Hôm nay,  

Hội Nhập Trong Và Ngoài

01/08/200700:00:00(Xem: 8440)

...cổ phần hoá rất chậm hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khi lại lập thêm tổng công ty quốc doanh...

Sau khi là hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đang hội nhập vào luồng trao đổi kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, tình trạng phát triển thiếu bình đẳng và nạn bất công xã hội lan rộng có thể là mặt trái của những thành tựu đang được ngợi ca. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về vấn đề này và về những giải pháp cải sửa cho tương lai qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, qua chương trình tuần trước, ông trình bày mô thức phát triển kinh tế Việt Nam với cách diễn giải về sự vận hành tài nguyên và quyền lực phần nào giải thích nhiều bất công và bất ổn như ta có thể đã thấy trên thị trường cổ phiếu và vụ cả ngàn người dân biểu tình khiếu kiện trong gần tháng trời trước khi bị dẹp.

Như đã hẹn từ kỳ trước, tuần này ta sẽ cùng tìm hiểu về những chọn lựa hay giải pháp của Việt Nam. Câu hỏi đầu tiên, thưa ông, vì sao Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng được nhiều nước khen ngợi mà vẫn gặp những vấn đề xã hội như chúng ta vừa thấy"

Nếu có thể trả lời ngắn gọn, tôi xin được nói là Việt Nam muốn hội nhập vào cộng đồng kinh tế của thế giới mà lại không hội nhập được cộng đồng dân tộc vào một nỗ lực chung, nên vẫn có những người bị bỏ rơi bên ngoài. Lý do có thể xuất phát từ chọn lựa chính trị của giới lãnh đạo, y như họ muốn bình thường hóa quan hệ mọi mặt với Hoa Kỳ mà lại không bình thường hoá quan hệ với chính người dân.

Sự chọn lựa chính trị ấy mới dẫn tới chiến lược kinh tế xã hội với nhiều vấn đề sẽ ngày một gay gắt hơn. Xin nói thêm, và nói lại, rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không có gì là kỳ diệu như người ta nghĩ vì nhiều xứ khác cũng đã trải qua giai đoạn khởi phát ngoạn mục ấy, mà sau đó kinh tế vẫn có thể bị suy trầm, thậm chí suy thoái, và xã hội bị khủng hoảng.

Hỏi: Ông giải thích là sự chọn lựa chính trị như nguyên do của sự chọn lựa về chiến lược hay sách lược phát triển kinh tế. Ông có thể trình bày sự việc ấy cho rõ hơn được không"

Chúng ta cần ngược dòng thời gian về hai chục năm trước, khi lãnh đạo Việt Nam thời đó thấy ra sự bế tắc, và hậu quả khủng hoảng kinh tế, của đường lối tập trung kế hoạch theo lý luận kinh tế chính trị học Mác-Lênin. Thời ấy, họ đã biết thế là sai, nhưng thật ra vẫn chưa rõ thế nào là đúng, và mất nhiều năm dọ dẫm trong khi thực tế của đời sống dân cư đã tự phát bung khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Sau gần năm năm, nhất là khi khối Xô viết đã tan rã, người ta mới tìm cách hệ thống hoá những hiểu biết hay kiểm nghiệm về thực tế để tìm ra một giải pháp cho kinh tế với một định đề về chính trị là "đảng vẫn phải giữ quyền lãnh đạo". Sự chọn lựa chính trị đã quyết định về sự chọn lựa kinh tế theo ý đó, và thường xuyên bị thực tế kinh tế thách đố nên cứ lùi dần và dẫn tới tình trạng ngày nay.

Hỏi: Ông nói "cứ lùi dần" có lẽ là trong ý nghĩa lãnh đạo chính trị cứ lùi dần trước sức ép của thực tế kinh tế, nhưng có những sự kiện gì khả dĩ minh diễn điều ấy không"

Tôi trộm nghĩ rằng tư duy kinh tế của lãnh đạo Việt Nam là sự sáng tạo theo lối kiến cơ nhi tác, tùy cơ ứng biến, nôm na là mỗi năm lại sáng ra một chút. Sự kiện minh họa là lý luận "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", chỉ xuất hiện gần 10 năm sau khủng hoảng; trước đó chưa thấy nói tới, ta hãy xem các văn kiện của Đại hội đảng khóa VI và khoá VII thì rõ. Ví dụ khác là qua tiến trình đổi mới từ dưới lên một cách tự phát và nhất là ở trong Nam, rồi hệ thống hóa từ trên xuống, nhất là từ Hà Nội ra cả nước, người ta mới dần dần tìm ra vai trò chủ yếu của khu vực nhà nước, nói theo xưa là của "các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa", vẫn giữ vị trí thống trị trên các thành phần kinh tế khác. Nhưng sau khi được phép tồn tại rồi, chính là các thành phần kinh tế này đã kéo cả nước ra khỏi khủng hoảng. Mà công lao đó của người dân lại được gọi là công lao đổi mới của đảng.

Cho nên, phải nói là ngay từ đầu đã là một sự mù mờ thật ra dễ hiểu về tư duy kinh tế.

Hỏi: Nhưng, điều ông gọi là "sự mù mờ về tư duy kinh tế" này đã được điều chỉnh dần dần theo thực tế nên tình hình dù sao cũng khả quan hơn ngày xưa chứ"

Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta không quên một đặc tính của Việt Nam ngày nay là đảng tự cho mình cái quyền suy nghĩ thay cho dân để quyết định về mọi chuyện đúng sai hay xấu tốt. Khi đảng lãnh đạo lại mù mờ và lúng túng về tư duy kinh tế thì bộ máy đảng cũng bị lúng túng trong áp dụng vì lằn ranh đúng-sai không thể được phân định cho rõ.

Sau đây là vài thí dụ minh diễn việc thể hiện tư duy mù mờ ấy. Thế nào là "cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước", hay "xã hội hoá hệ thống giáo dục", có phải là tư nhân hoá công ty quốc doanh hay các trường học từ dưới lên trên không" Vì mù mờ nên Việt Nam đã cổ phần hoá rất chậm hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong khi lại lập thêm tổng công ty quốc doanh, hay khu kinh tế trọng điểm. Và cũng vì mù mờ nên Việt Nam mới bị khủng hoảng về giáo dục và đào tạo. Một thí dụ khác là vai trò của kế hoạch trong kinh tế thị trường và sự thiếu mạch lạc giữa nghị quyết đảng với các chiến lược kinh tế xã hội mà nhà nước phải áp dụng theo sự khuyến nghị của quốc tế.


Hậu quả chung cuộc là làm sao dung hoà được đòi hỏi kinh tế - tức là người dân phải có quyền tự do chọn lựa - với đòi hỏi chính trị là đảng quyết định về những chọn lựa chiến lược nhất" Trong hoàn cảnh mập mờ ấy, ai có quyền là người có lý và từ đó kiếm tiền dễ hơn người khác. Một lý do của nạn tham nhũng, tước đoạt đất đai và bất công xã hội có thể thấy ngay trong tư duy kinh tế tôi gọi là mù mờ này.

Hỏi: Nhưng dù sao, Việt Nam cũng là một nước nghèo và kém phát triển cho nên nếu có phải lần bước tìm ra con đường đúng đắn cho mình sau nhiều năm thử nghiệm cũng là điều có thể hiểu và được thông cảm chứ, ông nghĩ sao"

Quả như vậy, nếu mình ý thức được điều ấy mà đừng chủ quan tự mãn và trở thành người duy nhất tin vào sự tuyên truyền hay quảng cáo của chính mình về chính mình.

Ta hãy nói đến vài chi tiết cụ thể sau đây để mình khỏi tự mê hoặc. Kể về kim ngạch, tức là ngạch số tuyệt đối, Việt Nam là quốc gia nhận được viện trợ kinh tế nhiều nhất trên thế giới, sau hai nước đang có chiến tranh là Iraq và Afghanistan. Tính ra cũng gần bốn tỷ Mỹ kim một năm, mà tiêu chưa hết phân nửa vì không biết cách xài cho đúng. Ngoài ra, và chính thức thì Việt Nam còn nhận được hàng năm hơn bốn tỷ đô la của hải ngoại gửi về giúp thân nhân, chưa nói đến đầu tư của nước ngoài, tương đương với 4% tổng sản lượng GDP. Với sức đẩy từ ngoài như vậy, nếu đạt tốc độ tăng trưởng cỡ 8% thì cũng đừng nên coi đó là công lao hàng đầu của đảng nhờ đổi mới. Và cũng nhờ sức đẩy này mà đảng viên cán bộ mới thành triệu phú gửi tiền ra ngoài.

Hỏi: Bây giờ, ta bước qua phần thứ hai là về các giải pháp. Như ông nói hồi nãy, làm sao để không ai bị bỏ rơi bên ngoài, làm sao hội nhập người dân vào công cuộc phát triển quốc gia"

Kỳ trước, ta nói đến sự kiện xuất khẩu chiếm hơn 60% của sản lượng kinh tế Việt Nam khi mới chỉ chừng hơn 40% vào năm 2000 hay chừng 25% vào 10 năm trước. Đấy là chỉ dấu cho thấy kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập vào kinh tế thế giới, với khu vực ta tạm gọi là "hướng ngoại" nay là đầu máy kinh tế. Nhưng, sự hội nhập bề ngoài ấy cho thấy Việt Nam chỉ làm gia công cho thế giới, nhờ các ngành nghề thâm dụng tư bản và kỹ thuật nhờ thiết bị nhập khẩu.

Trong khi ấy, các ngành nghề thâm dụng lao động, là dùng nhiều lao động để sản xuất ra cùng một lượng sản phẩm, lại bị lãng quên. Khi lãng quên là đương nhiên bỏ rơi nhiều người không tiếp cận với xuất khẩu và lợi tức của họ không gia tăng thì thị trường nội địa không thể quân bình được với thị trường xuất nhập khẩu.

Hỏi: Ông cho rằng Việt Nam nên hạn chế tỷ trọng xuất khẩu để san xẻ lợi tức với các thành phần khác ở nông thôn"
Thưa vấn đề không là hạn chế xuất khẩu mà là tạo điều kiện cho nhiều người cùng có khả năng tham gia sản xuất và chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa.

Một thí dụ rất nóng về thời sự mà liên hệ đến hiện tượng ấy là việc phân bố đất lâm nghiệp tại các tỉnh cao nguyên, nơi sinh hoạt chủ yếu của đồng bào thiểu số, có đầy bất công và mang tính bóc lột rõ rệt. Thành phần sắc tộc bị bỏ rơi và không hưởng lợi ích gì của sự hội nhập vào thế giới bên ngoài, trong từng gói trà hay hạt cà phê xuất khẩu ra ngoài. Họ cũng là người Việt Nam và bị ức hiếp như nông dân bị cướp đất và đang khiếu kiện từ cả chục năm nay.

Chiến lược kinh tế hiện hành dẫn đến nạn bóc lột lẫn nhau để xuất khẩu cho rẻ và tiếp cận cho rộng với thị trường bên ngoài, và được thế giới ngợi khen. Nhưng, bên trong thì Việt Nam càng hội nhập theo lối làm thuê cho thiên hạ như vậy lại càng gây bất công và bị bất ổn.

Hỏi: Nhưng đâu là những điều kiện để có thể áp dụng giải pháp quân bình ấy, và cái giá phải trả sẽ là thế nào vì như ông thường trình bày, quyết định kinh tế nào cũng có những phí tổn tiềm ẩn của nó chứ"

Thưa Việt Nam có thể sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn một chút vì hiệu năng sản xuất kém với các ngành nghệ thâm dụng nhân công hơn là tư bản trong khu vực ta tạm gọi là hướng nội, nhưng với phẩm chất cao hơn về xã hội. Nói tóm tắt thì nên nghĩ đến việc tái phân lại lợi tức và ngân sách giữa các tỉnh và các khu vực sản xuất để khỏi giàng sự thịnh vượng quốc gia vào riêng một lãnh vực xuất khẩu mà bỏ quên các thành phần khác.

Hỏi: Đó là về những phí tổn nhất thời, chứ về điều kiện thì đâu là những việc phải làm"

Về các điều kiện thì tôi thiển nghĩ là nhiều người cũng đã thấy và đã nói tới, kể cả ở trong nước. Từ chuyện xa thì phải làm một cuộc cách mạng về giáo dục và đào tạo để mọi người cùng có cơ hội thăng tiến và học được tay nghề thiết thực. Tới chuyện gần là phải đẩy mạnh hơn việc cải cách hành chính để xây dựng được bộ máy công quyền vô tư và có hiệu năng, từ cấp trung ương, từ các bộ, cho tới các địa phương hay ngành nghề sản xuất để có khả năng quản lý ngân sách minh bạch và có lợi hơn về xã hội.

Và trên cùng, trước hết, phải tách đảng ra khỏi bộ máy nhà nước, để xây dựng pháp quyền nhà nước có khả năng quyết định thực sự chứ không bị chi phối bởi đảng quyền từ trung ương tới từng địa phương. Chính là vì đảng quyền quá mạnh, tham nhũng mới dễ xảy ra mà vì là công cụ của đảng, Quốc hội hay Chính phủ không thể ngăn ngừa được và mô hình bất công hiện nay vẫn cứ được duy trì.

Nói cho gọn thì phải quan niệm lại ưu tiên chiến lược, là nên chọn lựa sự thịnh vượng cho đại đa số hay chọn lựa bảo vệ đặc quyền và đặc lợi cho một thiểu số đang phát triển chế độ làm thuê trên cả nước" Từ ưu tiên ấy ta mới có thể định lại các ưu tiên khác về sung dụng tài nguyên quốc gia, sử dụng viện trợ, cải tổ luật pháp và nói chung là phát triển kinh tế có phẩm chất. Chúng ta còn nhiều cơ hội trở lại sự chọn lựa chiến lược này khi so sánh với các xứ khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giống như những gián đoạn trước đây đối với nền kinh tế toàn cầu, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã làm nổi bật sự sai lầm của việc chỉ dựa vào thị trường để giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi của các quốc gia. Thêm một thử thách khác nữa, chủ nghĩa tân tự do đã thất bại và cuối cùng phải được thay thế bằng một tầm nhìn kinh tế mới dựa trên các giá trị mới....
Quân đội Cộng sản Việt Nam khoe “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, nhưng sau 78 năm ra đời (22/12/1944) lực lượng này không vượt qua nổi “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” ngay trong hàng ngũ mình và đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Thật tình Putin đang lo sợ cho số mạng của ông ta và cả ngôi vị Tổng thống mà ông đã cố công dọn sẵn chờ ông cho tới năm 2036. Trước nhứt, ông lo sợ trong nội bộ, như cựu Thủ tướng Dmitri Medvedev bị thất sủng và bị ra rìa trước thế lực của cánh «siloviki» (quân đội và an ninh), Bộ trưởng Quốc phòng Serguei và Tham mưu trưởng Valery Guerrassimov, bỗng vắng bóng, giới trí thức yêu chuộng dân chủ tự do có thái độ bất mãn....
Từ Rạch Giá – hôm 21 tháng 3 năm 2022 – nhà văn Thận Nhiên đã gửi đến độc giả xa gần tấm hình của người đàn ông gầy gò/đen đủi, ngồi trên chiếc xe lôi (trong một con phố nào đó) ở thị xã này. Bức ảnh tuy chỉ đơn sơ và giản dị thế thôi nhưng vẫn khiến tôi không khỏi ngậm ngùi...
Khi Nga hoàng Putin lấy cớ tập trận, tập trung gần hai trăm ngàn quân với xe tăng nhiều như sỏi đá, với những dàn tên lửa chập chùng đội hình như diễu binh sát biên giới Ukraine, Tổng thống Mỹ Joseph Biden liền nhiều lần cảnh báo, chỉ rõ cả ngày N, giờ G quân Nga nổ súng xâm lược Ukraine làm cho Putin chột dạ phải nhiều lần lui lại ngày động binh.
✱ Giám đốc CIA và cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga William Burns đã gửi đi một cảnh báo (11.2021), lo ngại rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược ✱ Mục tiêu của Nga là buộc phương Tây nhượng bộ Ukraine nói riêng, và để đạt được mục tiêu chiến lược ở khu vực hậu Xô Viết nói chung. ✱ Ngoại trưởng Nga Lavrov, (12.2021) khẳng định rằng phương Tây nên chấp nhận hai điều kiện nếu họ muốn tránh "châu Âu quay trở lại kịch bản "ác mộng" của sự đối đầu quân sự." ✱ Trong bài phát biểu ngày 18 tháng 11 (2021) Putin đã cố gắng tạo ra cảm giác căng thẳng đối với phương Tây nhằm ngăn cản việc Ukraine và Gruzia trở thành thành viên NATO. ✱ Tối hậu thư của Nga: Hoặc chấp nhận chiến tranh ở châu Âu hoặc từ bỏ các khu vực thuộc hậu Xô Viết.
Nếu có một người khác ngoài Vladimir Putin có thể chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thì đó là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng cho đến nay, ông Tập vẫn đứng bên lề và có vẻ như là dừng ở lại ở đó, vì do nhiều khả năng bị tổn thương chính trị ở trong nước và sự thiếu can đảm và trí tưởng tượng của chính ông... -- Một bài nhận định sâu sắc của Giáo sư Joseph S. Nye về sách lược của Tập Cận Bình đối với cuộc chiến Ukraine. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Lo “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, và “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” chưa xong, nay đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và cả “hệ thống chính trị” lại vắt giò lên cổ đối phó với căn bệnh “chủ nghĩa cá nhân” trong cán bộ, đảng viên, Quân đội và Lực lượng Công an.
Suốt hơn cả tháng nay, Nga hằng ngày liên tục đánh chiếm Ukraine. Với những trận dội bom ác liệt nhằm thành phố, đúng vào khu dân cư, nhưng Moscow vẫn chưa đạt được mục tiêu nào hết, như chiếm được một thành phố, trái lại đang phải đối đầu với sự kháng cự mạnh mẽ của toàn dân Ukraine, bị nhiều tổn thất về nhân sự và vật chất khá quan trọng. Điều mà Putin và bộ tham mưu của ông ta đã không ngờ trước được.
Cách đây chưa lâu lắm, chính xác là hôm 6 tháng 9 năm 2016, BBC ái ngại cho hay: “Sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, Tổng Thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.