Hôm nay,  

Giải Mã Vấn Đề Xâm Mình

8/23/201400:00:00(View: 5290)
“Trong cuộc sống vật chất này, nếu chỉ có một vật được coi là thiêng liêng thôi, thì đó phải là thân thể cha sinh mẹ đẻ của mình.” - Khuyết danh

Lời rào trước:

Xâm (hay xăm) mình đang trở thành một hiện tượng nóng của thời đại. Nhìn phía trước phía sau, bên phải bên trái, chúng ta đều thấy có vài người với vết xâm trên thân thể dưới mọi hình dạng, mầu sắc, thông điệp khác nhau. Tôi thú thật chẳng có thẩm quyền gì để phán xét vấn đề đúng sai của việc xâm mình. Tôi chỉ mạo muội trình bày với tính cách quan sát kèm theo vài lời bàn “xây dựng” với cố gắng càng khách quan càng tốt. E rằng còn rất phiến diện và không thể tránh khỏi việc sẽ bị chỉ trích, cho là hẹp hòi…

Tôi nhận thấy vấn đề xâm mình không thể gọi là chuyện nhỏ, là chuyện nhảm nhí, vô nghĩa cho nên cố gom chút can đảm bàn loạn trước giúp vui sau làm nghĩa (!)

TVG

*

Phong trào “xâm mình” (Tattooing) đang nở rộ nhưng đây không phải là chuyện mới mẻ. Các nhà khảo cổ đã thấy các vết xâm đầu tiên, khoảng 4000 năm trước Công Nguyên, trên một xác đông lạnh ở Áo (Austria). “Nghệ thuật Xâm mình” trở thành một phần của sự phát triển con người, Đây là một phong tục có trên mặt đất đã vài ngàn năm. Các triều đại cổ hùng mạnh ở Ai cập, La mã, Trung hoa, Nhật bản, Trung đông thường có lệ xâm trên người, nhất là trên mặt, các tù nhân chiến tranh, tội phạm hình sự và nô lệ. Vết xâm có các hình dạng riêng, khác biệt cho các loại tội phạm hay nô lệ. Tiếp theo, vài trăm năm, các văn hóa trên thế giới dùng xâm mình để phân loại nhiều hạng người trong xã hội không riêng gì giới thường dân, tội phạm: Các cấp bậc của giới tăng lữ, phẩm trật của viên chức triều đình, các giai cấp cao thấp của xã hội … Xâm mình được dùng vì nó ghi dấu một cách khá “vĩnh viễn, dài hạn” trên thân thể, không dễ gì bị tẩy xóa. Cũng vì ích lợi của sự “vĩnh viễn” này, xâm mình dần dà sau này cũng được dùng để bày tỏ, biểu hiệu sự trung thành, ý chí quyết tâm, lòng can đảm của các cá nhân hay phe nhóm đối với một đối tượng (chẳng hạn như quốc gia, vua chúa, chủ nhân, người đáng kính, người yêu, băng đảng) hay mục đích nào đó. Xâm mình không còn là bản án trên mặt tội phạm, dấu ấn của sự hạ cấp, giang hồ băng đảng thấp kém; ngược lại cũng là cách dùng trân trọng bày tỏ một thông điệp (message), một nghệ thuật tinh vi tương tự như hội họa, âm nhạc, trang trí, sân khấu….

Thuật xâm mình của dân Việt mình cũng có lịch sử rất rõ ràng vể nguồn gốc, nguyên nhân và diễn tiến qua thời gian. Sách “Lĩnh Nam Chích Quái Liệt Truyện” trong phần “Hồng Bàng thị truyện” ở mục số 7 có viết:

(Nguyên văn)

7. Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên bạch với vua. Vua bảo rằng:

“Ở núi là loài rồng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng và ghét dị cho nên mới xâm hại.”

Bèn khiến lấy mực châm hình trạng thủy quái ở thân thể, từ đó tránh được nạn giao long cắn hại; cái tục văn thân của Bách Việt khởi thủy từ đây.

(ngưng trích)
_______

Chú thích:

- Giao long: (Còn gọi là thuồng luồng) có lẽ là Cá sấu (?)

- Ưa đồng ghét dị: Ưa cái gì giống mình và ghét cái gì khác mình.

- Thủy quái: Rồng rắn (?)

- Tục văn thân: Tục vẽ mình, tục xâm mình.
________

Như vậy, người Việt cổ đã có thuật xâm mình từ 2000-3000 năm trước. Từ đời Lý-Trần, nhất là đời Trần, từ vua quan đến dân đều thích xâm hình vào người. Riêng người thuộc Hoàng tộc và kẻ phục dịch trong triều thì bắt buộc phải có hình xâm, xem như một luật lệ - một loại thẻ căn cước thời bấy giờ. Mãi cho đến thời vua Trần Anh Tông (1293-1314) thì việc xâm hình này không còn bị bắt buộc nữa. Nguyên nhân cũng chỉ vì vua Trần Anh Tông chết nhát, rất sợ bị kim chích vào da thịt khi xâm; và từ đó ai thích xâm thì tùy ý, không còn bị bắt buộc nữa.

Cũng đời nhà Trần, năm, 1285, toàn thể quan quân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Đức Trần Hưng Đạo đều xăm lên cánh tay 2 chữ “Sát Thát” (nghĩa là “Giết quân Thát đát” – quân Mông cổ) để bày tỏ ý chí quyết tâm ngăn chặn sự xâm lăng bờ cõi của quân Mông cổ. Việc xâm mình không chỉ riêng cho vấn đề chống xâm lăng, các thành viên của đội quân Thánh Dực (còn gọi là “Ngự lâm quân”) phải xâm trên trán 3 chữ “Thiên Tử Quân” (Đội quân của vua) là một điều vô cùng hãnh diện.

Như vậy ở Việt Nam ta, vấn đề xâm mình không chỉ riêng với mục đích hòa mình cùng thiên nhiên để (bắt cá) sinh tồn mà còn mang ý nghĩa cao cả như tỏ tình đoàn kết dân tộc chống xâm lăng, trung thành với vua…

blank
Hình xâm.

Trở về vấn đề xâm mình ngày hôm nay, chúng ta thấy không còn có giới hạn nào rõ rệt cả. Riêng nước Mỹ, theo thống kê (?) có khoảng trên 45 triệu người có xâm mình, trong số đó 36% còn trong tuổi 20s. Càng ngày các vết xâm càng tăng về số lượng, kích thước và màu sắc…

Mãi đến năm 1950, xâm mình vẫn được xem như là dấu hiệu riêng chỉ dành cho giới thủy thủ, thành phần thấp kém, cặn bã của xã hội (low-life) như tội phạm, băng đảng, đĩ điếm, ma cô. Phụ nữ “đàng hoàng” của 50s và 60s gần như hoàn toàn không có xâm mình. Quan niệm này chưa hoàn toàn mất đi hẳn, nhưng trong 1-2 thập niên vừa qua, xâm mình dường như được xã hội “chấp nhận” và nhanh chóng biến thành một thời trang đương đại mới chết người! Con người hình như không còn biết sợ đau là gì nữa hà trời !?

Hôm nay, người có xâm mình đưa ra rất nhiều lý do tại sao họ quyết định việc xâm mình. Chẳng hạn như để bày tỏ sự trung thành, niềm hy vọng, sự bất mãn… hay khoe khoang khả năng tình dục, chỉ làm cho vui thôi (khi say rượu?) vì không có gì mục đích gì quan trọng (?)… Nhưng tôi nhận thấy có một điểm chung mà thấy rất ít người có xâm mình nói đến: Đó là họ muốn những người chung quanh để ý đến họ; y chang như những anh chàng băng đảng của các “xóm nhà lá” (ghetto) đi sơn vẽ hằng hà “graffiti” trên các vách tường, nơi công cộng. Tất cả đều có mục đích muốn nói là: “Hãy nhìn. Tôi đang ở đây nè bà con!” (Look. We are here !) Bằng mọi giá, họ cần sự chú ý của đám đông.

Không phải tôi có ý kỳ thị, nhưng mấy anh Mỹ da đen thì cũng chẳng nên xâm (màu chàm xanh đậm trên làn da đen!) làm gì cho nó tốn tiền vô ích. Bố ai mà biết mấy anh đen xâm cái hình quái gì trên lớp da đen thui? Thử mở TV ra xem một “game” bóng rổ NBA là rõ. Thống kê (?) cho thấy 85% cầu thủ bóng rổ có xâm mình (Đội bóng Nuggets của Denver có tỉ số xâm mình cao nhất). Mà mọi người đều biết cầu thủ da đen chiếm đại đa số cầu thủ bóng rổ. Mỗi lần một cầu thủ bóng rổ da đen ném “free throw” thì tất cả máy ảnh TV đều chiếu gần (zooming) vào anh chàng cầu thủ này… Ôi thôi, số hình xâm trên cổ, hai cánh tay, trên ngực nhiều vô số kể. Nhưng chúng ta không tài nào nhận ra là họ xâm cái gì! Thiệt là chuyện tiền mất tật mang ở môn Basketball chuyên nghiệp.

TVới sự dè dặt, tôi muốn viết thêm ở đây câu chuyện Mỹ đen “gái” xâm mình. Có một chị giang hồ người da đen muốn khoe với anh khách hàng về hai cái hình xâm hai anh cầu thủ bóng rổ da đen nổi tiếng ở 2 cái đùi đen của nàng… Cô ta hãnh diện vừa khoe vừa đố có giải với anh khách hàng:

“Tôi đố anh nhận diện ra hai cầu thủ bóng rổ nổi tiếng mà tôi xâm ở hai bên đùi. Nếu anh trả lời đúng thì tôi cho anh… miễn phí hôm nay.”

Anh khách nghe có giải thưởng “miễn phí” thì rất hí hửng, nhưng anh ta nhận thấy tất cả đều nhìn đen thủi đen thui, không nhận ra ai vào ai! Tuy vậy, chưa chịu thua cuộc, anh ta cũng ráng vớt vát thêm một chút, may ra được em đen cho giải an ủi:


“Tôi không biết hai thằng khốn (these two bastards) này là ai; nhưng tôi biết chắc cái thằng ở giữa có môi dầy có xỏ vòng (big fat lips with rings) và tóc quăn tít (short curly hair) phải là Dennis Rodman!”

Kết quả trao giải thưởng như thế nào thì tôi không rõ, xin dành để quý vị tự tìm hiểu thêm.

“Sau mỗi cái hình xâm trên người đều có một câu chuyện” người ta bảo như vậy. Tôi chưa biết câu chuyện sau hình xăm sẽ đi đến thế giới nào, nhưng tôi thấy một điều đáng buồn là da thịt con người có cảm giác biết đau, nhột… chứ không phải giấy trắng hay khung vải vô tri. Một khi đã chịu đau đớn, tốn kém để xâm xong thì sự sai lầm, hối tiếc lỡ dại nhận ra sau này phải đi xóa xâm thì còn đoạn trường, đau và tốn kém hơn gấp bội. Quý vị trước khi định đi xâm tên của người yêu lên tay, lên cổ thì nên ráng mở làm phước vài “YouTube / Tattoo removals” ra xem các cách xóa hình xâm trên da bằng tia Laser. Laser chiếu đến đâu, da người nổ như bắp rang tới đó. Má ơi! Nhìn thấy tản thần luôn!

Nhiều hình xâm có chữ (wordings), chỉ nhìn qua cũng có thể đoán, một là người mang hình xâm đã từng bỏ học ngang (dropped out of middle school), hai là Anh ngữ không phải là ngôn ngữ chính trong gia đình vì chính tả viết sai bét. Thí dụ:

“God will juge me,”

“Keep smileing,”

“Belive in myself.”

Nhiều hình xâm có khả năng gởi ra thông điệp (messages?) thẳng đến người chẳng may phải nhìn thấy chúng. Thông điệp chính ra muốn bày tỏ cho công chúng là họ rất hãnh diện là một người nào đó hay một “niềm tin” nào đáo mà họ sẵn sàng hy sinh ngay cả mạng sống… Ối giời! Hãnh diện đâu chưa kịp thấy, tôi lại thấy ngay các phản ứng ngược; chẳng hạn như “Thông diệp” để thông báo cho mọi người là:

“Tôi hiện đang thất nghiệp,”

“Tôi không thể làm nghề coi trẻ em được,”

“Tôi vẫn còn đang sống với bố mẹ,”

“Tôi mới ở tù ra,”

“Đừng đến gần tôi. Coi chừng sẽ bị hiếp dâm…”

Qua các hình xâm với các dòng chữ đại khái như sau:

“F… the police,”

“Shit happens,”

“F… the systsem,” (Chính tả?)

“Bad bitch,”

“P… Eater…” (Không dám viết ra nguyên chữ !)

Các hình xâm để tỏ tình, tỏ sự trung thành với người yêu lần đầu (hay lần giữa) nhiều khi cũng gây nhiều cái nhức đầu lảng xẹc khi mối tình đầu đổ vỡ (mà tình đầu hay đổ vỡ lắm nghe!) hay không thành tựu như ý muốn. Sau khi lấy vợ (hay lấy chồng), phải tốn công tốn sức giải thích đến trẹo mỏ cái tên thơ mộng nào đó đã mình đã trót xâm trên tay, ngực, mông, háng… Trường hợp cô đào quả bưởi Pam Anderson của chương trình TV “Bay Watch,” sau khi ly dị với anh chồng là tay trống nhạc Rock Tommy Lee, đã phải vội vàng trở lại tiệm xâm đề sửa cái xâm có chữ “Tommy” trên cánh tay thành ra chữ “Mommy.” Cũng còn may là còn có cơ hội sửa được dễ dàng!

Một anh chàng trẻ tuối muốn cho mình nhìn có vẻ “ngầu” và thông thái đi xâm cả một hàng chữ tầu dài lê thê trên cánh tay mà chẳng hiểu nghĩa của chữ tầu này là cái “son-mother” gì cả. Sau cùng, may gặp được người hiểu biết chữ tầu giải nghĩa hàng chữ đó là: “Tôi không biết chữ tầu. Xin đừng hỏi tôi làm gì nha.”

Tuổi tác nhiều khi cũng làm cho các hình xâm trước đây có vẻ công phu, đẹp đẽ bị tổ trác. Có hai vợ chồng già lúc còn trẻ mới bồ bịch với nhau chưa cưới hỏi; Nàng có xâm hình một con cá heo (cá Dolphin) rất dễ thương trên da bụng; còn chàng xâm hình một con chim sẻ xinh xắn đậu trên cành cây ở cánh tay phải… 25 năm sau, con cá heo của bà vợ biến thành con cá voi (whale) và con chim sẻ biến thành con gà mái dầu trông thiệt nản…

Một anh bạn thời niên thiếu của tôi vì chỉ thích đánh đáo, cờ bịch cho nên bị bố mẹ chửi mắng hoài. Giận đời quá, bỏ học gia nhập ngang vào lính Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) VNCH cho bõ ghét (!) Anh ta gặp lại tôi sau này ở Orange County có kể lại câu chuyện sau:

“Trong trại huấn luyện tân binh TQLC, các cán bộ huấn luyện chơi đòn rất độc. Họ cho in trên hai cánh tay các lính mới nhập ngũ hàng chữ TQLC và Sát Cộng rồi phát cho mỗi người một cây kim là lọ mực xanh, bắt buộc về trại tự xâm lấy một mình! Đến khi vi-xi chiếm được miền Nam, anh em tụi tôi phải tìm mọi cách để cạo, xóa mấy chữ xâm này rất đau đớn… Tôi chịu đau không nổi chỉ xóa được 2 chữ Sát Cộng trên cánh tay trái, và để lại nguyên chữ TQLC trên cánh tay phải. Sau này vi-xi cắc cớ hỏi tôi TQLC nghĩa là gì vậy? Tôi trả lời là: Chữ viết tắt của bốn chữ Thuyền Qua Lối Cũ! ”

Nói đến xâm mình thì không thể nào bỏ qua vấn đề xâm mình của các anh chàng băng đảng, xã hội đen (Gangsters). Thời cổ và nhiều xã hội đương thời xâm trên mặt tội nhân để tách rời họ ra khỏi đám đông dân chúng bình thường (không có xâm). Từ cái nguồn gốc thuộc loại u ám này, xâm mình là biểu tượng không thể thiếu trong thế giới hạ lưu băng đảng, mang tiền án. Trong tù, các thành viên băng đảng có cùng hình xâm để tỏ ra cho biết họ là thành viên cùng một băng với nhau. Các hình xâm của băng đảng còn có thêm nhiều hình ảnh, chữ viết khác để cho mọi người biết thứ hạng của họ trong băng đảng. Kết cuộc anh nào cũng nhìn xanh lè xanh lét với các hình xâm đậm và to trên mặt và khắp cơ thể. Họ không cần biết quần chúng sẽ nghĩ thế nào về họ; và đồng thời họ cũng sẵn sàng chấp nhận các hậu quả như bị băng đảng phe đối nghịch mần thịt khi nhận ra họ, không thể xin việc làm, dễ bị cảnh sát làm phiền, quay nhiễu…

Thêm nữa, anh bạn đồng môn có kể câu chuyện sau đây trên bàn nhậu để hầu quý vị:

“Một anh bạn làm Trưởng Ban Thẩm Vấn ở Bộ Chỉ Huy CSQG tỉnh… Có một lần hỏi cung một tên du đãng cướp giật vừa mới bị Cảnh Sát bắt. Vì hắn măc áo không cài 2-3 nút trên ngực cho nên anh bạn nhìn tôi thấy ngực hắn có loáng thoáng xâm chữ gì đó, bảo hắn cởi áo ra thì thấy dòng chữ:

"CƯƠNG QUYẾT KHÔNG KHAI BÁO"

Anh bạn tôi nói:

- À thằng nầy ngon, để tao xem mày có khai với tao hay không nhe?"

Tên du đãng vội nói:

- Khoan khoan Đại úy. Xin Đại úy xem đằng sau lưng của em đây nè."

Hắn quay lưng lại thì thấy trên lưng có xâm dòng chữ:

"NHƯNG ĐAU QUÁ NÊN PHẢI KHAI "

Anh bạn tôi phải bật cười và không đập cho tên du đãng này một trận như đã dự tính.”

Cho đến thế kỷ thứ 19, xâm mình chỉ đặc biệt được dùng giới hạn cho băng đảng, tội hình sự trong hầu hết các quốc gia văn minh (non-third world countries). Băng đảng sắt máu nhiều khi còn đi xa hơn thông lệ xâm mình. Họ dùng dao cắt bỏ một phần thân thể, như thành viên của băng đảng Yakasu (Gang / Mafia) ở Nhật bản phải chặt bỏ vài ngón tay; hay băng đảng mafia Mễ dùng sắt nung nóng đốt để dấu trên da (branding) như người ta làm dấu trâu bò vì sợ bị mất trộm. Sự cố ý làm gia tăng sự đau đớn để chứng tỏ mình là thuộc loại băng đảng rất “ngầu.” Nếu quý vị có con nhỏ, vị thành niên mà muốn có các hình xâm ngầu cho vui, đỡ chán thì cũng nên nhắn nhủ là con cháu không khéo sau này sẽ gặp các khó khăn trong đời sống y như mấy anh chàng băng đảng phải đối phó hàng này.

Lời đón sau

Câu chuyện xâm mình tôi trình bày ở trên mà quý vị vừa đọc qua có lẽ cũng thấy ớn xương sống rồi; tôi chỉ xin kết thúc bài viết một cách vắn tắt bằng cách mượn câu nói gọi là “Levensons law” (?) để quý vị cùng suy gẫm:

“Sự khôn ngoan khác với ngu xuẩn ở chỗ khôn ngoan có giới hạn”

(The difference between genius and stupidity is that genius has its limit).

Vài lời thô thiển múa rìu không qua mắt thợ…

Thân mến,

Trần Văn Giang

Orange County

Ngày 22 tháng 8 năm 2014

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.