Hôm nay,  

Độc Hành

6/27/201400:00:00(View: 6894)

Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.

Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn… Tất cả sự sinh xuất, chuyển động đều là sinh xuất, chuyển động của tổng thể, của những tập hợp các nhân duyên, các điều kiện. “Núi không là núi; sông không là sông.” (1) Chẳng có gì có thể tự sinh ra; chẳng có gì có thể được sinh ra từ một nguyên nhân (duy nhất) khác; chẳng có gì có thể vừa được sinh ra bởi chính nó và cùng lúc từ một nguyên nhân khác; cũng chẳng có gì có thể sinh ra mà không cần nguyên nhân nào cả. (2)

Thế nhưng trong đời sống thực tế, người ta vẫn thường cho rằng, hoặc mặc nhiên xác tín rằng, họ đã sinh ra và tồn tại như một cá thể độc lập; có riêng một thể xác, tâm hồn và tên họ, thủ đắc những sở hữu phụ thuộc (như tài sản, tài năng, sắc đẹp, danh vọng…); từ đó dẫn đến những khổ đau, hệ lụy cho mình, cho người, và cho cả cuộc đời. Chỉ đến khi, do một biến cố hay thảm họa nào đó, bị vuột mất tất cả những gì đinh ninh là của mình, thuộc về mình, mới nếm được nỗi thống khổ cùng tận (mà mình đã từng gieo đến cho kẻ khác) để rồi chạy đôn chạy đáo, tìm đến tập thể; đồng hóa mình với một tổ chức, nhằm cứu vãn sự tồn tại của bản ngã thông qua phóng ảnh của tổ chức ấy. Nghĩa là trong mộng tưởng, lại vẽ vời thêm mộng tưởng; nơi chiếc giẻ rách, lại vá thêm miếng giẻ rách. Sự vay mượn, vá víu, chẳng thể nào là giải pháp hay cho sự tìm cầu giá trị tự thân và hạnh phúc chân thật của cuộc tồn hữu.


Như vậy, có chăng sự độc hành của lữ thứ trên mộng dài xa quê, ngang qua cuộc đời chập chùng khổ đau, phiền lụy? Có chăng bước độc hành của thiền giả trên đường về cố quận bồng bềnh mây trắng?

Vẫn có đấy. Mỗi bước chân nở từng đóa sen; hay đường sen nở, đón mỗi bước chân êm. Bước chân ấy, không có người khởi động, không có động tác bước đi, không có thời gian diễn ra bước đi, không có con đường. Kẻ độc hành, vô ngã; một mình cất bước mà cùng ba cõi chạm đến khung trời tự tại thênh thang.
________________

(1) Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa, đời Tống, từng nói “Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông. Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông. Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.” Phát biểu này được xem như một khẩu quyết, một chỉ nam tóm thâu kiến giải và trình tự liễu ngộ về Thiền.

(2) Chư pháp bất tự sinh. Diệc bất tùng tha sinh. Bất cộng bất vô nhân. Thị cố tri vô sinh. Các pháp không thể tự sinh; không sinh từ pháp khác; không sinh bởi cả hai (tự và tha) hợp lại; cũng không thể tự nhiên mà sinh (vô nhân – không có nhân); vì vậy nên biết rằng các pháp vốn không sinh (chẳng có gì thực sự sinh ra). (Bài kệ thứ 3 của Trung Luận)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mở computer, “bấm” vào Inbox, tôi thấy trong danh sách emails hôm nay có email của nhà truyền thông Huy Tâm – tôi thường gọi anh một cách thân mật là “anh Mũ Nâu”. Vừa “bấm” vào email của anh Huy Tâm tôi vừa tự hỏi, không biết người Bạn trẻ đa tài Mũ Nâu chuyển đến tôi tác phẩm thơ, văn, âm nhạc, truyện đọc, youtube của chính anh hay là của ai?
Ngoài việc nguyền rủa, dân Việt có lẽ cũng không ai quên làm cù nèo và mài dáo mác. Với sự bạo ngược của đám cường hào ác bá hiện nay – ở xứ sở này - thì cái ngày mà chúng bị móc ra khỏi ống cống ̣(chắc) cũng không còn xa lắm nữa.
Rất nhiều người quen, bạn bè đã kể cho tôi nghe thời gian họ sống ở những trại tỵ nạn Hồng Kông sau chuyến vượt biên của họ từ Việt nam. Riêng tôi có ấn tượng nhất với Hồng Kông là khi máy bay đáp xuống phi trường Hồng Kông, tôi có cảm giác chiếc máy bay đi xuống cầu thang từng bậc, từng bậc… Xuống tới đất mới hiểu là người phi công rất giỏi mới đáp được vậy chứ không phải dở mà đáp máy bay kiểu lạ lùng.
Mới đó mà đã 19 năm trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tôi còn nhớ rất rõ buổi sáng hôm đó, Thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, trước khi đi làm tôi đã xem tin tức trên đài truyền hình Mỹ thấy hình ảnh một trong 2 Tòa Tháp Đôi (World Trade Center) đang bốc cháy trên các tầng lầu gần chót. Nhiều máy bay lượn vòng và khói bay ra tỏa khắp bầu trời thành phố New York. Ở dưới đất tiếng còi xe cứu thương, xe cứu hỏa kêu inh ỏi. Nhiều người đang hốt hoảng chạy ra từ hai tòa tháp đôi. Tôi sững sờ và bàng hoàng trước cảnh tượng giống hệt trong một cuốn phim chiến tranh giả tưởng nào đó đang chiếu. Nhưng không. Đó là sự thật, việc thật, cảnh thật! Có lẽ không phải một mình tôi có cảm xúc đó mà nhiều người Mỹ và kể cả nhiều người trên khắp thế giới xem cảnh tượng hôm đó cũng có cùng cảm trạng.Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người chứng kiến những cảnh tượng khủng bố tàn bạo và dã man không thể tả! Những kẻ khủng bố đã sử dụng đến phương tiện mà không ai trước
Nhiều người hỏi tôi: trong các nghề: dạy học, làm báo, làm thương mại, bà thích nghề nào nhất? Tôi trả lời ngay không một chút do dự: - Dạy học và làm báo.
Kính bạch Chư Tôn đức, Ba tháng Hạ an cư đã qua, Tăng tự tứ cũng đã viên mãn, và tháng Hậu Ca-đề cũng bắt đầu. Đây là thời gian mà một số điều Phật chế định được nới lỏng để cho chúng đệ tử có thể bổ túc những nhu cầu thiếu sót trong đời sống hằng ngày. Cùng chung niềm vui của bốn chúng, nương theo uy đức Tăng-già, tôi kính gởi đến Chư Tôn đức lời chúc mừng đã hoàn mãn ba tháng tĩnh tu trong nguồn Pháp lạc tịnh diệu, phước trí tư lương sung mãn.
Sau mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, Phật lịch 2564 (2020), Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước được đón nhận lời pháp thoại của Thầy Tuệ Sỹ qua Thư Khánh Tuế đầy tâm huyết trước thực trạng “tình đời và lẽ đạo” hiện nay của Đạo Phật Việt Nam với hai hình thức tổ chức giáo hội song hành: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN).
Trong tầm nhìn nào đó, người dân và giới báo chí trong nước có thể đặt câu hỏi phải chăng ông Trọng đã dứt điểm vấn đề nhân sự trước Đai hội-XIII? Nhất là họ dựa trên những sự kiện vừa xảy ra trước ngày Quốc Khánh-75.
Việt Nam chỉ kiện Trung Cộng về Biển Đông “khi đàm phán bế tắc và chiến tranh đã gần kề”. Việt Nam cũng kiên định không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp quyền lực ở Á Châu-Thái Bình Dương giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Quan điểm xuyên suốt này đã được lan tỏa trong nội bộ những nhà ngoại giao có thẩm quyền nhất của Việt Nam về xung đột ở Biển Đông hiện nay.
Lời người dịch: Hiện nay, chỉ số thị trường chứng khoán của Mỹ đang lên cao. Đối với các nhà đầu tư, tin này là một tín hiệu khích lệ khởi đầu trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng nó sẽ không bảo đảm đem lại tình trạng phục hồi nhanh chóng cho toàn diện nền kinh tế. Michael Spence cho rằng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số và công nghệ cao đang phục hồi nhanh và không cần hỗ trợ. Các thước đo tạo ra giá trị cho vốn tư bản là tài sản vô hình và kiểm soát dữ liệu. Các doanh nghiệp hàng không, du lịch và lĩnh vực khác sẽ còn gặp nhiều bất trắc. Nhìn chung, nhiều biện pháp hồi phục cần phân biệt và triển vọng còn lệ thuộc nhiều yếu tố và thời gian. Michael Spence không đề cập đến hai luận điểm quan trọng khác. Một là tình trạng bất ổn kéo dài dẫn đến việc các gia đình và doanh nghiệp lo dự phòng hơn. Bao lâu nền kinh tế vẫn còn suy yếu, các doanh nghiệp sẽ hoãn đầu tư; các gia đình chỉ lo chi xuất tối thiểu cho sinh hoạt gia dụng và chi phiếu hỗ trợ sẽ không có tác d
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.