Hôm nay,  

Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

07/11/201100:00:00(Xem: 11214)
Hội Họa Và Du Tử Lê: Trái Tim Vẽ Tranh

du_tu_le_tho_tranh__6_-large-contentCác tranh do nhà thơ Du Tử Lê vẽ.

Nguyễn Đức Cung
Vào khoảng trên dưới 50 năm làm bạn với chiếc máy ảnh, tôi có diễm phúc được thưởng lãm biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh và hội họa; sở dĩ mê phần hội hoạ vì hai bộ môn Tranh/Ảnh là anh em cùng trong dòng họ “tạo hình”. Có chăng chỉ là kỹ thuật và cách thức tạo dựng tác phẩm khác nhau mà thôi. Thưởng lãm được nghệ thuật nhiếp ảnh cũng dễ dàng say mê hội họa và ngược lại. Tuy nhiên ở đây tôi không viết và bàn về kỹ thuật hay liên hệ giữa hai nghệ thuật hoạ/hình. Hôm nay tôi muốn viết bằng cảm quan của một người chơi ảnh về một bất ngờ trong sinh hoạt văn học nghệ thuật VN hải ngoại, đó là tranh của nhà thơ Du Tử Lê…
Cầm trên tay tập Tùy bút “Trên Ngọn Tình Sầu” (vừa xuất bản gần đây) việc đầu tiên đến với tôi là bức tranh bìa… Nó không có nét quen thuộc của mấy chục tuyển tập thi/văn của Du Tử Lê từ trước tới nay, với một bức tranh cũng không cả phảng phất họa pháp đặc thù của những hoạ sĩ quen thuộc thân tình thường xuất hiện trong các ấn bản của Du Tử Lê…
Đứng trước môt tác phẩm nghệ thuật tranh/ảnh, thì ngay với cái nhìn đầu tiên, người xem sẽ tức khắc có cảm giác: yêu/ không yêu, cảm/ vô cảm, đẹp/không đẹp … Với tôi “Trên Ngọn Tình Sầu” đã chinh phục và, “cảm” ngay qua nét vẽ đơn giản, độ mầu nhẹ nhàng nhưng toát ra một chất thơ, hồn thơ …rất thơ! Bất ngờ và kỳ thú hơn nữa đó lại là tranh của Du Tử Lê…
Và từ đó tôi đã may mắn được hân hạnh thưởng lãm thêm nhiều tranh Du Tử Lê như:
-“Chẳng gió nào thổi nữa”:
trái tim ta như rừng
chẳng gió nào thổi nữa.
du_tu_le_tho_tranh__5_-large-contentNhững nét cọ mầu dọc từ trên xuống dưới và trái tim Du Tử Lê trên góc trái…hư vô!
-“Hồn Hải Điểu”:
hồn hải điểu có bao giờ quy thuận
bỗng bình minh, như một cửa gương.
Với một mầu xanh toàn diện, một mầu xanh không phải của biển, mà là mầu xanh rất thơ, rất liêu trai, hồn hải điểu.
-“Ta gieo gặt chính ta”:
ta gieo, gặt chính ta:
tự cánh đồng nghiệp, ngã.
Cũng với một độ mầu và những nét cọ đơn giản nhẹ nhàng, có “ta” một chấm đỏ phá cách!
-“Tự họa”
Góc cạnh một cái nhìn xuống, với khoé môi, cùng cái nón của những ngày tháng ốm đau … tóc rụng! người xem thấy ngay Du Tử Lê, thi sỹ !
“Tôi không còn dòng sông”,
Và rồi “ Chim không còn đất sống / Tôi không còn dòng sông”,… cùng nhiều nữa….

Năm chục năm về trước, thơ Du Tử Lê đi vào làng thi văn với một lục bát phá cách: phá nhịp, phá thanh vần.. . để có cõi thơ riêng và trở thành một nét mới trong thi ca Việt Nam hiện đại, mang tên: Lục bát Du Tử Lê !
Giờ đây đã già “với tay” cầm cây cọ mầu, Du tử Lê cũng lại đi vào “con đường cũ” : phá cách!! dù cho số lượng tranh của Du Tử Lê chưa phổ biến nhiều, nhưng người thưởng lãm cũng thấy phảng phất cái chất “phá cách” trong tranh Du Tử Lê:
du_tu_le_tho_tranh__4_-large-contentMầu sắc:
Trái với nguyên tắc pha trộn mầu để tạo những mầu, mới, lạ, mạnh của các họa sĩ nhà nghề trong tranh sơn dầu, Du Tử Lê hầu như thích mầu thuần túy, như xanh, vàng, đen, đỏ… và nếu có pha mầu cũng rất đơn giản, nhẹ nhàng.. đôi khi tưởng như không phải là tranh sơn dầu nữa, cũng chính vì vậy mà cây cọ của Du Tử Lê đã vẽ thơ! và mang hồn thơ.
Bố cục:
Chủ đề trong tranh Du Tử Lê cũng không nằm trong nguyên tắc, luật lệ về bố cục bình thường tại các điểm mạnh (điểm nhấn), mà ngược lại chủ đề được tự do, đặt để bất cứ nơi nào trong tranh qua nét cọ phóng khoáng Du Tử Lê và cũng vì thế khiến người xem tranh thích thú hơn và.. .thơ hơn!
Nhìn vào làng thi ca thế giới, có rất nhiều thi sĩ tài danh cũng cầm cọ vẽ tranh, riêng Á Châu tôi ngưỡng mộ, yêu thích hai thi hào, đó là nhà thơ Haiku lừng danh Nhật Bản Yasa Buson (1715-1783) và tranh của ông nay nằm trong bảo tàng viện Nhật, người thứ hai là thi văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941) vang danh thế giới về thi/họa. Ông bắt đầu vẽ khi 67 tuổi, và từng triển lãm tranh tại Paris, London…và Nga.
Trong lãnh vực văn học nghệ thuật, giá trị, chỗ đứng, danh vị …của những tác phẩm và tác giả là chuyện của thời gian ... cũng nằm trong trường hợp này, tranh của nhà thơ Du Tử Lê, xin để thời gian, người thưởng lãm, và những nhà biên soạn văn học sử Việt sau này nhận định. Tôi đã đọc thơ Du Tử Lê trên dưới 50 năm, nay được thưởng thức tranh Du Tử Lê, và với một con tim nhiếp ảnh tôi đã “cảm”, “thấy” và yêu.. chất thơ trong cõi hoạ cũng rất thơ của Du Tử Lê.
Danh tài hội họa Picasso đã nói: “Những vật thể tôi vẽ như tôi nghĩ về nó, chứ không phải như tôi nhìn thấy nó” (I paint objects as I think them, not as I see them.). Chắc chắn Du Tử Lê đã vẽ, sáng tác những tác phẩm hội họa qua cõi thơ của Du Tử Lê. Cũng chính vì vậy tranh Du Tử Lê, đã, đang và sẽ chinh phục người thưởng lãm, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào lãnh vực thi/họa trong những ngày sắp tới qua trái tim vẽ tranh của Du Tử Lê./.
Nguyễn Đức Cung.
(Calif. 11-2011).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thế giới những ngày gần đây chăm chú theo dõi việc chính quyền Mỹ tung gói cứu trợ khẩn cấp 2.2 ngàn tỷ USD trong khi Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ (NHTƯ) gấp rút bơm thêm 2.3 ngàn tỷ USD vào thị trường. Tưởng cũng nên tìm hiểu vai trò khác biệt giữa NHTƯ và chính quyền (trong giới hạn của bài này thì chính quyền bao gồm Hành Pháp cùng Lập Pháp) ở hai lãnh vực kinh tế và tài chánh trong nước Mỹ.
Nếu đây là một kịch bản Hollywood điển hình thì người hùng “nước Mỹ ngoại lệ” của chúng ta, sau khi trù trừ lưỡng lự trong Màn một, sẽ có quyết định đúng đắn tại điểm chuyển biến. Quái vật Covid-19 độc ác sẽ bị khống chế, trật tự thế giới được tái lập, và xã hội trở lại cái thời trước khi ác nhân xuất hiện. Nhưng nếu sau khi dập tắt được Covid-19 chúng ta quay về với cơ chế xã hội trước đây thì đó sẽ là một chiến thắng Pyrrhic mà đôi bên đều bị huỷ diệt. Có thể chúng ta sẽ có bộ phim thứ nhì, rồi thứ ba… cho đến hồi cuối: Đại nạn môi trường. Nếu cách chống dịch lủng cà lủng củng của chính phủ trong những ngày qua chỉ là dự thảo cho biện pháp đối phó đại nạn sắp tới thì trái đất này kể như tiêu. Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu của niềm hy vọng và lòng can đảm phát ra từ mớ bòng bong hỗn độn Covid: nhân viên các doanh nghiệp thiết yếu đồng loạt xuống đường đòi hỏi được bảo vệ sức khoẻ và trả lương xứng đáng; dân chúng tự động quyên góp và may khẩu trang cho các cơ sở y tế; bác
L.G.T.- Bất ngờ đọc được bài Tâm Tình Về Người Lính Năm Xưa, do ông Phạm Phú Nam – Giám Đốc Dân Sinh Media – phỏng vấn Điệp Mỹ Linh, Người Tưởng Đã Nhảy Xuống Biển Tự Tử từ Dương Vận Hạm Thị-Nại, HQ502, năm 1975, liên lạc với Điệp Mỹ Linh. Nhận thấy trường hợp di tản của cựu quân nhân này cũng rất hy hữu, Điệp Mỹ Linh thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn để người Việt trốn thoát chế độ Cộng Sản Việt-Nam – cũng như hơn năm ngàn người Việt trên HQ502 đã chứng kiến cảnh Người Nhái Nguyễn Văn Kiệt tiếp cứu quân nhân Không Quân này trên biển – được hiểu rõ thêm nhiều chi tiết(1)
Vài năm trước, bên bàn nhậu, tui có nghe một cha bợm rượu kể lại chuyện sau: Khi còn tại chức, bà Phan Thúy Thanh – phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN – có nuôi một con két nói năng rất sõi. Một hôm, chả may, nó sổ lồng bay mất. Bà Thanh nhờ báo đăng để tìm lại con thú cưng nhưng báo chưa ra mà đã có người đến gõ cửa. Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi? Đáp: Nó chối leo lẻo nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.
Ồ thì ra thế! Hoá ra là mặt của ông Đức chạm vào dầy của viên đại úy công an chứ đương sự không hề bị ai chà đạp gì ráo trọi. Trong mọi giao tiếp xã hội thì tránh sao được những chuyện đụng chạm, và những chạm đụng kiểu này vẫn diễn ra hằng ngày ở huyện ấy mà:
Có thêm bằng chứng đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã để mất chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn huyênh hoang:”độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững”.
“Việc xảy đến với Tuân… thật đột ngột và bất ngờ. Nó cứ như tai họa từ đâu bỗng giáng xuống gia đình Vương Thúy Kiều vào năm Gia Tĩnh triều Minh… Trong một khoảng thời gian ngắn, tai họa đến với ba người bạn tôi: Tuân Nguyễn, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Huy Cương.”
Cuối cùng (hay nói chính xác hơn là cuối đời) rồi tôi cũng thấy một cây hoa gạo, mọc cạnh tường thành bao quanh Cung Điện Mandalay – kinh đô cuối cùng của vương triều Miến. Có thể vì mới đầu tháng ba, chưa tới giai đoạn mãn khai, và cũng vì tôi đứng khá xa (khoảng cách là cả một cái hào nước rộng) nên ảnh chụp những cành hoa gạo trông … không rõ nét! Kể cũng hơi đáng tiếc nhưng dù sao thì tôi cũng đã nhìn được tận mắt, và (tưởng) thế cũng đã đủ vui rồi.
Giữa nạn dịch thế kỷ Vũ Hán (Covid-19) mà bàn chuyện “phai Đoàn”, “nhạt Đảng” của Cộng sản Việt Nam có hợp thời không ? Không chỉ đúng và trúng mà còn khẩn trương, vì là chuyện sống còn của chế độ, theo cảnh báo của cơ quan tuyên truyền Tuyên giáo đảng.
Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ. Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.