ngàn người và nổi tiếng về các đồn điền cao su. Ba sư đoàn chủ lực BV tập trung đánh vào Xuân Lộc với hàng ngàn quả trọng pháo, một đợt pháo kích dữ dội nhất trong suốt cuộc chiến. Đợt đầu tấn công, thành phố bị phá hủy nặng nề, nhưng Sư đoàn 18 Bộ Binh của QLVNCH quyết tâm cố thủ, đợi Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tới giải vây. Lữ đoàn này được tiếp viện từ Sàigòn tới phía Bắc Quốc lộ 1 để mở đường vào Xuân Lộc. Bắc Việt đã tung vào trận này ba trong số chín sư đoàn đang tiến về Sàigòn. Muốn vào được thủ đô miền Nam thì phải đi qua điểm chốt ấy.
Ngay lúc trận đánh còn đang tiếp diễn, Đại sứ Martin đã gửi một công điện về cho Cố vấn An Ninh Tổng thống Ford để nói lên ý nghĩ của ông là có thể Tòa Bạch Ốc không biết rõ tình hình quân sự ở Miền Nam là vì Bộ Quốc Phòng vì một lý do nào đó không chịu báo cáo cho rõ ràng. Theo ông thì thực ra Xuân Lộc đang chứng minh rõ một điều:
Ngày 13 tháng 4
Gửi Tướng Brent Scowcroft
(Cố Vấn An Ninh Tổng Thống, Tòa Bạch Ốc)
 "Một số những người bạn của chúng ta ở Ngũ Giác Đài đôi khi đã bị ảnh hưởng bởi những tin tức từ báo chí hơn là sự thật, vì vậy họ đã không chuyển cho ông những báo cáo thường xuyên của chúng tôi về Xuân Lộc. Chúng tôi biết rằng một con chim sẻ chẳng làm nên mùa hè, nhưng dù rằng sau cùng họ sẽ thắng hay bị áp đảo, những chiến đấu hiện nay của quân đội VNCH đã làm vô giá trị luận điệu chống đối tại Quốc hội là quân đội VNCH đã "mất ý chí chiến đấu." Tôi hy vọng ông sẽ tìm cách phổ biến những tin tức xác thực này ra..."
Martin
Ta đang có một chiến thắng
Cùng ngày 13 tháng 4, ông Martin đánh thêm về Tòa Bạch Ốc một công điện nữa để chuyển một báo cáo của Tướng Smith vừa mới soạn cho Tướng Brown ở Ngũ Giác Đài. Tướng Homer Smith là Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ tại Sàigòn (thay Tướng John Murray); Tướng George S. Brown là Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ. Trong báo cáo, Tướng Smith khen ngợi lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu của quân lực VNCH trong một tình thế vô cùng bất lợi về hỏa lực cũng như quân số. Tướng Smith Báo cáo như sau:
Ngày 13 tháng 4
Tướng Smith
Gửi Tướng Brown
Qua Đô đốc Gayler, Tư lệnh Thái Bình Dương
"Chúng ta đang có một chiến thắng được thành hình. Tại mặt trận Long Khánh, quân đội VNCH đã chứng tỏ rõ ràng sự cương quyết, ý chí và lòng can đảm để chiến đấu mặc dù cán cân lực lượng đã thiên hẳn về phía địch. Dù rằng trận chiến chỉ mới qua vòng một, chúng tôi có thể nói dứt khoát rằng quân đội VNCH đã thắng vòng một.
"Mặt trận này là để kiểm soát được QL-1 và QL-20, và thị trấn Xuân Lộc đã bắt đầu từ ngày 9 tháng tư với 3,000 quả trọng pháo, tên lửa và súng cối...


"Sáng nay bắt đầu ngày thứ năm của trận chiến, lực lượng VNCH vẫn giữ được bản doanh..."
Chín sư đoàn Bắc Việt đang tiến về Sàigòn, nhưng có thể vì Xuân Lộc mà quân đội Bắc Việt đã tạm ngừng để phối trí lại" Khả năng này là cao vì nếu không có cái chốt ở Xuân Lộc thì theo tình báo của Hoa Kỳ: Sàigòn đã bị tấn công sớm hơn như đề cập dưới đây.
Niềm hy vọng thoáng qua
Tại Dinh Độc Lập, TT Thiệu theo dõi hai trận chiến Xuân Lộc và Long An với một niềm hy vọng. Hồi tưởng lại những công việc ông làm lúc ấy thì thấy phản ảnh rõ ràng là ông chợt thấy chút ánh sáng cuối đường hầm. Ngày 9 tháng 4 đang khi trận Xuân Lộc bắt đầu thì Sư đoàn 5 BV từ Svay Rieng (Kampuchia) tiến đánh Long An. Địa Phương Quân Long An phản công dữ dội, được một số đơn vị của Sư đoàn 7 từ QĐ IV tiếp viện. Rồi số binh sĩ còn lại của Sư đoàn 22 sau khi đã chiến đấu với "quyết tâm, can trường, và được lãnh đạo tốt ở Bình Định," theo lời Đại tá LeGro viết cho Quân sử Hoa Kỳ, thì "dù bị thiếu thốn mọi thứ đã được điều động tới tiếp viện cho Long An."  
"...Ngày 14 tháng 4 (tức là chỉ còn hai tuần trước sụp đổ) trong nghi lễ tấn phong tân chính phủ Cẩn, dù có vẻ căng thẳng, vẻ mặt xanh xao vì những biến cố liên tục, nhưng ông vẫn còn nói tới quyết tâm chiến đấu, chưa tuyệt vọng;
" Ngay sau đó, như đã nhắc lại trong Chương 6, ông bảo chúng tôi ghé văn phòng ông và đưa cho xem công điện của Ngoại trưởng Bắc đánh từ Luân Đôn về báo cáo đã thành công về chuyến đi Saudi Arabia để vay tiền.
Xuân Lộc trả lời bí ẩn 19/4
Ngày 10 tháng 4 là ngày trận Xuân Lộc và Long An đang tiếp diễn, Tổng thống Ford ra Quốc hội yêu cầu tăng quân viện cho Miền Nam. Như vậy là để thêm tiếp liệu cho quân đội VNCH" Không phải, đây chỉ là một nghĩa cử trông cho đẹp, bịt mắt thiên hạ mà thôi. Sau này, chính Phụ tá Tổng thống Brent Scowcroft đã tiết lộ với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn: "Việc xin quân viện như vậy chỉ là một cách làm cho chúng tôi trông có vẻ thật lòng về những cố gắng ấy. Chúng tôi chỉ quan tâm đến cách rút đi và giải kết mà thôi." (KĐMTC trang 290-293).
Thật hay không thật lòng là một bí ẩn lúc ấy, nhưng còn một sự việc khác bí ẩn hơn nhiều. Đó là khi Tổng thống Ford yêu cầu cấp thêm quân viện, ông lại ấn định một thời gian chỉ có 9 ngày để Quốc Hội hành động: hạn chót là ngày 19 tháng 4. Ngày đó Quốc hội phải cho biết là 'có hay không' chấp nhận đề nghị của ông.
Tổng thống Thiệu hết sức thắc mắc về hạn chót này. Ông hỏi tôi tại sao lại chọn ngày 19 tháng 4" Tôi trả lời thực sự tôi cũng không hiểu. Sau đó tôi gọi Đại sứ Martin hỏi, ông cũng chỉ nói lơ mơ là không có gì đặc biệt. Nhưng rồi tin đồn đi khắp nơi là 'nếu Quốc hội Mỹ không chấp thuận quân viện vào hạn chót thì toàn bộ người Mỹ sẽ di tản hết vào ngày 19 tháng 4.' Ông Martin phải cho ông Alan Carter (Giám đốc Thông Tin Hoa kỳ) lên tivi giải thích để mọi người an tâm. Carter giải thích: "Ngày 19 tháng 4 chỉ là một ngày đặt ra cho Quốc hội hành động, chẵng có gì quan trọng cả."
Nói thì nói vậy chứ chắc chắn là ngày này phải là ngày quan trọng, nó không chỉ là một ngày như mọi ngày. Tại sao chỉ hai ngày trước hạn chót 19/4 ông Kissinger đã đánh điện thúc giục ông Martin: "Quan điểm chung của các giới quân sự, Bộ Quốc Phòng, và CIA là phải rút ra cho lẹ và ngay bây giờ." (KĐMTC, trang 356).
Ngày nay, sau 35 năm, có thể là ta đã có được câu trả lời về bí ẩn 19 tháng 4: ngày đó chính là ngày mà theo như kế hoạch ban đầu của quân đội Bắc Việt là sẽ tấn công vào Sàigòn. Trong một mật điện gửi về Tòa Bạch Ốc ngày 16 tháng 4, Đại sứ Martin viết là tình báo Hoa kỳ cho biết: sẽ có tổng tấn công vào ngày 18 hay 19 tháng 4. Nhưng ông cũng cho rằng không nên lo ngại vì trận Xuân Lộc và Long An đã làm thay đổi kế hoạch này rồi (ghi chữ đậm là do tác giả):
 Ngày 16 tháng 4, 1975
 Gửi Tướng Brent Scowcroft
Tòa Bạch Ốc
"Ông sắp sửa nhận được tin tình báo là sẽ có tổng tấn công vào Sàigòn ngày 18 hoặc 19... Tuy nhiên tôi tin rằng sự thành công của VNCH tại Xuân Lộc và Long An đã đánh lạc thời biểu này rồi (throw off balance the timetable). Và tôi cũng đã nói với Tướng (Nguyễn Khắc) Bình, Tư lệnh Cảnh sát và Tướng Minh, Tổng trấn Thủ đô phải coi tin này hết sức khẩn trương để chuẩn bị. Dù sao, tôi ước tính dù Cộng sản có tấn công thì cũng không tiến quá được Gia Định..."
Martin
Nếu như vậy thì ảnh hưởng của Xuân Lộc, Long An thật sâu xa: nó đã giúp mua được thời gian cho mọi người. Độc giả cứ thử tưởng tượng nếu có cuộc tấn công Sàigòn vào ngày 19 tháng 4 thì sao" Ngoài sự tàn phá khôn lường, và thực tế là ngoài một số các em bé mồ côi đã được chở đi trước đó, cuối cùng thì chẳng có ai di tản được.

(Xem đầy đủ bài trong báo xuân Việt Báo đang phát hành khắp nơi)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Học về Việt Sử trong chương trình của Trung Học Đệ Nhất Cấp, không học sinh nào không biết đến giai thoại Nguyễn Trãi tiễn biệt phụ thân là Nguyễn Phi Khanh tại Ải Nam Quan. Đó là tháng 6, năm Đinh Hợi 1407 Sau khi nhà Minh xua quân sang xâm chiếm nước Nam thì Trương Phụ sai Liễu Thăng lùng bắt thành phần trí thức, để ngăn ngừa sự kêu gọi dân chúng nổi dậy đòi lại quyền tự trị. Trong số những người bị bắt để giải về Tầu, có Nguyễn Phi Khanh.
Trung Tâm quan sát, nghiên cứu Sóng Hấp Lực (gravitational waves) bằng tia Laser “Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory” (viết tắt LIGO) xây dựng cách đây hơn 30 năm, tốn 600 triệu. Hoạt động từ ngày ấy, tốn thêm khoảng năm trăm triệu nữa, không phát giác được cái gì. Nhưng lúc sắp sập tiệm, LIGO thình lình công bố đã bắt được “Sóng Hấp Lực” lan tỏa ra khi hai Hố Đen sát nhập thành một. Chuyện “nhập một” này, cũng theo LIGO, xảy ra cách Trái Đất hơn một tỉ năm ánh sáng. Thế giới khoa học chấn động. LIGO thắng lớn, lãnh nhiều giải cao quý, và cuối cùng đoạt luôn Nobel 2017.
Sách "The Room Where It Happened” của Bolton viết về thời gian ông làm việc tại Tòa Bạch Ốc, điều đó khiến cho TT Trump lo ngại. Sách này ra mắt trước ngày bầu cử Hoa Kỳ, ngày bầu cử là ngày 3 tháng 11 năm 2020. Sách ra mắt vào cận ngày bầu cử, Bolton mới có hy vọng “Nhất tiễn song điêu” hay “Nhất tiễn hạ song điêu” là một mũi tên bắn được 2 con chim. - Thứ nhất sách ra mắt cận vào ngày bầu cử sẽ có nhiều người háo hức mua để xem, từ đấy Bolton sẽ thu về vài triệu Mỹ kim. - Thứ hai, Tổng thống Trump “đã yêu cầu John Bolton từ chức." Do đấy, ra mắt sách trước ngày bầu cử, với những chỉ trích TT Trump rất nặng nề trong sách, sẽ khiến cho TT Trump khó khăn trong việc vận động tranh cử tổng thống hay TT Trump có thể sẽ thất cử.
Với ít nhiều lạc quan, và chủ quan, tôi tin rằng dịch Vũ Hán rồi sẽ qua trong tương lai gần. Quả đất vẫn cứ quay đấy thôi. Kinh tế rồi sẽ hồi phục dần dần. Nhân loại lại tiếp tục sinh hoạt y như cũ, với ý thức vệ sinh (và cộng sinh) lành mạnh hơn xưa. Quan hệ toàn cầu sẽ trở lại bình thường, trừ mỗi cái nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (People’s Republic of China) thì tôi … không hoàn toàn bảo đảm. Tôi (dám) có chút máu Tầu nên chả hà cớ chi mà lại đi kỳ thị gần một phần năm dân số toàn cầu. Vấn đề là cái tôi của những vỹ lãnh đạo ở xứ sở này quá lớn, nhất là ông Tập Cận Bình – Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương – người đã đẩy cả nước đi trật đường rầy quá xa (tới mấp mé hố thẳm luôn) nên hiện tình Trung Hoa – xem ra – không còn thuốc chữa. Phen này (e) sẽ lôi thôi lớn, lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm!
Những bằng chứng mua bán chức quyền vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, 2 bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra. Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử 2 cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng 3 năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử. Chính phủ tiểu bang Victoria (với 6,3 triệu dân) đã ký kết các biên bản nghi nhớ và hợp đồng riêng tham gia dự án "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, và đang bị chính phủ Liên bang phản đối. Điều này khiến dư luận, gồm nhiều cử tri Úc gốc Việt đặt câu hỏi rằng việc xảy ra tại tiểu bang Victoria có ảnh hưởng gì đến các ký kết với Trung cộng hay là không?
Hiệp hội các Nhà sách Đức thông báo là Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 (Friedenspreis des Deutschen Buchhandels) sẽ trao cho Amartya Sen, 86 tuổi, nhà triết học Ấn Độ, Giáo sư Kinh tế Đại học Harvard và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998. Giải thưởng cao quý này được thành lập từ năm 1950 tại Đức. Theo truyền thống, lễ trao giải diễn ra trong ngày cuối Hội chợ sách Frankfurt 18 tháng 10 tại Paulskirche, Frankfurt và sẽ được các đài Đức truyền hình trực tiếp. Trong dịp vinh danh này, Amartya Sen được trao tặng 25.000 euro.
Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều … cố tật!. Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
"Tôi nhìn ông ta (George Floyd) và tôi thật sự nghĩ người đó đã có thể là tôi." Đó là điểu mà vị Surgeon General (Y sĩ trưởng) Jerome Adams nói về Floyd. Tại sao vi bác sĩ đứng đầu ngành Y chính phủ liên bang Hoa Kỳ, một nhân vật cấp cao từng đứng chung sân khấu với TT Trump trong những buổi họp báo về coronavirus, lại tự so sánh mình với Floyd, một người tiền án tiền sự đầy một danh sách?
Mấy hôm nay, cái chết của người da đen George Floyd ở Minneapolis, Huê kỳ, đã bổng chốc làm bùng lên phong trào dân chúng, da đen và cả da không đen, ủng hộ nạn nhơn đen, nổi lên, xuống đường ở nhiều thành phố lớn của Pháp, chống bạo hành và kỳ thị của cảnh sát. Omar Sy, da đen, sanh ở Trappes, ngoại ô Tây-Nam Paris (78), nghệ sĩ hài hước, diển viên điện ảnh, lên tiếng tuyên bố «Bạo hành cảnh sát là vấn đề của mọi người»! Là cơ hội bằng vàng để báo chí nhập cuộc. Báo chí Pháp hết 80% là khuynh tả, được chánh phủ tài trợ, (tùy theo số ấn phẩm bán được, từ 500 000 €/năm cho tới 6 000 000 €/năm), loan tin, bình luận, khai thác thị hiếu độc/thính giả để có đông độc giả, được tăng trợ cấp. Phong trào dân chúng nổi lên chống bạo hành và kỳ thị do cảnh sát gây ra, trên thực tế, đã không còn biên giới. Trước phản ứng của những người biểu tình trên thế giới, cảnh sát không còn là «bạn dân» nữa, mà đã trở thành hung thần! Chỉ có cảnh sát ở Tàu và Việt nam là không bị chỉ mặt vì họ là cảnh sát
Cuộc khủng hoảng do virút corona đang tạo ra một môi trường toàn cầu nhiều cạnh tranh hơn, với sự "đối đầu" phát triển nhanh hơn là "hợp tác". Liên Minh Âu Châu chúng ta phải đối mặt với những vùng biển khắc nghiệt hơn và có nguy cơ bị cuốn vào những dòng chảy chéo chiều của các cường quốc đang đòi chúng ta chọn phe rõ rệt. Những thứ được coi là kỹ thuật và không phải là "chính trị cao", chẳng hạn như đầu tư và thương mại, công nghệ và tiền tệ, nay là thành phần của một cuộc cạnh tranh công khai, hoặc thậm chí là đối đầu. Những thứ mà người ta có thể dựa vào một cách vững chắc, như dữ kiện và khoa học, hiện đang bị thách thức và cuốn vào trận chiến của những bài tường thuật, khuếch đại thêm qua những phương tiện truyền thông xã hội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.