Hôm nay,  

Lại Giáng Sinh!

11/23/201400:16:00(View: 4195)

LI  GIÁNG  SINH!

letamanh


Giáng Sinh thứ 40 lại về với những người con của mẹ Việt Nam đang lưu lạc trên khắp thế giới. Với một thời gian dài bốn mươi năm, đủ để cho người ta nhìn lại một quá khứ đầy gian truân, đầy mơ ước, đầy nghiệt ngã... Và nhìn về tương lai đầy hứa hẹn cho bản thân, gia đình và cho dân tộc Việt Nam! Tại sao ta lại nói đến một quá khứ đầy những đau thương trắc trở và nghịch lý để rồi nhìn vào tương lai đang có hướng phấn khởi mà không đề cập đến hiện tại?

Hiện tại, người Việt Nam lưu lạc trên khắp địa cầu, sau bốn mươi năm đã có một cuộc sống ổn định, con cháu thế hệ thứ hai, thứ ba đang dần dần vào giòng chính, nơi đang sinh sống. Có thể nói, Dân Tộc Việt Nam đi đến đâu đều thích hợp và hòa đồng với các quốc gia cưu mang, đã và đang trưởng thành từng bước về tất cả mọi lãnh vực, ngang bằng hay vượt trội người bản xứ! Nói như thế không có nghĩa là ta "mèo khen mèo dài đuôi", nhưng sự thật là như vậy.

Còn quá khứ, chúng ta thử thoáng nhìn lại, để có một ý niệm về thời gian, để tự nói với mình rằng: Không ngờ đã có thể vượt qua được một giai đoạn đầy gian truân ghê gớm, vì đã nhìn thấy bạn bè mình nằm xuống trong các trại tù tập trung như thế nào... Và không thể ngờ rằng mình vẫn còn hơi thở đến ngày nay trên một đất nước tự do, mà nơi đó lại không phải là quê hương chôn nhau cắt rốn của mình(?)

Tôi còn nhớ một kỷ niệm về Giáng Sinh và năm mới 1977, tại miền Bắc XHCN Việt Nam. Hồi ấy chúng tôi đang ở trong một thung lũng, bốn phía là núi cao. Chúng tôi đặt tên cho nơi nầy là: Tuyệt Tình Cốc! Nghe cái tên Tuyệt Tình Cốc, có lẽ quí vị độc giả có thể hình dung tâm trạng của những người đang ở trong đó. Đường vào Cốc là độc đạo, theo một con suối nhỏ chứ không có đường thật sự. chỉ đi theo dòng nước chảy, vượt qua các ghềnh đá mà đi. Khi vào Cốc thì bốn phía là vách núi làm trường thành bao bọc. Chim "Bắt cô trói cột" ngày đêm kêu những tiếng kêu mà người trong cuộc lúc ấy nghe như tim gan phèo phổi bị người ta đè ra tùng xẽo! Hôm đầu tiên đã có mấy tên uống thuốc tự tử...

Cái lạnh cắt da của Hoàng Liên Sơn buốt và không tài nào ngủ được với tiếng chim ngày đêm đòi "bắt và trói". Ở trại chúng tôi ở có ba con trâu tù. Gọi là trâu tù vì chúng sống với tù, làm việc dưới cây roi do tù chăn dắt "vắt, giật". Ở trong Nam người ta điều khiển trâu, cày khi qua phải qua trái bằng khẩu lệnh "thá, dí" khác với khẩu lệnh miền Bắc như trên. Không biết ba con trâu nầy ở đây từ hồi nào với tù hình sự, khi nó được bàn giao cho tù chính trị thì trông chúng đã quá thảm não, tiều tụy lắm rồi. Có lẽ chúng đói triền miên vì làm việc với tù mà không được tù dắt cho đi ăn. Làm việc theo kẻng gõ, tù nghe tiếng kẻng là bỏ trâu, mặc xác mầy trong chuồng đầy phân dơ bẩn, tao cũng đói như mầy!

Ba con trâu không biết ai đã đặt tên, khi chúng tôi được bàn giao thì tên của chúng là Nixson, Johnson, Kennedy! Khi ta gọi không đúng tên nó là nó không nghe lời, nhất định không kéo cày. Con Johnson gầy nhất và già nhất, có thể nói nó là một con vật nửa chết nửa sống đang cử động. Thân hình nó ốm tong teo. Tuy thế, nó vẫn phải làm việc hàng ngày là kéo cày!

Cuối tháng 12 năm ấy trời lạnh như cắt da, tù người mà còn muốn chết chì tù trâu vừa đói vừa không có áo quần, làm sao chịu nổi! Cho nên con Johnson chết khuya 23 tháng 12 năm 1977. Cái tin con Johnson chết làm nhiều anh em tù xúc động. Không phải xúc động vì thương nó mà là mừng rỡ quá! Có thể nói, với số tù xấp xỉ 500 mà thịt một con trâu già, Tổng Thống nước mỹ thời đó sao không vui?. Người ta đặt tên cho con trâu cày của tù bằng tên Tổng Thống nước Mỹ, mỗi khi bắt nó cày bừa, sai khiến nó , người ta đều phải gọi tên nó, ra roi vào đít nó, cằn nhằn với nó, chửi rủa nó, nếu nó không nghe lời... Ôi! Nếu các ngài Tổng Thống Hoa Kỳ thời đó mà biết mình bị ví thành con vật để hành hạ. đay nghiến, mắng mỏ nhỉ!

Thế là chúng tôi được một bữa có chất protéin. Nhưng khốn nạn cho chúng tôi là thịt của con Johnson không nuốt vào cổ họng được. Nó dai nhách, cứ nhai hoài, hít hết chất nước ngọt và mặn rồi nhai tiếp như nhai kẹo cao su. Mấy anh nhà bếp làm biếng chặt to hơn bình thường tính từng người, mỗi người một cục thịt. Tôi ngồi ăn chung với anh L. (qua Mỹ năm 1993 định cư tại Nam Cali, chết năm 2002 bệnh viêm gan). Khi tôi nhai hoài cục thịt Johnson mà không nuốt được, bèn nhả ra bỏ. Anh L. thấy thế cầm lên, bỏ vô miệng nuốt... nghẹn gần trợn trắng con mắt. May mà sau đó cục thịt cũng trôi xuống dạ dày...Đó là một kỷ niệm không thể nào quên phải không?

Noel trong tù, những ngày cùng tận ấy! Chúng tôi vẫn gõ soong muỗng, đàn hát những bài hát về Giáng sinh. Mặc dù bị cấm đoán và hăm dọa, nhưng số đông cùng đồng ca và lì ra thì chẳng có thằng "bò vàng" nào làm gì trong đêm ấy. Có chăng là những ngày sau đó chúng "mời" từng người lên "làm việc".

Mới đó mà đã bao nhiêu Giáng Sinh về. Bài hát Giáng sinh được hát đi hát lại nhiều lần cho một chu kỳ 365 ngày... Thế mà tôi lại không quên được đêm Giáng sinh ở trại Hồng Ca, Yên Bái. Giọng hát tha thiết của Trần Ngọc Phong (đang ở San Jose) với bài hát anh sáng tác. Đại khái là Chúa đã bỏ loài người, Chúa sao không đến thăm, người tù bị hành hạ đói rách như thế này... Bài ca trách móc than vãn kêu gào cả Chúa, Phật, các đấng... đã quên người tù, đã quên loài người!

Giáng Sinh 2014 và năm mới 2015 đã cận kề. Quê hương bên kia trời còn bao trăn trở. Thế kỷ 21 đã chào chúng ta đến năm thứ 15 rồi đó. Hồi chưa qua năm 2000, người ta cứ tin rằng đến năm 2000 là tận thế. Y2k với nhiều tranh cãi cũng đã qua đi, con người vẫn hiện diện và vẫn đấm đá nhau trên "từng cây số" về đủ các lãnh vực!

Thôi thì, chúng ta hãy nhìn nhau cho thật gần xem nhau có còn như ngày nào của quá khứ! Hay đã trở cờ đón gió, hay đã "có đó quên đăng, có lê quên lưu có trăng quên đèn..." Như lời thơ Nguyễn Đình Chiểu! Một năm nữa trôi qua, một năm mới "tiếp quản".

Hãy xin cho nhau những trân quí của tình quê hương, tình bạn bè và xin bỏ con dao găm đang cầm bên tay kia xuống đất!

 

 

lêanhdũng
 

  

 


.
,

Reader's Comment
11/24/201402:27:20
Guest
Tựa đề của tác giả mang ý nghĩa thiếu tôn trọng.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.