Hôm nay,  

Độc Lập Và Độc Đảng

30/12/200600:00:00(Xem: 10407)

Độc Lập Và Độc Đảng

Là một thanh niên Việt Nam có tư tưởng dân chủ, lớn lên trong thời đại dân chủ, tôi rất vui mừng khi thấy sự xuất hiện của đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính và giáo sư Trần Khuê lãnh đạo. Sự xuất hiện công khai của đảng chính trị chân chính tại Việt Nam hiện nay là một đáp ứng đúng lúc cho thế hệ trẻ tham gia.

Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn bàn về nguyên tắc số 1 của đảng Dân Chủ XXI. Đó là "nước Việt Nam của người Việt Nam", hay nói cách khác, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền. Đó cũng là điều đã được quy định tại điều số 1 của Hiến pháp hiện hành.

Nước Việt Nam là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đất nước này không của riêng bất kì một tổ chức, tôn giáo hoặc thành phần nào. Điều 2 Hiến pháp quy định: "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân", điều này hoàn toàn đúng, nhưng lại thòng thêm "mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức". Khi đọc tới đây, hẳn những người Việt Nam không thuộc thành phần "nền tảng" sẽ cảm thấy chạnh lòng. Sự phân biệt đối xử ngay trong Hiến pháp như vậy là một trong những nguyên nhân lớn gây trở ngại cho việc đoàn kết dân tộc.

Xã hội nào cũng có nhiều thành phần, đảng phái, tôn giáo. Đảng Cộng sản chỉ có hơn 3 triệu đảng viên, trong khi dân số của Việt Nam hiện nay có hơn 83 triệu. Việc điều 4 Hiến pháp quy định đảng cộng sản mặc nhiên là đảng lãnh đạo hiển nhiên là sai phạm. Như vậy, đất nước Việt Nam là của riêng đảng Cộng sản, bản Hiến pháp được viết ra là vì quyền lợi của đảng Cộng sản, rõ ràng không phải vì lợi ích của hơn 80 triệu dân không phải là đảng viên đảng Cộng sản.

Việc chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo đất nước đã dẫn tới những hậu quả tai hại. Dễ nhận thấy nhất là tình trạng độc quyền, lạm quyền, rồi tạo ra tham nhũng, lãng phí đang hoành hoành cả nước. Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International), năm 2006, Việt Nam xếp hạng 111/163 quốc gia về mức độ tham nhũng. Chính thể chế độc đảng, độc tài đã dẫn đến tình trạng trên.

Tai hại hơn nữa, vấn đề độc đảng đã dẫn đến việc thi hành pháp luật tùy tiện, bắt người trái phép. Hiến pháp thì quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước, thế nhưng trong chế độ độc đảng, Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, thì Quốc hội chỉ là một bộ phận thi hành mệnh lệnh của Đảng hơn là ra lệnh cho Đảng.

Nguyên Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương đã tuyên bố: "án dân sự xử sao cũng được". Ngành tư pháp không được hoạt động độc lập, phải chịu sự khống chế của một đảng duy nhất, như vậy làm sao có thể xử án công bằng, đặc biệt là khi phải xét xử những đảng viên cộng sản cấp cao! Biết bao vụ xử oan sai đã hãm hại biết bao dân lành. Các tổ chức quốc tế đã nhiều lần lên tiếng với Nhà nước Việt Nam về tình trạng bắt người trái phép, trường hợp gần đây nhất là việc bắt giữ trái phép bà Bùi Kim Thành - một nữ luật sư của đảng Dân Chủ XXI trong bệnh viện tâm thần.

Chủ trương độc đảng là bội ước với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia kí kết. Đó là "Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền" và "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị". Hành động ngăn chặn báo chí tư nhân, ngăn cấm quyền tự do lập hội, hội họp, không tổ chức bầu cử tự do, công bằng đều đi ngược với chuẩn mực quốc tế và đạo lý xã hội. Là lãnh đạo của một quốc gia mà "nói một đằng làm một nẻo" thì làm sao thế giới nể phục, lòng dân làm sao yên"

Một điều khôi hài là chính điều 4 lại chống lại điều 3 ngay trong bản Hiến pháp hiện hành. Điều 3 Hiến pháp Việt Nam quy định "Nhà nước bảo đảm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ". Thế nhưng chỉ có một đảng được phép hoạt động, chỉ có một nhóm người được sinh hoạt chính trị công khai thì làm sao gọi là xã hội công bằng" Và có quốc gia dân chủ nào trên thế giới mà lại chỉ có một đảng độc quyền lãnh đạo. Do đó, chủ trương độc đảng không thể xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ". Và đã chủ trương độc đảng thì thay vì chống độc tài lại nuôi dưỡng độc tài, tạo ra bất công.

Thanh niên và trí thức Việt Nam rất ưu tư về việc đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm Hiến pháp và pháp luật như thế. Rõ ràng thực tế xã hội không hề giống như trong điều 3 Hiến pháp quy định, mà Hiến pháp lại là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của một quốc gia! Lãnh đạo mà không tuân thủ Hiến pháp thì làm sao có thể xây dựng Nhà nước pháp quyền như đã hô hào" Làm sao xã hội có thể an dân khi giới cầm quyền không thực hiện đúng theo khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật""

Việc độc đảng là hành động vi phạm nghiêm trọng điều 3 Hiến pháp. Việc vi phạm Hiến pháp cần phải xử lý ngay, không thể từ từ. Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ tin rằng những vị đại biểu Quốc hội có tai, có mắt để nghe và thấy được sự việc này. Do đó, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ gửi đến Quốc hội Việt Nam 2 yêu cầu sau:

1. Chấm dứt ngay tình trạng độc đảng đang vi phạm Hiến pháp. Và bắt đầu ngay công cuộc xây dựng "xã hội công bằng, dân chủ" như đã quy định tại điều 3 Hiến pháp.

2. Khẩn trương tu chính Hiến pháp, viết lại hoặc bãi bỏ những điều vi phạm điều 3.

Đó là thông điệp mà Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ gửi đến Quốc hội trước thềm năm mới 2007, năm mà toàn dân Việt Nam sẽ thực hiện quyền làm chủ của mình và thực thi nguyên tắc "nước Việt Nam của người Việt Nam", bằng việc tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Việt Nam là một quốc gia độc lập nhưng không thể độc đảng, vì độc đảng là sai phạm. Hiển nhiên, độc đảng là vi phạm pháp lý quốc gia, đạo lý xã hội và bội ước với công ước quốc tế. Nền độc lập của Việt Nam, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân chỉ có thể được bảo vệ trong một thể chế chính trị dân chủ, công bằng.

Nguyễn Tiến Trung - thành viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ

Chú thích:

Nguyên tắc cơ bản của đảng Dân Chủ XXI:

1. Nước Việt Nam của người Việt Nam

2. Ý dân là nền tảng của quyền lực

3. Bình đẳng

4. Pháp trị

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến nay, đối với đồng bào ở trong nước và cộng đồng người Việt ở hải ngoại kể từ 30-4-1975, sau 45 năm, những ngày ấy, những năm tháng ấy, không bom đạn trên đầu, nhưng sao trong lòng của mỗi chúng ta cứ lo âu, xao xuyến, sục sôi những chuyển đổi. Không sục sôi chuyển đổi sao được, những tiến bộ Khoa học Công nghệ 4.0, nhất là sự tiến bộ của điện toán, của hệ thống truyền thông, thông tin vượt tất cả mọi kiểm soát, vượt mọi tường lửa, thế giới phô bày trước mắt loài người, trước mặt 90 triệu đồng bào Việt Nam, những cái hay cũng như những cái dỡ của nó một cách phũ phàng.
“Bà X khoảng bốn mươi tuổi, hiện đang sống với chồng và con gái trong một căn nhà do chính họ làm chủ, ở California. Bà nói thông thạo hai thứ tiếng: Anh và Việt. Phục sức giản dị, trông buồn bã và lo lắng, bà X tuy dè dặt nhưng hoàn toàn thành thật khi trả lời mọi câu hỏi được đặt ra. “Bà rời khỏi Việt Nam vào năm 1980, khi còn là một cô bé, cùng với chị và anh rể. Ghe bị cướp ba lần, trong khi lênh đênh trong vịnh Thái Lan. Chị bà X bị hãm hiếp ngay lần thứ nhất. Khi người anh của bà X xông vào cứu vợ, ông bị đập búa vào đầu và xô xuống biển. Lần thứ hai, mọi chuyện diễn tiến cũng gần như lần đầu. Riêng lần cuối, khi bỏ đi, đám hải tặc còn bắt theo theo mấy thiếu nữ trẻ nhất trên thuyền. Chị bà X là một trong những người này.
Tìm được ý nghĩa thực của phương trình từ năm 2012 nhưng không dám công bố vì còn kẹt một bí mật cuối cùng, loay hoay nghiên cứu, tìm tòi hàng năm không giải nổi. Nó nằm trong chữ C² (C bình phương) – bình phương tốc độ ánh sáng. Vật chất chỉ cần chuyển động nhanh bằng (C), tốc độ ánh sáng, là biến thành năng lượng rồi, còn sót cái gì để mà đòi bay nhanh hơn? – C+1 đã là dư. C nhân hai, nhân ba là dư quá lố, vậy mà ở đây còn dư kinh hồn hơn, là c bình phương lận – c nhân với c (186,282 x 186,282) nghĩa là khoảng 34,700,983,524 dặm/ giây!
Sau trận Phước Long 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt. Ngày 10/3/1975, Thị xã Ban Mê Thuột bị tấn công thất thủ sau hai ngày chống cự, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, cao nguyên Trung phần lọt vào tay cộng sản. Ngày 8/3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Quảng Trị, Quảng Trị mất, rồi các tỉnh miền Trung lần lượt mất theo.
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình.Các con cần phải học, học và học… Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất hứa.
Tháng Tư lại trở về, gợi nhớ đến ngày cuối cùng, lúc toàn miền Nam rơi vào tay đoàn quân xâm lược từ phương bắc, lần này là lần thứ 45! Trong ký ức của mỗi người dân miền Nam chúng ta, có biết bao nhiêu khúc phim lại được dịp hiển hiện, rõ ràng và linh động như vừa mới hôm qua. Có người nhớ đến cảnh hỗn loạn ở phi trường Tân Sơn Nhất, có người không sao quên được những năm tháng tù tội trong trại giam cộng sản, có người nghẹn ngào ôn lại cảnh gia đình ly tán trong những ngày kinh hoàng đó, và có biết bao người còn ghi khắc mãi những ngày lênh đênh trên sóng nước mịt mù hay băng qua rừng sâu núi thẳm để tìm đến bến bờ tự do.
Tôi sinh ra đời tại miền Nam, cùng thời với “những tờ bạc Sài Gòn” nhưng hoàn toàn không biết rằng nó đã “làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ” của nửa phần đất nước. Và vì vậy, tôi cũng không thấy “phấn khởi” hay “hồ hởi” gì (ráo trọi) khi nhìn những đồng tiền quen thuộc với cuộc đời mình đã bị bức tử – qua đêm! Suốt thời thơ ấu, trừ vài ba ngày Tết, rất ít khi tôi được giữ “nguyên vẹn” một “tờ bạc Sài Gòn” mệnh giá một đồng. Mẹ hay bố tôi lúc nào cũng xé nhẹ nó ra làm đôi, và chỉ cho tôi một nửa. Nửa còn lại để dành cho ngày mai. Tôi làm gì được với nửa tờ giấy bạc một đồng, hay năm cắc, ở Sài Gòn – vào năm 1960 – khi vừa mới biết cầm tiền? Năm cắc đủ mua đá nhận. Đá được bào nhỏ nhận cứng trong một cái ly nhựa, rồi thổ ra trông như hình cái oản – hai đầu xịt hai loại xi rô xanh đỏ, lạnh ngắt, ngọt lịm và thơm ngát – đủ để tôi và đứa bạn chuyền nhau mút lấy mút để mãi
Chiến tranh Việt Nam có hai chiến trường: Đông Dương và Mỹ. Bắc Việt cố gắng kéo dài cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam và đồng thời làm mệt mỏi công luận trên chiến trường Mỹ. Đứng trườc chiến lược này và kế thừa một di sản là sức mạnh quân sự, các tình trạng tổn thất và phản chiến đang gia tăng, Tổng thống Nixon cân nhắc mọi khả năng trong chính sách. Nixon quyết định chỉnh đốn các trận địa chiến cho miền Nam Việt Nam trong khi củng cố khả năng chiến đấu cho họ. Sự giảm bớt vai trò của chúng ta sẽ hỗ trợ cho công luận trong nước Mỹ. Trong thời gian này, Nixon cũng để cho Kissinger tổ chức mật đàm càng nhanh càng tốt.
Bất kỳ chiến lược nào để giảm bớt mối đe dọa từ các chính sách xâm lược của Trung Quốc phải dựa trên sự đánh giá thực tế về mức tác động đòn bẩy của Hoa Kỳ và của các cường quốc bên ngoài khác đối với sự tiến hóa bên trong nội bộ Trung Quốc. Ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài đó có giới hạn về cấu trúc, bởi vì đảng sẽ không từ bỏ các hoạt động mà họ cho là quan trọng để duy trì sự kiểm soát. Nhưng chúng ta quả thực lại có những khí cụ quan trọng, những khí cụ này hoàn toàn nằm ngoài sức mạnh quân sự và chính sách thương mại. Điều ấy là những phẩm chất “Tự do của người Tây phương” mà người Trung Quốc coi là điểm yếu, thực sự là những sức mạnh. Tự do trao đổi thông tin, tự do trao đổi ý tưởng là một lợi thế cạnh tranh phi thường, một động cơ tuyệt vời của sự cách tân và thịnh vượng. (Một lý do mà Đài Loan được xem là mối đe dọa đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, chính là vì nó cung cấp một ví dụ với quy mô tuy nhỏ nhưng lại hùng hồn về sự thành công của hệ thống chính trị và kin
Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.