Hôm nay,  

Độc Hành

27/06/201400:00:00(Xem: 6203)

Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.

Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn… Tất cả sự sinh xuất, chuyển động đều là sinh xuất, chuyển động của tổng thể, của những tập hợp các nhân duyên, các điều kiện. “Núi không là núi; sông không là sông.” (1) Chẳng có gì có thể tự sinh ra; chẳng có gì có thể được sinh ra từ một nguyên nhân (duy nhất) khác; chẳng có gì có thể vừa được sinh ra bởi chính nó và cùng lúc từ một nguyên nhân khác; cũng chẳng có gì có thể sinh ra mà không cần nguyên nhân nào cả. (2)

Thế nhưng trong đời sống thực tế, người ta vẫn thường cho rằng, hoặc mặc nhiên xác tín rằng, họ đã sinh ra và tồn tại như một cá thể độc lập; có riêng một thể xác, tâm hồn và tên họ, thủ đắc những sở hữu phụ thuộc (như tài sản, tài năng, sắc đẹp, danh vọng…); từ đó dẫn đến những khổ đau, hệ lụy cho mình, cho người, và cho cả cuộc đời. Chỉ đến khi, do một biến cố hay thảm họa nào đó, bị vuột mất tất cả những gì đinh ninh là của mình, thuộc về mình, mới nếm được nỗi thống khổ cùng tận (mà mình đã từng gieo đến cho kẻ khác) để rồi chạy đôn chạy đáo, tìm đến tập thể; đồng hóa mình với một tổ chức, nhằm cứu vãn sự tồn tại của bản ngã thông qua phóng ảnh của tổ chức ấy. Nghĩa là trong mộng tưởng, lại vẽ vời thêm mộng tưởng; nơi chiếc giẻ rách, lại vá thêm miếng giẻ rách. Sự vay mượn, vá víu, chẳng thể nào là giải pháp hay cho sự tìm cầu giá trị tự thân và hạnh phúc chân thật của cuộc tồn hữu.


Như vậy, có chăng sự độc hành của lữ thứ trên mộng dài xa quê, ngang qua cuộc đời chập chùng khổ đau, phiền lụy? Có chăng bước độc hành của thiền giả trên đường về cố quận bồng bềnh mây trắng?

Vẫn có đấy. Mỗi bước chân nở từng đóa sen; hay đường sen nở, đón mỗi bước chân êm. Bước chân ấy, không có người khởi động, không có động tác bước đi, không có thời gian diễn ra bước đi, không có con đường. Kẻ độc hành, vô ngã; một mình cất bước mà cùng ba cõi chạm đến khung trời tự tại thênh thang.
________________

(1) Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa, đời Tống, từng nói “Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông. Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông. Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.” Phát biểu này được xem như một khẩu quyết, một chỉ nam tóm thâu kiến giải và trình tự liễu ngộ về Thiền.

(2) Chư pháp bất tự sinh. Diệc bất tùng tha sinh. Bất cộng bất vô nhân. Thị cố tri vô sinh. Các pháp không thể tự sinh; không sinh từ pháp khác; không sinh bởi cả hai (tự và tha) hợp lại; cũng không thể tự nhiên mà sinh (vô nhân – không có nhân); vì vậy nên biết rằng các pháp vốn không sinh (chẳng có gì thực sự sinh ra). (Bài kệ thứ 3 của Trung Luận)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đêm tân hôn. Yên lặng nhìn cô dâu, chú rể rưng rưng rồi bật khóc. Cô gái trẻ tưởng chồng mình xúc động vì quá hạnh phúc được sống gần người yêu, nhưng sự thật đau lòng hơn nhiều. Anh ta vừa nhận được kết quả dương tính HIV qua cuộc thử nghiệm mà bịnh viện vừa gởi tới. Anh cũng không ngờ số mệnh của mình lại kết cuộc như thế. Sau 3 năm lao động ở nước ngoài, với số tiền dành dụm được, anh vừa mới làm đám cưới với người yêu đã chờ đợi suốt thời gian anh ở nước ngoài. Thời gian thương nhớ 3 năm, cho nên khi chàng trai trở về, thì cô gái đã “cho” người yêu trước đêm tân hôn. Sáng ra, vợ chồng trẻ nhìn nhau, im lặng. Mỗi người miên man biết bao nhiêu ý nghĩ. Tương lai, hạnh phúc gia đình, thái độ phải đối diện với cuộc sống, về con cái, cha mẹ hai bên, về sức khoẻ và về cái chết.
Đàn ông là phải có râu «Nam tu nữ nhũ» như sách đã dạy. Khoa học lý giải râu là biểu hiện sức mạnh và từ đó phát xuất sự ham muốn chiếm đoạt nhưng không vì thế mà râu trở thành môt thứ vũ khí chết người. Râu của người Á châu khác với râu của người Âu châu, cả về cách để râu, chăm sóc râu. Theo kinh nghiệm, nhìn râu, người ta có thể xét đoán về người. Như người cương nghị, người vui tánh, người có máu … Riêng người cộng sản có râu hay không râu, râu tốt hay xấu, đều có liên hệ ít nhiều đến diễn tiến của phong trào cộng sản và số phận người lãnh đạo.
Tại sao photon di chuyển nhanh như ánh sáng? Tại sao từ đốm lửa diêm, ngọn đuốc, ngọn đèn, một tinh cầu phát nổ v.v… phóng ra, photon lập tức đạt tốc độ nhanh nhất trong Vũ Trụ? Câu trả lời có rồi, giản dị và không đòi hỏi những kiến thức vật lý cao siêu. Nhưng nói ngay thì bạn sẽ bỡ ngỡ, hoang mang, và rồi thắc mắc rất nhiều, mất vui. Vậy ta kiên nhẫn đi từng bước một. Chậm nhưng mà chắc. Đường trường lên thác xuống ghềnh, băng rừng lội suối, lạc tới lạc lui trong núi thẳm rừng sâu… kẻ dò đường này đã lãnh hết. Giờ sông sâu đã bắc cầu, đường xuyên rừng đã khai quang chờ đón bạn.
Cùng với số phận chung của Thế giới, nạn dịch Covid-19 đã phủ mây mù lên nền kinh tế của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021. Khoảng 80,000 Doanh nghiệp đóng cửa và hàng chục triệu công nhân mất việc làm. Việt Nam đã nhập siêu 2,7 Tỷ Dollars trong thời gian này, trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nghiêm trọng.
Mười một năm trời ròng rã, mỗi lần nghĩ tới anh là tôi nghĩ tới Nelson Mandela, chỉ ra được khỏi tù sau 27 năm, vì những người khác đã tranh đấu thành công để có một cuộc thay đổi toàn diện trong xã hội. Ngay sau khi ra tù, Mandela đã được bầu làm lãnh đạo một cuộc thương nghị với nhà cầm quyền cho vấn đề hòa giải dân tộc.
‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng …’ 40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê… Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế.”
Các lãnh tụ của Đảng Cộng Hòa có thể tiếp tục than phiền về tình trạng kinh tế khó khăn và các chương trình của Biden có khuynh hướng xã hội, nhưng khi nhìn những thống kê về dư luận quần chúng thì rõ ràng quan điểm của Đảng Cộng Hòa không phản ảnh đúng với nhận thức của đa số dân Mỹ.
Nhạc Sĩ Tô Hải và Cựu Đại Tá Bùi Tín là hai nhân vật đã có dịp theo dõi và tham gia cuộc sống trong thời gian hai biến cố kể trên xảy ra, đã phục vụ chính quyền Cộng Sản trong Quân Đội Nhân Dân, trong văn nghệ và báo chí, sau đó đã đổi thái độ. Ngày 11/8/ 2018, hơn một tuần lễ trước ngày có thể coi là mở đầu cho định mệnh của hai ông, hai ông cùng qua đời, cùng ở tuổi 91. Câu hỏi được đặt ra là hai ông đã nhận định ra sao về ngày 19/8/1945 này? Người viết xin vắn tắt ghi lại sau đây để người đọc tiện theo dõi và hiểu rõ hơn quan điểm của hai ông, đồng thời cũng xin ghi thêm một vai chi tiết liên quan tới ngày 19/8/1945 ít được mọi người biết tới hay chỉ biết mơ hồ, trong đó có chuyện tấm ảnh của Tướng Cọp Bay Chennault ký tặng Hồ Chí Minh, chuyện Việt Minh lấy đồ trong cung vua đem ra chợ bán, chuyện bốn tấn bạc người Nhật trả lại cho Chính Phủ Việt Nam, chuyện Việt Minh tịch thu của cải của nhà giầu...
Tuy nhiên, khi Chính phủ áp dụng giãn cách nhà với nhà, người với người, cấm ra đường nếu “không có lý do chinh đáng”, khoanh vùng, lập chốt kiểm soát cho tới ban hành lệnh giới nghiêm tại Sài Gòn từ 6 giớ tối đến 6 giớ sáng thì tình hình kinh tế và xã hội xáo trộn rất nhanh. Đời sống người dân bị đảo lộn, gặp muôn vàn khó khăn do mất việc, giảm việc, cạn kiệt tài chính vì dù không có việc làm nhưng vẫn phải ăn để sống, vẫn phải trả tiền thuê nhà, điện nước v.v…
Tôi tha phương cầu thực đã lâu nên tiếng mẹ đẻ không khỏi có phần giới hạn. Bữa qua, đứng xếp hàng ở chợ chờ trả tiền thùng bia, chợt nghe loáng thoáng dăm câu đối thoại của mấy người đồng hương mà không khỏi có đôi chút băn khoăn: Vậy chớ chị thuộc diện gì? Nào có “thuộc diện” gì đâu. Mình chỉ là loại … ăn theo thôi mà! Về nhà, xem qua tự điển thì thấy Soha định nghĩa (“ăn theo”) thế này: Khẩu ngữ: Được hưởng hoặc có được nhờ dựa theo cái khác, người khác, không phải do tự bản thân có hoặc làm nên: “Nước lên cá đuối ăn theo, Lái buôn hết gạo bỏ neo cầm chừng.” (Cdao)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.