Hôm nay,  

Độc Hành

27/06/201400:00:00(Xem: 7341)

Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.

Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn… Tất cả sự sinh xuất, chuyển động đều là sinh xuất, chuyển động của tổng thể, của những tập hợp các nhân duyên, các điều kiện. “Núi không là núi; sông không là sông.” (1) Chẳng có gì có thể tự sinh ra; chẳng có gì có thể được sinh ra từ một nguyên nhân (duy nhất) khác; chẳng có gì có thể vừa được sinh ra bởi chính nó và cùng lúc từ một nguyên nhân khác; cũng chẳng có gì có thể sinh ra mà không cần nguyên nhân nào cả. (2)

Thế nhưng trong đời sống thực tế, người ta vẫn thường cho rằng, hoặc mặc nhiên xác tín rằng, họ đã sinh ra và tồn tại như một cá thể độc lập; có riêng một thể xác, tâm hồn và tên họ, thủ đắc những sở hữu phụ thuộc (như tài sản, tài năng, sắc đẹp, danh vọng…); từ đó dẫn đến những khổ đau, hệ lụy cho mình, cho người, và cho cả cuộc đời. Chỉ đến khi, do một biến cố hay thảm họa nào đó, bị vuột mất tất cả những gì đinh ninh là của mình, thuộc về mình, mới nếm được nỗi thống khổ cùng tận (mà mình đã từng gieo đến cho kẻ khác) để rồi chạy đôn chạy đáo, tìm đến tập thể; đồng hóa mình với một tổ chức, nhằm cứu vãn sự tồn tại của bản ngã thông qua phóng ảnh của tổ chức ấy. Nghĩa là trong mộng tưởng, lại vẽ vời thêm mộng tưởng; nơi chiếc giẻ rách, lại vá thêm miếng giẻ rách. Sự vay mượn, vá víu, chẳng thể nào là giải pháp hay cho sự tìm cầu giá trị tự thân và hạnh phúc chân thật của cuộc tồn hữu.


Như vậy, có chăng sự độc hành của lữ thứ trên mộng dài xa quê, ngang qua cuộc đời chập chùng khổ đau, phiền lụy? Có chăng bước độc hành của thiền giả trên đường về cố quận bồng bềnh mây trắng?

Vẫn có đấy. Mỗi bước chân nở từng đóa sen; hay đường sen nở, đón mỗi bước chân êm. Bước chân ấy, không có người khởi động, không có động tác bước đi, không có thời gian diễn ra bước đi, không có con đường. Kẻ độc hành, vô ngã; một mình cất bước mà cùng ba cõi chạm đến khung trời tự tại thênh thang.
________________

(1) Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa, đời Tống, từng nói “Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông. Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông. Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.” Phát biểu này được xem như một khẩu quyết, một chỉ nam tóm thâu kiến giải và trình tự liễu ngộ về Thiền.

(2) Chư pháp bất tự sinh. Diệc bất tùng tha sinh. Bất cộng bất vô nhân. Thị cố tri vô sinh. Các pháp không thể tự sinh; không sinh từ pháp khác; không sinh bởi cả hai (tự và tha) hợp lại; cũng không thể tự nhiên mà sinh (vô nhân – không có nhân); vì vậy nên biết rằng các pháp vốn không sinh (chẳng có gì thực sự sinh ra). (Bài kệ thứ 3 của Trung Luận)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối tháng 8/2019, San Jose, rợp bóng y vàng của ni giới cùng vân tập về Chùa An Lạc do Ni Trưởng thượng Nguyên hạ Thanh, Trụ trì, để cùng tham dự Đại Lễ Tưởng Niệm Sơ Tổ Kiều Đàm Di Đại Ái Đạo lần đầu tổ chức tại Hoa Kỳ.
Khi cùng tử đến đây, mùa hạ chưa qua, mùa thu chưa đến. Lá trên cành còn xanh màu lộc biếc. Những cây tùng già cỗi được cắt xén bao lần, vẫn kiên trì chan nắng giữa công viên.
Việc Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, DC, Maryland, và Virginia thách thức ông Nguyễn Phú Trong đối thoại với Cộng Đồng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ sắp tới, biết đâu cuộc cách mạng sẽ xảy ra sớm hơn và ôn hòa hơn.
bao nhiêu hậu duệ của người Việt tị nạn, vừa sinh ra không được thừa nhận quốc tịch và hưởng những ưu đãi dành cho công dân Hoa Kỳ? Bao nhiêu hậu duệ trong độ tuổi vị thành niên không được “ăn theo” cha mẹ, khi cha mẹ vừa nhập tịch Hoa Kỳ, mà phải chờ đến 18 tuổi để thi quốc tịch, thì suốt trong những năm trung học hay đầu đại học không có quốc tịch thì bao nhiêu ưu tiên cho công dân Hoa Kỳ đến trường sẽ không tới tay họ.
Anh đến Sơn La rồi ở lại Bạn bè sau đó cũng về Nam Chiều nay trở lại tìm anh đó Chớp mắt qua rồi mấy chục năm Cây sao cổ thụ giờ đâu mất Còn chỉ mênh mông sắn phủ đồi Cách ngã ba nầy trăm rưởi thước Mồ hoang viễn xứ lạnh mưa rơi
Nguyễn Phú Trọng hãy trả lời công khai trên công luận để nhân dân biết: Nên học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách nào của HCM? Chả lẽ cứ theo Bác mở “đũa thần“ Marx-Lenin đã bị lịch sử vất vào sọt rác ra làm tiếp
Nói Hồ Chí Minh, viết Hồ Chí Minh nhưng nay thử nhìn lại coi Hồ Chí Minh có nghĩa gì? Tại sao chọn tên này? Và từ lúc nào?
Càng lớn nó càng đẹp trai chi lạ, tướng người cao ráo, thanh tú, mặt mũi khôi ngô mà laị có nét Tây rất đậm.
Muốn giải quyết tình trạng Biển Đông, cần có hậu thuẫn của toàn dân và nếu có sức mạnh toàn dân sẽ được thế giới ủng hộ thì TBT Nguyễn Phú Trọng phải vứt cái “kim cô” trên đầu ĐCSVN. Vứt một cách khéo léo và luật quốc tế sẽ giúp VN lấy lại thăng bằng trong quan hệ với TQ, không phải quan hệ anh - em mà là quan hệ giữa hai quốc gia
Tháng tám, trời tây ! Với những thằng ở xứ tây lâu như thằng tui, tháng 8 tây là đang còn trong Hè nóng bức. Nhưng tại sao, trong tuần qua, khi nhìn lịch thấy tháng 8 tuy tây – en plein mois d’Août- nhưng vì thấy ngày 23 … bổng sực nhớ đến bài ca bắt đầu bằng « Mùa Thu rồi, ngày 23... » từng nghe thời còn nhỏ, khi cùng cha mẹ đi tản cư ở vùng Tân trụ ? …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.