Hôm nay,  

Hội Nhập Trong Và Ngoài

01/08/200700:00:00(Xem: 9102)

...cổ phần hoá rất chậm hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khi lại lập thêm tổng công ty quốc doanh...

Sau khi là hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đang hội nhập vào luồng trao đổi kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, tình trạng phát triển thiếu bình đẳng và nạn bất công xã hội lan rộng có thể là mặt trái của những thành tựu đang được ngợi ca. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về vấn đề này và về những giải pháp cải sửa cho tương lai qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, qua chương trình tuần trước, ông trình bày mô thức phát triển kinh tế Việt Nam với cách diễn giải về sự vận hành tài nguyên và quyền lực phần nào giải thích nhiều bất công và bất ổn như ta có thể đã thấy trên thị trường cổ phiếu và vụ cả ngàn người dân biểu tình khiếu kiện trong gần tháng trời trước khi bị dẹp.

Như đã hẹn từ kỳ trước, tuần này ta sẽ cùng tìm hiểu về những chọn lựa hay giải pháp của Việt Nam. Câu hỏi đầu tiên, thưa ông, vì sao Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng được nhiều nước khen ngợi mà vẫn gặp những vấn đề xã hội như chúng ta vừa thấy"

Nếu có thể trả lời ngắn gọn, tôi xin được nói là Việt Nam muốn hội nhập vào cộng đồng kinh tế của thế giới mà lại không hội nhập được cộng đồng dân tộc vào một nỗ lực chung, nên vẫn có những người bị bỏ rơi bên ngoài. Lý do có thể xuất phát từ chọn lựa chính trị của giới lãnh đạo, y như họ muốn bình thường hóa quan hệ mọi mặt với Hoa Kỳ mà lại không bình thường hoá quan hệ với chính người dân.

Sự chọn lựa chính trị ấy mới dẫn tới chiến lược kinh tế xã hội với nhiều vấn đề sẽ ngày một gay gắt hơn. Xin nói thêm, và nói lại, rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không có gì là kỳ diệu như người ta nghĩ vì nhiều xứ khác cũng đã trải qua giai đoạn khởi phát ngoạn mục ấy, mà sau đó kinh tế vẫn có thể bị suy trầm, thậm chí suy thoái, và xã hội bị khủng hoảng.

Hỏi: Ông giải thích là sự chọn lựa chính trị như nguyên do của sự chọn lựa về chiến lược hay sách lược phát triển kinh tế. Ông có thể trình bày sự việc ấy cho rõ hơn được không"

Chúng ta cần ngược dòng thời gian về hai chục năm trước, khi lãnh đạo Việt Nam thời đó thấy ra sự bế tắc, và hậu quả khủng hoảng kinh tế, của đường lối tập trung kế hoạch theo lý luận kinh tế chính trị học Mác-Lênin. Thời ấy, họ đã biết thế là sai, nhưng thật ra vẫn chưa rõ thế nào là đúng, và mất nhiều năm dọ dẫm trong khi thực tế của đời sống dân cư đã tự phát bung khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Sau gần năm năm, nhất là khi khối Xô viết đã tan rã, người ta mới tìm cách hệ thống hoá những hiểu biết hay kiểm nghiệm về thực tế để tìm ra một giải pháp cho kinh tế với một định đề về chính trị là "đảng vẫn phải giữ quyền lãnh đạo". Sự chọn lựa chính trị đã quyết định về sự chọn lựa kinh tế theo ý đó, và thường xuyên bị thực tế kinh tế thách đố nên cứ lùi dần và dẫn tới tình trạng ngày nay.

Hỏi: Ông nói "cứ lùi dần" có lẽ là trong ý nghĩa lãnh đạo chính trị cứ lùi dần trước sức ép của thực tế kinh tế, nhưng có những sự kiện gì khả dĩ minh diễn điều ấy không"

Tôi trộm nghĩ rằng tư duy kinh tế của lãnh đạo Việt Nam là sự sáng tạo theo lối kiến cơ nhi tác, tùy cơ ứng biến, nôm na là mỗi năm lại sáng ra một chút. Sự kiện minh họa là lý luận "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", chỉ xuất hiện gần 10 năm sau khủng hoảng; trước đó chưa thấy nói tới, ta hãy xem các văn kiện của Đại hội đảng khóa VI và khoá VII thì rõ. Ví dụ khác là qua tiến trình đổi mới từ dưới lên một cách tự phát và nhất là ở trong Nam, rồi hệ thống hóa từ trên xuống, nhất là từ Hà Nội ra cả nước, người ta mới dần dần tìm ra vai trò chủ yếu của khu vực nhà nước, nói theo xưa là của "các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa", vẫn giữ vị trí thống trị trên các thành phần kinh tế khác. Nhưng sau khi được phép tồn tại rồi, chính là các thành phần kinh tế này đã kéo cả nước ra khỏi khủng hoảng. Mà công lao đó của người dân lại được gọi là công lao đổi mới của đảng.

Cho nên, phải nói là ngay từ đầu đã là một sự mù mờ thật ra dễ hiểu về tư duy kinh tế.

Hỏi: Nhưng, điều ông gọi là "sự mù mờ về tư duy kinh tế" này đã được điều chỉnh dần dần theo thực tế nên tình hình dù sao cũng khả quan hơn ngày xưa chứ"

Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta không quên một đặc tính của Việt Nam ngày nay là đảng tự cho mình cái quyền suy nghĩ thay cho dân để quyết định về mọi chuyện đúng sai hay xấu tốt. Khi đảng lãnh đạo lại mù mờ và lúng túng về tư duy kinh tế thì bộ máy đảng cũng bị lúng túng trong áp dụng vì lằn ranh đúng-sai không thể được phân định cho rõ.

Sau đây là vài thí dụ minh diễn việc thể hiện tư duy mù mờ ấy. Thế nào là "cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước", hay "xã hội hoá hệ thống giáo dục", có phải là tư nhân hoá công ty quốc doanh hay các trường học từ dưới lên trên không" Vì mù mờ nên Việt Nam đã cổ phần hoá rất chậm hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khi lại lập thêm tổng công ty quốc doanh, hay khu kinh tế trọng điểm. Và cũng vì mù mờ nên Việt Nam mới bị khủng hoảng về giáo dục và đào tạo. Một thí dụ khác là vai trò của kế hoạch trong kinh tế thị trường và sự thiếu mạch lạc giữa nghị quyết đảng với các chiến lược kinh tế xã hội mà nhà nước phải áp dụng theo sự khuyến nghị của quốc tế.


Hậu quả chung cuộc là làm sao dung hoà được đòi hỏi kinh tế - tức là người dân phải có quyền tự do chọn lựa - với đòi hỏi chính trị là đảng quyết định về những chọn lựa chiến lược nhất" Trong hoàn cảnh mập mờ ấy, ai có quyền là người có lý và từ đó kiếm tiền dễ hơn người khác. Một lý do của nạn tham nhũng, tước đoạt đất đai và bất công xã hội có thể thấy ngay trong tư duy kinh tế tôi gọi là mù mờ này.

Hỏi: Nhưng dù sao, Việt Nam cũng là một nước nghèo và kém phát triển cho nên nếu có phải lần bước tìm ra con đường đúng đắn cho mình sau nhiều năm thử nghiệm cũng là điều có thể hiểu và được thông cảm chứ, ông nghĩ sao"

Quả như vậy, nếu mình ý thức được điều ấy mà đừng chủ quan tự mãn và trở thành người duy nhất tin vào sự tuyên truyền hay quảng cáo của chính mình về chính mình.

Ta hãy nói đến vài chi tiết cụ thể sau đây để mình khỏi tự mê hoặc. Kể về kim ngạch, tức là ngạch số tuyệt đối, Việt Nam là quốc gia nhận được viện trợ kinh tế nhiều nhất trên thế giới, sau hai nước đang có chiến tranh là Iraq và Afghanistan. Tính ra cũng gần bốn tỷ Mỹ kim một năm, mà tiêu chưa hết phân nửa vì không biết cách xài cho đúng. Ngoài ra, và chính thức thì Việt Nam còn nhận được hàng năm hơn bốn tỷ đô la của hải ngoại gửi về giúp thân nhân, chưa nói đến đầu tư của nước ngoài, tương đương với 4% tổng sản lượng GDP. Với sức đẩy từ ngoài như vậy, nếu đạt tốc độ tăng trưởng cỡ 8% thì cũng đừng nên coi đó là công lao hàng đầu của đảng nhờ đổi mới. Và cũng nhờ sức đẩy này mà đảng viên cán bộ mới thành triệu phú gửi tiền ra ngoài.

Hỏi: Bây giờ, ta bước qua phần thứ hai là về các giải pháp. Như ông nói hồi nãy, làm sao để không ai bị bỏ rơi bên ngoài, làm sao hội nhập người dân vào công cuộc phát triển quốc gia"

Kỳ trước, ta nói đến sự kiện xuất khẩu chiếm hơn 60% của sản lượng kinh tế Việt Nam khi mới chỉ chừng hơn 40% vào năm 2000 hay chừng 25% vào 10 năm trước. Đấy là chỉ dấu cho thấy kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập vào kinh tế thế giới, với khu vực ta tạm gọi là "hướng ngoại" nay là đầu máy kinh tế. Nhưng, sự hội nhập bề ngoài ấy cho thấy Việt Nam chỉ làm gia công cho thế giới, nhờ các ngành nghề thâm dụng tư bản và kỹ thuật nhờ thiết bị nhập khẩu.

Trong khi ấy, các ngành nghề thâm dụng lao động, là dùng nhiều lao động để sản xuất ra cùng một lượng sản phẩm, lại bị lãng quên. Khi lãng quên là đương nhiên bỏ rơi nhiều người không tiếp cận với xuất khẩu và lợi tức của họ không gia tăng thì thị trường nội địa không thể quân bình được với thị trường xuất nhập khẩu.

Hỏi: Ông cho rằng Việt Nam nên hạn chế tỷ trọng xuất khẩu để san xẻ lợi tức với các thành phần khác ở nông thôn"
Thưa vấn đề không là hạn chế xuất khẩu mà là tạo điều kiện cho nhiều người cùng có khả năng tham gia sản xuất và chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa.

Một thí dụ rất nóng về thời sự mà liên hệ đến hiện tượng ấy là việc phân bố đất lâm nghiệp tại các tỉnh cao nguyên, nơi sinh hoạt chủ yếu của đồng bào thiểu số, có đầy bất công và mang tính bóc lột rõ rệt. Thành phần sắc tộc bị bỏ rơi và không hưởng lợi ích gì của sự hội nhập vào thế giới bên ngoài, trong từng gói trà hay hạt cà phê xuất khẩu ra ngoài. Họ cũng là người Việt Nam và bị ức hiếp như nông dân bị cướp đất và đang khiếu kiện từ cả chục năm nay.

Chiến lược kinh tế hiện hành dẫn đến nạn bóc lột lẫn nhau để xuất khẩu cho rẻ và tiếp cận cho rộng với thị trường bên ngoài, và được thế giới ngợi khen. Nhưng, bên trong thì Việt Nam càng hội nhập theo lối làm thuê cho thiên hạ như vậy lại càng gây bất công và bị bất ổn.

Hỏi: Nhưng đâu là những điều kiện để có thể áp dụng giải pháp quân bình ấy, và cái giá phải trả sẽ là thế nào vì như ông thường trình bày, quyết định kinh tế nào cũng có những phí tổn tiềm ẩn của nó chứ"

Thưa Việt Nam có thể sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn một chút vì hiệu năng sản xuất kém với các ngành nghệ thâm dụng nhân công hơn là tư bản trong khu vực ta tạm gọi là hướng nội, nhưng với phẩm chất cao hơn về xã hội. Nói tóm tắt thì nên nghĩ đến việc tái phân lại lợi tức và ngân sách giữa các tỉnh và các khu vực sản xuất để khỏi giàng sự thịnh vượng quốc gia vào riêng một lãnh vực xuất khẩu mà bỏ quên các thành phần khác.

Hỏi: Đó là về những phí tổn nhất thời, chứ về điều kiện thì đâu là những việc phải làm"

Về các điều kiện thì tôi thiển nghĩ là nhiều người cũng đã thấy và đã nói tới, kể cả ở trong nước. Từ chuyện xa thì phải làm một cuộc cách mạng về giáo dục và đào tạo để mọi người cùng có cơ hội thăng tiến và học được tay nghề thiết thực. Tới chuyện gần là phải đẩy mạnh hơn việc cải cách hành chính để xây dựng được bộ máy công quyền vô tư và có hiệu năng, từ cấp trung ương, từ các bộ, cho tới các địa phương hay ngành nghề sản xuất để có khả năng quản lý ngân sách minh bạch và có lợi hơn về xã hội.

Và trên cùng, trước hết, phải tách đảng ra khỏi bộ máy nhà nước, để xây dựng pháp quyền nhà nước có khả năng quyết định thực sự chứ không bị chi phối bởi đảng quyền từ trung ương tới từng địa phương. Chính là vì đảng quyền quá mạnh, tham nhũng mới dễ xảy ra mà vì là công cụ của đảng, Quốc hội hay Chính phủ không thể ngăn ngừa được và mô hình bất công hiện nay vẫn cứ được duy trì.

Nói cho gọn thì phải quan niệm lại ưu tiên chiến lược, là nên chọn lựa sự thịnh vượng cho đại đa số hay chọn lựa bảo vệ đặc quyền và đặc lợi cho một thiểu số đang phát triển chế độ làm thuê trên cả nước" Từ ưu tiên ấy ta mới có thể định lại các ưu tiên khác về sung dụng tài nguyên quốc gia, sử dụng viện trợ, cải tổ luật pháp và nói chung là phát triển kinh tế có phẩm chất. Chúng ta còn nhiều cơ hội trở lại sự chọn lựa chiến lược này khi so sánh với các xứ khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay công sở và trường học cùng một số hãng xưởng đã được nghỉ lễ ngày Martin Luther King Jr. Day để đón mừng sinh nhật và tưởng niệm ông. MLK sinh ngày 15 tháng Một năm 1929 nhưng ngày MLK Day được chọn là ngày thứ Hai thứ ba trong tháng Một hàng năm, tức hôm nay. Ngoại trừ sinh nhật tổng thống George Washington và Abraham Lincoln được kết hợp và đón chào như một ngày lễ liên bang qua Ngày Tổng Thống - President Day, ông là công dân Hoa Kỳ duy nhất có ngày sinh đã được Quốc Hội chuẩn thuận và tổng thống Ronald Reagan thông qua vào năm 1983, trở thành ngày lễ liên bang chính thức, nhằm tưởng niệm và vinh danh một nhân vật lịch sử vĩ đại của nước Mỹ. Người mà cái tên hầu như hiện diện khắp nước Mỹ qua những bảng tên đường, các trung tâm, tổ chức, phong trào xã hội dân sự.
Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù, mà còn chia chung rất nhiều … cố tật! Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Đọc các bản tin về ngày lễ nhậm chức của Tổng Thống tân cử Joe Biden cùng Phó TT Kamala Harris với chủ đề Nước Mỹ Đoàn Kết (America United), bên cạnh những thông tin áp đảo về vấn đề an ninh, có thể nhiều người còn thấy con số 191,500 lá cờ đủ kích cỡ tượng trưng cho người dân không thể đến tham dự cùng 56 bệ đèn được cắm và dựng quanh khu vực tổ chức.
Kết quả bầu cử tại Georgia cho thấy quyền lực chính trị ở Mỹ thay đổi chỉ vỏn vẹn 10 ngàn lá phiếu nhất là đến từ dân thiểu số. Cho nên đảng Dân Chủ dưới thời Biden sẽ gấp rút đẩy mạnh các chính sách nhập cư và an sinh xã hội nhằm biến đỏ thành xanh ở các tiểu bang như Arizona, Georgia hay ngay cả Florida và Texas vốn là những thành trì của đảng Cộng Hòa cho đến nay.
Bao lâu nữa thì hệ thống môi sinh nơi quê hương tôi sẽ bị hủy hoại, đến độ không sinh vật nào có thể sống được ở nơi này? Khi cái vòng sống liên tục vô thủy vô chung đó có một mắt xích bị hỏng, khi môi trường sinh thái ở một nơi nào đó bị mất quân bằng, có bao nhiêu sinh vật sẽ bị ảnh hưởng – và bị ảnh hưởng tận cùng rốt ráo ra sao?
Tôi đã phỏng vấn các nhà tư tưởng hàng đầu về 101 đề tài riêng biệt – từ tiền bạc tới nợ nần, các hệ thống cung cấp tới mậu dịch, việc làm tới máy robots, báo chí tới chính trị, nước tới thực phẩm, biến đổi khí hậu tới nhân quyền, thương mại điện tử tới an ninh mạng, tuyệt vọng tới tinh thần lành mạnh, giới tính tới kỳ thị chủng tộc, nghệ thuật tới văn học, và ngay cả hy vọng và hạnh phúc.Những người tôi phỏng vấn gồm chủ tịch của Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, cựu giám đốc CIA, cựu tư lệnh đồng minh tối cao NATO, cựu thủ tướng Ý và nhà thiên văn học hoàng gia Anh. Tôi đã “Zoom” – chữ này đã trở nên một động từ chỉ sau một đêm – với Kishore Mahbubani tại Singapore, Yolanda Kakabadse tại Quito, Judith Butler tại Berkeley, California, Alice Ruhweza tại Nairobi và Jeremy Corbyn tại London. Đối với tập mới nhất của chúng tôi, cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từ Hán Thành. Đối với tôi, đó thật sự là lý do của điều tôi học được. Trong số những thứ khác, nó giúp tôi hiểu tại sao
Nước Mỹ đang phải đối diện với những thử thách nghiêm trọng, kể từ khi người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào chiếm toà nhà quốc hội ở Thủ đô Washington chiều ngày 6/1 vừa qua. Trong bốn tiếng đồng hồ bị chiếm đóng, các dân cử có lúc đã phải nằm xuống ghế, chui xuống bàn để tránh bị thương do bạo loạn, trước khi được sơ tán đến một nơi an toàn. Vụ bạo loạn hôm 6/1 làm cho 5 người chết trong đó có một cảnh sát, mấy chục người bị thương gồm hơn chục nhân viên an ninh tại quốc hội. Lịch sử đã lập lại, sau hơn hai trăm năm. Năm 1814 quân lính Anh tấn công và đốt phá nhiều nơi kể cả toà nhà quốc hội đang được xây dựng. Đó là lúc có cuộc chiến tranh mang tên “1812 War”.
Mọi người ai cũng hi vọng qua năm mới 2021 Huê kỳ thoát ra khỏi một năm đen tối : có hơn 300 000 người chết vì corona vũ hán, kinh tế khủng hoảng do đại dịch nghiêm trọng không thua hồi năm 1929 tác hại, dân da đen bị kích động vấn đề chủng tộc, cận ngày bầu cử, nổi loạn ở nhiều Tiểu bang, biến Huê kỳ trở thành một nước khủng hoảng và chia rẽ.
Hãy hỏi những người đã mang Cờ Vàng-3 sọc đỏ đi tham gia biểu tình bạo động có biết nhiều người Mỹ và báo chí Mỹ đã cáo buộc những người tấn công vào điện Capitol là “quân khủng bố nội địa” (Domestic Terrorists), hay những kẻ phá hoại (Rioters)? Vì vậy thật khó biết, khi hình ảnh một người leo lên sân thượng của Capitol phất cờ Việt Nam Cộng hòa chiều tối ngày 6/01/2021 được truyền đi khắp Thế giới, trong khi những người biểu tình khác đập phá bên trong, có khiến ai chua xót và đau lòng vì là cờ đã bị xúc phạm ?
Sửa chữa các thiệt hại này trong một sớm một chiều sẽ là chuyện rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Trump sẽ không còn là tổng thống nữa, nhưng Trump sẽ vẫn có ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa và đất nước. Trong khi thế giới đang ngày càng rối ren và ảnh hưởng của Hoa Kỳ đã suy giảm, Trump đã thúc đẩy đáng kể cả hai xu hướng. Điểm mấu chốt là Trump đang để lại một đất nước và một thế giới trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà Trump được thừa hưởng. Đó là di sản đau buồn của Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.