Hôm nay,  

Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

07/11/201100:00:00(Xem: 11112)
Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

du_tu_le_tho_tranh__6_-large-contentCác tranh do nhà thơ Du Tử Lê vẽ.

Nguyễn Đức Cung
Vào khoảng trên dưới 50 năm làm bạn với chiếc máy ảnh, tôi có diễm phúc được thưởng lãm biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh và hội họa; sở dĩ mê phần hội hoạ vì hai bộ môn Tranh/Ảnh là anh em cùng trong dòng họ “tạo hình”. Có chăng chỉ là kỹ thuật và cách thức tạo dựng tác phẩm khác nhau mà thôi. Thưởng lãm được nghệ thuật nhiếp ảnh cũng dễ dàng say mê hội họa và ngược lại. Tuy nhiên ở đây tôi không viết và bàn về kỹ thuật hay liên hệ giữa hai nghệ thuật hoạ/hình. Hôm nay tôi muốn viết bằng cảm quan của một người chơi ảnh về một bất ngờ trong sinh hoạt văn học nghệ thuật VN hải ngoại, đó là tranh của nhà thơ Du Tử Lê…
Cầm trên tay tập Tùy bút “Trên Ngọn Tình Sầu” (vừa xuất bản gần đây) việc đầu tiên đến với tôi là bức tranh bìa… Nó không có nét quen thuộc của mấy chục tuyển tập thi/văn của Du Tử Lê từ trước tới nay, với một bức tranh cũng không cả phảng phất họa pháp đặc thù của những hoạ sĩ quen thuộc thân tình thường xuất hiện trong các ấn bản của Du Tử Lê…
Đứng trước môt tác phẩm nghệ thuật tranh/ảnh, thì ngay với cái nhìn đầu tiên, người xem sẽ tức khắc có cảm giác: yêu/ không yêu, cảm/ vô cảm, đẹp/không đẹp … Với tôi “Trên Ngọn Tình Sầu” đã chinh phục và, “cảm” ngay qua nét vẽ đơn giản, độ mầu nhẹ nhàng nhưng toát ra một chất thơ, hồn thơ …rất thơ! Bất ngờ và kỳ thú hơn nữa đó lại là tranh của Du Tử Lê…
Và từ đó tôi đã may mắn được hân hạnh thưởng lãm thêm nhiều tranh Du Tử Lê như:
-“Chẳng gió nào thổi nữa”:
trái tim ta như rừng
chẳng gió nào thổi nữa.
du_tu_le_tho_tranh__5_-large-contentNhững nét cọ mầu dọc từ trên xuống dưới và trái tim Du Tử Lê trên góc trái…hư vô!
-“Hồn Hải Điểu”:
hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
bỗng bình minh, như một cửa gương.
Với một mầu xanh toàn diện, một mầu xanh không phải của biển, mà là mầu xanh rất thơ, rất liêu trai, hồn hải điểu.
-“Ta gieo gặt chính ta”:
ta gieo, gặt chính ta:
tự cánh đồng nghiệp, ngã.
Cũng với một độ mầu và những nét cọ đơn giản nhẹ nhàng, có “ta” một chấm đỏ phá cách!
-“Tự họa”
Góc cạnh một cái nhìn xuống, với khoé môi, cùng cái nón của những ngày tháng ốm đau … tóc rụng! người xem thấy ngay Du Tử Lê, thi sỹ !
“Tôi không còn dòng sông”,
Và rồi “ Chim không còn đất sống / Tôi không còn dòng sông”,… cùng nhiều nữa….

Năm chục năm về trước, thơ Du Tử Lê đi vào làng thi văn với một lục bát phá cách: phá nhịp, phá thanh vần.. . để có cõi thơ riêng và trở thành một nét mới trong thi ca Việt Nam hiện đại, mang tên: Lục bát Du Tử Lê !
Giờ đây đã già “với tay” cầm cây cọ mầu, Du tử Lê cũng lại đi vào “con đường cũ” : phá cách!! dù cho số lượng tranh của Du Tử Lê chưa phổ biến nhiều, nhưng người thưởng lãm cũng thấy phảng phất cái chất “phá cách” trong tranh Du Tử Lê:
du_tu_le_tho_tranh__4_-large-contentMầu sắc:
Trái với nguyên tắc pha trộn mầu để tạo những mầu, mới, lạ, mạnh của các họa sĩ nhà nghề trong tranh sơn dầu, Du Tử Lê hầu như thích mầu thuần túy, như xanh, vàng, đen, đỏ… và nếu có pha mầu cũng rất đơn giản, nhẹ nhàng.. đôi khi tưởng như không phải là tranh sơn dầu nữa, cũng chính vì vậy mà cây cọ của Du Tử Lê đã vẽ thơ! và mang hồn thơ.
Bố cục:
Chủ đề trong tranh Du Tử Lê cũng không nằm trong nguyên tắc, luật lệ về bố cục bình thường tại các điểm mạnh (điểm nhấn), mà ngược lại chủ đề được tự do, đặt để bất cứ nơi nào trong tranh qua nét cọ phóng khoáng Du Tử Lê và cũng vì thế khiến người xem tranh thích thú hơn và.. .thơ hơn!
Nhìn vào làng thi ca thế giới, có rất nhiều thi sĩ tài danh cũng cầm cọ vẽ tranh, riêng Á Châu tôi ngưỡng mộ, yêu thích hai thi hào, đó là nhà thơ Haiku lừng danh Nhật Bản Yasa Buson (1715-1783) và tranh của ông nay nằm trong bảo tàng viện Nhật, người thứ hai là thi văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) vang danh thế giới về thi/họa. Ông bắt đầu vẽ khi 67 tuổi, và từng triển lãm tranh tại Paris, London…và Nga.
Trong lãnh vực văn học nghệ thuật, giá trị, chỗ đứng, danh vị …của những tác phẩm và tác giả là chuyện của thời gian ... cũng nằm trong trường hợp này, tranh của nhà thơ Du Tử Lê, xin để thời gian, người thưởng lãm, và những nhà biên soạn văn học sử Việt sau này nhận định. Tôi đã đọc thơ Du Tử Lê trên dưới 50 năm, nay được thưởng thức tranh Du Tử Lê, và với một con tim nhiếp ảnh tôi đã “cảm”, “thấy” và yêu.. chất thơ trong cõi hoạ cũng rất thơ của Du Tử Lê.
Danh tài hội họa Picasso đã nói: “Những vật thể tôi vẽ như tôi nghĩ về nó, chứ không phải như tôi nhìn thấy nó” (I paint objects as I think them, not as I see them.). Chắc chắn Du Tử Lê đã vẽ, sáng tác những tác phẩm hội họa qua cõi thơ của Du Tử Lê. Cũng chính vì vậy tranh Du Tử Lê, đã, đang và sẽ chinh phục người thưởng lãm, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào lãnh vực thi/họa trong những ngày sắp tới qua trái tim vẽ tranh của Du Tử Lê./.
Nguyễn Đức Cung.
(Calif. 11-2011).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc Họp Thường Niên lần thứ 75 của Liên Hiêp Quốc năm nay diễn ra trong hoàn cảnh chưa từng thấy trong lich sử do tác động của đại dịch Covid-19. Các hội trường, các cơ sở của LHQ ở New York vắng hoe ngay trong thời điểm diễn ra buổi họp khoáng đại thường niên kể từ ngày 21-9-đến ngày 02-10-2020.
Chủ Nhật, 27 tháng 9, năm 2020 – Gần 200 người Mỹ gốc Việt và đồng minh đủ mọi lứa tuổi đã tổ chức trên mạng một buổi họp rầm rộ để vận động cho cuộc bầu cử có khả năng quyết định đường hướng tương lai của Hoa Kỳ.
Việc qua đời của Thẩm Phán Ruth Ginsberg và Tổng Thống Donald Trump đề cử Tân Thẩm Phán Amy Coney để được Thượng Nghị Viện (với đa số thuộc đảng Cộng Hòa) gấp rút thông qua không đầy 40 ngày trước bầu cử đã khiến báo chí và dư luận nổi lên làn sóng tranh luận gay gắt gọi đây là cuộc chiến văn hóa sống còn trong nước Mỹ.
Ở Việt Nam, một tờ báo được cung cấp 3 thẻ phóng viên quân đội. Cục An Ninh Quân Đội điều tra rất cẩn thận, từ cá nhân ký giả, cha mẹ, ông nội bà nội, có ai vào theo Việt Cộng không? Có ông bà, cha mẹ đi vào rừng với Mặt Trận giải phóng miền Nam hay không?
Hơn hai phần ba thế kỷ qua, chế độ toàn trị và bạo ngược hiện hành ở Việt Nam chưa hề mang lại an bình hay phúc lợi cho bất cứ ai (ngoài đám lãnh đạo) nên cứ “yên tâm đi” và “đừng lo lắng quá” e không phải là thái độ tương thích để có thể sống với cái nhà nước tráo trở này.
Năm nay, 2020, cháy rừng không những tại California mà còn bùng phát tại cả chục tiểu bang ở Miền Tây nước Mỹ làm hàng triệu mẫu tây đất rừng bị thiêu rụi. Tình trạng cháy rừng ngày càng trầm trọng. Trong cuộc họp với Tổng Thống Donald Trump hôm 14 tháng 9 năm 2020, Thống Đốc California Gavin Newsom và nhiều lãnh đạo Miền Tây khác đều nói rằng cháy rừng sở dĩ ngày càng dữ dội là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong khi đó TT Trump cho rằng các tiểu bang Miền Tây đã không dọn sạch bụi cây và gỗ mục để cho cây cỏ dễ cháy chất đống trong rừng. “Khi cây ngã xuống sau một thời gian ngắn, khoảng 18 tháng, chúng sẽ biến thành cây rất khô. Chúng trở thành những que diêm… các bạn biết đó, không có nước đổ xuống và chúng trở nên rất, rất – chúng dễ bị cháy,” theo Trump phát biểu tại California hôm 14 tháng 9. Phụ Tá Giáo Sư dạy về Lịch Sử tại Đại Học Oregon là Steven C. Beda, cũng là sử gia về môi trường đã nghiên cứu về các khu rừng tại Bở Biển Thái Bình Dương cho biết
Trước tình trạng dịch Vũ Hán lây lan mạnh trở lại, riêng ở Pháp trong vài ngày qua, cứ mỗi 24 giờ, có tới trên dưới 10000 trường hợp bị nhiễm, tuy chánh quyền chưa chánh thức thừa nhận đợt 2 dẫng tới, bổng xuất hiện «phong trào chống mang mặt-nạ» phòng bịnh, chống đóng cửa.
Tại Thượng Viện, được xem là tay chiến lược gia lão luyện của phe Cộng Hòa, McConnell được bầu làm lãnh đạo khối thiểu số khi Thượng Viện rơi vào tay Đảng Dân Chủ năm 2006 rồi trở thành lãnh đạo khối đa số tại Thượng Viện trong sáu năm qua, khi đảng Cộng Hòa giành lại phần thắng vào năm 2014.
Là vị vua thứ ba của nhà Trần, thái tử Trần Khâm con trưởng của vua Thánh Tông và thái hậu Nguyên Thánh sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Nguyên Phong thứ 8, năm 1258. Khi còn trẻ, nhà vua học thông tam giáo và hiểu sâu Phật điển, ngay cả thiên văn, lịch số, binh pháp, y thuật, âm luật, không thứ gì là không mau chóng nắm được sâu sắc.
Cuối tháng 11 năm 1967, Đại đội 17 – Khóa 25 Sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi được vinh dự làm Đại đội dàn chào, khánh thành Đài Tử Sĩ của Nghĩa trang quân đội Biên Hòa vừa được Công binh xây dựng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.