Hôm nay,  

Độc Hành

27/06/201400:00:00(Xem: 6819)

Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.

Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn… Tất cả sự sinh xuất, chuyển động đều là sinh xuất, chuyển động của tổng thể, của những tập hợp các nhân duyên, các điều kiện. “Núi không là núi; sông không là sông.” (1) Chẳng có gì có thể tự sinh ra; chẳng có gì có thể được sinh ra từ một nguyên nhân (duy nhất) khác; chẳng có gì có thể vừa được sinh ra bởi chính nó và cùng lúc từ một nguyên nhân khác; cũng chẳng có gì có thể sinh ra mà không cần nguyên nhân nào cả. (2)

Thế nhưng trong đời sống thực tế, người ta vẫn thường cho rằng, hoặc mặc nhiên xác tín rằng, họ đã sinh ra và tồn tại như một cá thể độc lập; có riêng một thể xác, tâm hồn và tên họ, thủ đắc những sở hữu phụ thuộc (như tài sản, tài năng, sắc đẹp, danh vọng…); từ đó dẫn đến những khổ đau, hệ lụy cho mình, cho người, và cho cả cuộc đời. Chỉ đến khi, do một biến cố hay thảm họa nào đó, bị vuột mất tất cả những gì đinh ninh là của mình, thuộc về mình, mới nếm được nỗi thống khổ cùng tận (mà mình đã từng gieo đến cho kẻ khác) để rồi chạy đôn chạy đáo, tìm đến tập thể; đồng hóa mình với một tổ chức, nhằm cứu vãn sự tồn tại của bản ngã thông qua phóng ảnh của tổ chức ấy. Nghĩa là trong mộng tưởng, lại vẽ vời thêm mộng tưởng; nơi chiếc giẻ rách, lại vá thêm miếng giẻ rách. Sự vay mượn, vá víu, chẳng thể nào là giải pháp hay cho sự tìm cầu giá trị tự thân và hạnh phúc chân thật của cuộc tồn hữu.


Như vậy, có chăng sự độc hành của lữ thứ trên mộng dài xa quê, ngang qua cuộc đời chập chùng khổ đau, phiền lụy? Có chăng bước độc hành của thiền giả trên đường về cố quận bồng bềnh mây trắng?

Vẫn có đấy. Mỗi bước chân nở từng đóa sen; hay đường sen nở, đón mỗi bước chân êm. Bước chân ấy, không có người khởi động, không có động tác bước đi, không có thời gian diễn ra bước đi, không có con đường. Kẻ độc hành, vô ngã; một mình cất bước mà cùng ba cõi chạm đến khung trời tự tại thênh thang.
________________

(1) Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa, đời Tống, từng nói “Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông. Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông. Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.” Phát biểu này được xem như một khẩu quyết, một chỉ nam tóm thâu kiến giải và trình tự liễu ngộ về Thiền.

(2) Chư pháp bất tự sinh. Diệc bất tùng tha sinh. Bất cộng bất vô nhân. Thị cố tri vô sinh. Các pháp không thể tự sinh; không sinh từ pháp khác; không sinh bởi cả hai (tự và tha) hợp lại; cũng không thể tự nhiên mà sinh (vô nhân – không có nhân); vì vậy nên biết rằng các pháp vốn không sinh (chẳng có gì thực sự sinh ra). (Bài kệ thứ 3 của Trung Luận)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai Dự thảo “Báo cáo Chính trị” (BCCT) và “Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII”, gọi ngắn là “Xây dựng, chỉnh đốn đảng”, dành cho Đại hội đảng XIII vào đầu tháng Giêng năm 2021, đã bộc lộ bản tính tham quyền cố vị và tư duy giáo điều
Tại Hoa Kỳ, tháng 10 được chọn là tháng nâng cao hiểu biết về ung thư vú. Theo thông tin từ trang web của Hiệp Hội Ung Thư Vú Quốc Gia (National Breast Cancer Foundation), trung bình cứ 2 phút thì có một phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú tại đất nước có hệ thống y tế đứng đầu thế giới này. Theo trang web của Hội Ung Thư Việt Mỹ (Vietnamese American Cancer Foundation), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ người Việt nhưng lại có rất ít thông tin về những gì người mắc bệnh đã từng trải qua. Đây một tổ chức vô vụ lợi có văn phòng tại miền Nam Cali được thành lập từ năm 2002 với sứ mệnh ủng hộ và tranh đấu cho quyền lợi của bệnh nhân ung thư.
Dân Việt Nam và các dân tộc trên thế giới tùy theo ảnh hưởng môi trường của nơi cư trú, văn hóa tập tục truyền từ đời này qua đời khác, cách sinh sống, tôn giáo khác nhau, họ có các hình thức mai táng khác biệt riêng mà tôi xin dần dà trình bày ra đây để gọi là góp thêm chút ý kiến với quý vị:
Mấy ngày qua nghe tin nước lụt ngập tràn miền Trung, tôi cứ cố "giả lơ" vì biết mình không thể cầm lòng được khi đối diện thêm lần nữa cảnh hoang tàn mùa lụt lội. Tôi xem lướt qua những hình ảnh nước ngập nhiều nơi ở miền Trung trong tâm trạng bất lực vì những điều tôi mong và muốn cho quê hương vẫn còn xa quá trong tầm với của tay mình.
Chị Phạm Thị Thập làm phu vác ở chợ Đồng Xuân đã được gần 10 năm. Người phu nữ đến từ Hưng Yên có gia đình và hai con nhỏ ở quê nhà, tuy nhiên phải đôi ba tháng chị mới về một lần. Những lúc nhàn rỗi chờ việc chị lại mang kim chỉ ra thêu thùa tranh và khăn dành tặng cho chồng con ở nhà.
Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm, cảnh báo chính sách này có thể khiến nhiều người tử vong, ngay cả khi tỷ lệ người nhiễm không triệu chứng ở mức tương đối cao. “Với nạn béo phì, cao huyết áp và tiểu đường tại Mỹ, nếu mọi người bị nhiễm Covid-19, con số tử vong sẽ rất lớn và hoàn toàn không thể chấp nhận”, bác sĩ Fauci giải thích.
Một chi tiết khá thú vị cho sự thành công ngoài mặt trân của ông mà TT. Việt từng chia sẻ, đó là khi ra trận ông luôn nghe như có tiếng trống thúc quân Mê Linh của Hai Bà Trưng, tiếng trống thúc giục lòng yêu nước của quân sĩ chiến đấu để bảo vệ bờ cõi.
Các chuyên gia Việt nhìn thấy bất cập (giàu nghèo, môi trường, bất công, thất thoát…) nhưng đối với giới đầu tư ngoại quốc thì cơ hội đầu tư lại đến từ những mất cân đối trong số này (giá lương thấp, hư hại môi trường,…) Cho nên dù hai kết luận khác nhau nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội cất cánh trong một thời gian dài.
Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai (?) (Tiantai Zong), Trung Quốc đề cập đến trong tác phẩm của ông ta, "Không thấy, không nghe và không nói" vào koảng thế kỷ thứ VIII.
Đại hội XIII của ĐCSVN được dự kiến vào đầu năm 2021 với những yêu cầu đổi mới Chính trị, Xã hội. Người dân có thể kỳ vọng những gì nếu ĐCSVN thực sự muốn có thực chất trong đổi mới, trong cải cách, trong cải tổ? Câu hỏi ở đây là ĐCSVN sẽ ưu tiên làm điều gì để có đổi mới căn bản, sâu rộng từ trong đảng ra đến xã hội, người dân?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.