Hôm nay,  

Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

07/11/201100:00:00(Xem: 11128)
Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

du_tu_le_tho_tranh__6_-large-contentCác tranh do nhà thơ Du Tử Lê vẽ.

Nguyễn Đức Cung
Vào khoảng trên dưới 50 năm làm bạn với chiếc máy ảnh, tôi có diễm phúc được thưởng lãm biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh và hội họa; sở dĩ mê phần hội hoạ vì hai bộ môn Tranh/Ảnh là anh em cùng trong dòng họ “tạo hình”. Có chăng chỉ là kỹ thuật và cách thức tạo dựng tác phẩm khác nhau mà thôi. Thưởng lãm được nghệ thuật nhiếp ảnh cũng dễ dàng say mê hội họa và ngược lại. Tuy nhiên ở đây tôi không viết và bàn về kỹ thuật hay liên hệ giữa hai nghệ thuật hoạ/hình. Hôm nay tôi muốn viết bằng cảm quan của một người chơi ảnh về một bất ngờ trong sinh hoạt văn học nghệ thuật VN hải ngoại, đó là tranh của nhà thơ Du Tử Lê…
Cầm trên tay tập Tùy bút “Trên Ngọn Tình Sầu” (vừa xuất bản gần đây) việc đầu tiên đến với tôi là bức tranh bìa… Nó không có nét quen thuộc của mấy chục tuyển tập thi/văn của Du Tử Lê từ trước tới nay, với một bức tranh cũng không cả phảng phất họa pháp đặc thù của những hoạ sĩ quen thuộc thân tình thường xuất hiện trong các ấn bản của Du Tử Lê…
Đứng trước môt tác phẩm nghệ thuật tranh/ảnh, thì ngay với cái nhìn đầu tiên, người xem sẽ tức khắc có cảm giác: yêu/ không yêu, cảm/ vô cảm, đẹp/không đẹp … Với tôi “Trên Ngọn Tình Sầu” đã chinh phục và, “cảm” ngay qua nét vẽ đơn giản, độ mầu nhẹ nhàng nhưng toát ra một chất thơ, hồn thơ …rất thơ! Bất ngờ và kỳ thú hơn nữa đó lại là tranh của Du Tử Lê…
Và từ đó tôi đã may mắn được hân hạnh thưởng lãm thêm nhiều tranh Du Tử Lê như:
-“Chẳng gió nào thổi nữa”:
trái tim ta như rừng
chẳng gió nào thổi nữa.
du_tu_le_tho_tranh__5_-large-contentNhững nét cọ mầu dọc từ trên xuống dưới và trái tim Du Tử Lê trên góc trái…hư vô!
-“Hồn Hải Điểu”:
hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
bỗng bình minh, như một cửa gương.
Với một mầu xanh toàn diện, một mầu xanh không phải của biển, mà là mầu xanh rất thơ, rất liêu trai, hồn hải điểu.
-“Ta gieo gặt chính ta”:
ta gieo, gặt chính ta:
tự cánh đồng nghiệp, ngã.
Cũng với một độ mầu và những nét cọ đơn giản nhẹ nhàng, có “ta” một chấm đỏ phá cách!
-“Tự họa”
Góc cạnh một cái nhìn xuống, với khoé môi, cùng cái nón của những ngày tháng ốm đau … tóc rụng! người xem thấy ngay Du Tử Lê, thi sỹ !
“Tôi không còn dòng sông”,
Và rồi “ Chim không còn đất sống / Tôi không còn dòng sông”,… cùng nhiều nữa….

Năm chục năm về trước, thơ Du Tử Lê đi vào làng thi văn với một lục bát phá cách: phá nhịp, phá thanh vần.. . để có cõi thơ riêng và trở thành một nét mới trong thi ca Việt Nam hiện đại, mang tên: Lục bát Du Tử Lê !
Giờ đây đã già “với tay” cầm cây cọ mầu, Du tử Lê cũng lại đi vào “con đường cũ” : phá cách!! dù cho số lượng tranh của Du Tử Lê chưa phổ biến nhiều, nhưng người thưởng lãm cũng thấy phảng phất cái chất “phá cách” trong tranh Du Tử Lê:
du_tu_le_tho_tranh__4_-large-contentMầu sắc:
Trái với nguyên tắc pha trộn mầu để tạo những mầu, mới, lạ, mạnh của các họa sĩ nhà nghề trong tranh sơn dầu, Du Tử Lê hầu như thích mầu thuần túy, như xanh, vàng, đen, đỏ… và nếu có pha mầu cũng rất đơn giản, nhẹ nhàng.. đôi khi tưởng như không phải là tranh sơn dầu nữa, cũng chính vì vậy mà cây cọ của Du Tử Lê đã vẽ thơ! và mang hồn thơ.
Bố cục:
Chủ đề trong tranh Du Tử Lê cũng không nằm trong nguyên tắc, luật lệ về bố cục bình thường tại các điểm mạnh (điểm nhấn), mà ngược lại chủ đề được tự do, đặt để bất cứ nơi nào trong tranh qua nét cọ phóng khoáng Du Tử Lê và cũng vì thế khiến người xem tranh thích thú hơn và.. .thơ hơn!
Nhìn vào làng thi ca thế giới, có rất nhiều thi sĩ tài danh cũng cầm cọ vẽ tranh, riêng Á Châu tôi ngưỡng mộ, yêu thích hai thi hào, đó là nhà thơ Haiku lừng danh Nhật Bản Yasa Buson (1715-1783) và tranh của ông nay nằm trong bảo tàng viện Nhật, người thứ hai là thi văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) vang danh thế giới về thi/họa. Ông bắt đầu vẽ khi 67 tuổi, và từng triển lãm tranh tại Paris, London…và Nga.
Trong lãnh vực văn học nghệ thuật, giá trị, chỗ đứng, danh vị …của những tác phẩm và tác giả là chuyện của thời gian ... cũng nằm trong trường hợp này, tranh của nhà thơ Du Tử Lê, xin để thời gian, người thưởng lãm, và những nhà biên soạn văn học sử Việt sau này nhận định. Tôi đã đọc thơ Du Tử Lê trên dưới 50 năm, nay được thưởng thức tranh Du Tử Lê, và với một con tim nhiếp ảnh tôi đã “cảm”, “thấy” và yêu.. chất thơ trong cõi hoạ cũng rất thơ của Du Tử Lê.
Danh tài hội họa Picasso đã nói: “Những vật thể tôi vẽ như tôi nghĩ về nó, chứ không phải như tôi nhìn thấy nó” (I paint objects as I think them, not as I see them.). Chắc chắn Du Tử Lê đã vẽ, sáng tác những tác phẩm hội họa qua cõi thơ của Du Tử Lê. Cũng chính vì vậy tranh Du Tử Lê, đã, đang và sẽ chinh phục người thưởng lãm, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào lãnh vực thi/họa trong những ngày sắp tới qua trái tim vẽ tranh của Du Tử Lê./.
Nguyễn Đức Cung.
(Calif. 11-2011).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy không không thành công hay hiển đạt (gì ráo trọi) tôi vẫn sống được như một người đàng hoàng cho mãi đến hôm nay là nhờ luôn ghi khắc (và biết ơn) những gì đã được học hỏi vào thưở ấu thời. Hình ảnh của những cô giáo (thiên thần) của tôi cũng thế, cũng mãi mãi in đậm trong tâm trí của một kẻ tha hương – dù tóc đã điểm sương.
Những năm thập niên 50 của thế kỷ trước, bịnh bại liệt (polio) đã gây ra hàng ngàn cái chết cùng sự bại liệt kinh hoàng cho các gia đình có con nhỏ bị lây nhiễm. Nó bị người dân Mỹ xem là điều đáng sợ thứ nhì, chỉ thua sau bom hạch tâm. Ngày 12 tháng Tư năm 1955, chính phủ thông báo thuốc ngừa bại liệt đầu tiên đã có và các hãng bào chế cấp tốc sản xuất hàng loạt thuốc chủng ngừa.
Chính phủ Đức vừa loan tin, nhà đối lập Alexej Nawalny ở Nga bị ám hại vì chất độc Nowitschok. Cách đây hai năm, ông Sergej Sripal người Nga ở Liên Hiệp Vương Quốc (Anh) và người con gái cũng bị hai sĩ quan tình báo từ Nga sang đầu độc bằng chất này. Chất độc này có tính năng ra sao? Và tại sao thế giới phương tây nhận diện được loại độc chất này? Bài viết sau đây cho biết một vài sự kiện liên quan.
Chỉ còn 5 tháng nữa tới kỳ Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng 4 căn bệnh nan y “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên chưa hề thuyên giảm khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ăn ngủ không yên.
Đại Hội đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa đã kết thúc, cuộc đua giành chức Tổng thống chính thức bắt đầu và rõ ràng hai bên có hai cách tranh cử đối nghịch nhau.
Trung Cộng không phải là Trung Hoa. Cố tráo (trở) giữa Văn Minh Trung Hoa với Văn Minh Trung Cộng là một cố gắng vô vọng. Ép Khổng Tử phải làm cán bộ tuyên truyền cho cái thứ “Văn Hoá Cộng Sản” thì rõ ràng là đã biến ông thành một kẻ lố bịch và rất đáng thương. Tôi thương ông lắm!
Khi tìm hiểu công hay tội của một nhân vật lịch sử, người ta thường xét hoạt động hay công việc của người đó đóng góp như thế nào cho đất nước, dân tộc. Vậy thử áp dụng nguyên tắc nầy để đánh giá Hồ Chí Minh là người có công hay có tội trước lịch sử Việt Nam?
Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được. Vậy, kẻ cai ngục này là ai mà vượt qua chặng đường muôn người, muôn loài không qua được?
Tóm lược: Sau 75 năm, trong mối bang giao đối với các nước Á Đông, Nhật cố làm tăng tầm quan trọng địa chính trị, nhưng vẫn chưa làm sáng tỏ về các tội ác trong chiến tranh và sự thật lịch sử vẫn còn là một gánh nặng. Cộng đồng quốc tế đã tỉnh thức và mong muốn ngăn chặn các hiểm hoạ diệt vong do vũ khí nguyên tử gây ra để tồn tại và phát triển, nhưng các cường quốc, vì nhiều lý do khác nhau, chưa có một đối sách chung cho việc xây dựng hòa bình thế giới. Lịch sử Việt Nam tái diễn trong thương đau. Đảng Cộng Sản đang gây ra thảm hoạ Bắc thuộc cho dân tộc. Đã đến lúc toàn dân nên tỉnh thức trước hiểm họa diệt vong, phát huy tinh thần đoàn kết Diên Hồng và quyết tâm gìn giữ non sông. Hy vọng chúng ta thoát ra khỏi tử huyệt này.
Trong khoa học chính trị học thuyết NHÂN-QUẢ rất được quan tâm, ở đây không theo nghĩa siêu hình trong tôn giáo, mà là quan sát những diễn biến và vận động trong xã hội rất thực tế có thể theo dõi và kiểm chứng rõ ràng.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.