Hôm nay,  

Đừng Đánh Mất Quyền Độc Lập Của Dân Tộc!

25/02/201400:00:00(Xem: 6772)
Hồng Trung
(Thành viên ĐVDVN)

Chiều ngày 19-2-2014, trong hội nghị giữa chính phủ với UBTƯ/MTTQVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”. Song ông biện luận cho sự kiện nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”. Lời phát biểu của ông chắc chắn không đáp ứng được lòng mong ước của cử tri cả nước, và bất nhất với lời phát biểu trước đây của ông trước công chúng.

Những hoạt động tưởng niệm là một hoạt động mang tính nhân văn, đạo đức, lịch sử và văn hóa của một quốc gia có chủ quyền độc lập thì tại sao lại không có tính lợi ích cho đất nước?!! Ngoại trừ là sức ép áp đặt từ "thiên triều" Trung Quốc lên trên Bộ chính trị trung ương Đảng CSVN và được cho là không có lợi cho giới cầm quyền hiện nay.

Tấm gương Nhật Bản và Mỹ thì khác. Tuy hai nước này là đồng minh cùng ký kết hợp tác an ninh quân sự, nhưng hằng năm Nhật Bản vẫn tổ chức lễ tưởng niệm và đưa vào lịch sử về trận quyết tử Trân Châu Cảng - ngày tang thương Mỹ ném bom nguyên tử tại Na-Ga-Sa-Ki và Hi-Ro-Si-Ma. Lịch sử bắt buộc Mỹ, Nhật và cả thế giới phải thừa nhận sự thật không thể chối cãi. Và người Mỹ còn dựng lại bộ phim điện ảnh trận đánh Trân Châu Cảng với một cách nhìn khách quan dù đó là thất bại bi thảm đối với họ.

Nhìn lại lịch sử nước ta, “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu“ - một khoảng thời gian thật dài mà cả dân tộc phải thống khổ dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm gìn giữ giang sơn xây dựng nhà nước có Quốc hiệu Văn Lang, Vạn Xuân nhưng vẫn không có được độc lập chủ quyền thật sự. Lịch sử gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Ngàn năm về trước, nước Tàu vẫn xem Việt Nam là là một đơn vị hành chính và cử các quan Thái thú qua cai trị, khai thác bóc lột của cải đem về nước. Mãi cho đến năm 938, khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xây dựng triều vương, thì thời kỳ Bắc thuộc mới kết thúc và mở ra kỷ nguyên mới cho nền độc lập chủ quyền của nước ta.

Từ đó về sau, song song bên cạnh các triều đại Tống, Mông Nguyên, Minh, Mãn Thanh của Trung Quốc là triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê. Trước sức mạnh quân sự và âm mưu xâm chiếm của Tàu, các vua nước ta vẫn giữ sự hiếu hòa, đối ngoại mềm dẻo nhưng không đánh mất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Toàn dân vẫn đồng lòng hợp sức phù Vua đánh bại các cuộc xâm lược của kẻ thù. Chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc vẫn được bảo tồn trước sức mạnh của Trung Quốc trãi qua các triều đại phong kiến. Đó cũng là di sản quí báu mà các bậc tiền nhân cha ông ta hy sinh máu xương để lại cho hậu thế. Lịch sử bắt buộc phải ghi nhận. Trong tinh thần đó, cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 và cuộc chiến biên giới Việt- Trung 1979 cũng không thể ngoại lệ vì đó cũng là ba cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Nhưng bài học lịch sử đó hiện không được giảng dạy một cách trung thực và đầy đủ ở Việt Nam.

Con tôi là học sinh lớp 7 nhưng rất mơ hồ về lịch sử Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Có một lần bé hỏi tôi: ”Ba ơi! Tại sao ba gọi nhà Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Mãn Thanh là giặc Tàu? Thế Tàu, Trung Quốc với các nhà Đường, Hán... liên quan gì với nhau?“. Đó cũng là một trong những lý do tại sao các em học sinh xé đề cương ăn mừng ngay tại trường khi nghe tin môn lịch sử không đưa vào đề thi tốt nghiệp PTTH ngày 29-3-2013 tại Trường THPT Nguyễn Hiền – Sài Gòn (http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/hoc-sinh-xe-giay-mung-khong-thi-tot-nghiep-mon-su-2652946.html).

Nếu không vì những quyền lợi chính trị chi phối, lịch sử luôn là môn học được coi là ưa thích đối với học sinh, nếu viết đúng chính sử. Nhưng nay, môn lịch sử trở thành bộ công cụ tuyên truyền có định hướng của Đảng như cố tình xóa nhòa đi những danh nhân, chứng tích hào hùng của bề dày lịch sử chống giặc Tàu!??

Chủ quyền độc lập của một quốc gia là không những chủ quyền biên cương, lãnh hải về địa lý mà còn chủ quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, dựa trên các hiệp ước quốc tế, hiến chương liên hiệp quốc. Mỗi quốc gia có quyền hành xử quyền hạn của riêng mình, trong đó có quyền bảo vệ sự thật lịch sử của mình.

Nếu Bộ chính trị trung ương Đảng CS vì sợ ảnh hưởng của Trung Quốc trên phương diện ngoại giao hoặc bị lệ thuộc mà cấm đoán, hoặc không dám hoạt động tưởng niệm ngày 17-2-1979, không dám đưa sự kiện đó vào bộ môn lịch sử nhà trường thì xem như tự đánh mất dần một phần chủ quyền độc lập trước bá quyền Trung Quốc. Lợi ích đất nước, không thể dựa trên sự nhượng bộ yếu hèn khiếp nhược như thế, vì sự nhượng bộ lần này sẽ kéo theo nhiều lần nhượng bộ khác để rồi mất dần dần. Và cuối cùng, Đảng CS sẽ trở thành tội đồ bán nước.

Viết từ Gia-Lai ngày 23-2-2014

Hồng Trung

Nguồn: www.vidan.info

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những cầu thủ đồng hương tranh tài. Thiệt không có gì để có thể phàn nàn. Các em chơi rất tới, rất hết mình, và rất đáng ngợi khen. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe những lời bình, bằng tiếng mẹ đẻ, trong một trận túc cầu. Bình luận viên hay nhắc đi nhắc lại những cụm từ rất nặng nề: xử lý tình huống, quật khởi, nỗ lực kiên cường, phương cách đá, tham gia lấy bóng, khoảng cách lợi thế, sự tiếp cận, sự thay người, toả sáng…
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
Theo Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc, “Chánh Niệm (Sammasati/Phạn, Samyaksmrti/ Sankrit, Right mindfulness /Anh Ngữ ) là , ”Nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Coi như là hết thuốc! Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là một nhà tù lớn. Tuy không có chấn song nhưng kẻ ở bên trong cũng hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài...
Đến hôm nay thứ sáu 2 tháng 12 giải túc cầu thế giới năm 2022 đã đi được nửa đoạn đường. Cũng như bất kỳ một cuộc tranh đua thể thao nào phải có kẻ thắng người thua. Kẻ thắng thì vui mừng hớn hở vì đã đem lại vinh quang cho xứ sở và dân tộc mình. Kẻ thua thì viện lý do nầy hay lý do khác vì mình đã bị xử ép để tránh sự chỉ trích của những người hâm mộ. Nhưng đó là những sự kiện thường tình lúc nào cũng xẩy ra.
Bài này sẽ phân tích về một số ý chỉ trong hai hội đầu trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308), người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. Bài phú này có 10 phần, chữ xưa gọi là 10 hội, chỉ ra đường lối của Thiền Trúc Lâm.
Một người nghĩ rằng, người kia làm chuyện lầm lỗi, vì muốn chống đối, người này làm chuyện có lỗi để gây tiếng vang, phản đối lại sự lầm lỗi của người kia. Vậy thì ai có lỗi? Và lỗi nào nặng hơn? Có lẽ, bạn đọc nghĩ rằng, tôi đang muốn nói về chuyện luật tử hình. Lý luận này: một kẻ cố ý giết người, hoặc giết nhiều người, cần phải đền tội bằng cái chết. Mắt đền mắt. Răng đền răng. Đúng và hữu lý. Nhưng lý luận kia: Trong xã hội văn minh, trừng phạt là thứ yếu, giáo dục, cải thiện người xấu trở thành tốt mới là mục tiêu nhân bản. Người phạm tội, có quyền được hưởng, ít nhất, một cơ hội để hối lỗi, để trở thành người tốt hơn. Cả hai lý luận đều đúng. Có lý luận thứ ba: Giết người là có tội, dù là lý do gì, ngoại trừ phải tự vệ trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, khi tòa án kết tội tử hình, chính tòa án (luật pháp, thẩm phán, và công tố viên) đã phạm tội giết người.
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.