Hôm nay,  

Dân Chủ Và Dân Chủ Nào?

3/8/201500:00:00(View: 5087)
Ý NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN CHỦ

Việt Nam cho đến ngày mất nước 30/04/1975, vẫn chưa có được một chế độ dân chủ hoàn chỉnh, tuy tinh thần dân chủ vẫn thể hiện rõ nét qua nếp sống văn hóa dân tộc, ngay cả dưới thời quân chủ. Hai nền Cộng Hòa ở Miền Nam trước đây chưa thật sự dân chủ nhưng đã bảo đảm được một xã hội tương đối thông thoáng, luật pháp được tôn trọng khá tốt. Nếu đem so sánh với chế độ Việt nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thì chắc chắn tốt hơn rất nhiều. Nhưng đó là chuyện đã qua!

Ai cũng tin ngày mai này chế độ cộng sản độc tài không còn nữa. Người Việt Nam sẽ phải thiết lập cho mình một chế độ chánh trị dân chủ để cai trị đất nước, hầu giữ cho Việt Nam vĩnh viễn không còn bị một chế độ độc tài nào trở lại nữa. Khi muốn làm dân chủ, chúng ta nên học hỏi những kinh nghiệm lịch sử quí báu của các nền dân chủ Tây phương và Huê kỳ, để giúp chúng ta hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ đặt ra cho xứ sở chúng ta và giúp chúng ta chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề, vì các nền dân chủ ấy sẽ giúp chúng ta thấu hiểu ba ý niệm cơ bản để xây dựng đất nước ngày mai. Đó là những quyền bất khả nhượng, chủ quyền và dân chủ.

1/ Những quyền bất khả nhượng là những “quyền tự nhiên của con người” mà mọi Nhà nước không thể tước đoạt và cũng không thể ban phát cho chúng ta, bởi những quyền ấy là sở hữu của chúng ta. Đó là quyền an ninh thân thể, quyền tự do tinh thần và quyền chống lại áp bức của Nhà nước. Các dân tộc Anh, Mỹ, Pháp đã nhơn danh những quyền này làm những cuộc cách mạng của họ, ngày nay đem lại cho họ một đất nước dân chủ tự do và phú cường.

2/ Chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, nghĩa là người dân tự mình cai trị chính mình.

3/ Dân chủ là sự cai trị bởi dân và vì dân.

Chúng ta nên nhớ dân chủ không phải được định nghĩa bởi nguồn gốc quyền lực, mà do người dân bị cai trị có kiểm soát được hữu hiệu và thường xuyên theo định kỳ người cầm quyền cai trị mình hay không. Dân chủ như vậy thực sự chỉ là những định chế do người dân thiết lập ra để thực hiện an ninh trong xã hội và bảo vệ những quyền tự do căn bản của họ. Trong một chế độ dân chủ tự do, Nhà nước không gì khác hơn là một tập hợp những định chế do con người sáng tạo. Quyền lực cho phép Nhà nước hành sử chức năng của mình mà không cho phép Nhà nước có quyền đứng trên xã hội. Bởi trong chế độ dân chủ, luật pháp biểu thị chủ quyền quốc gia. Nói cách khác, dân chủ thật sự thì phải là dân chủ pháp trị.

NGỘ NHẬN VỀ DÂN CHỦ

Khi nói dân chủ, trong số những nguời Việt Nam ngày nay ở hải ngoại tranh đấu cho dân chủ, có người cổ súy dân chủ đa nguyên để nhằm phản bác lại thứ dân chủ mà cộng sản Hà nội đang áp đặt ở Việt Nam, đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Cụm từ “dân chủ đa nguyên” rất gợi hình, làm cho nhiều người nghĩ trong nền dân chủ ấy, nhiều sự khác biệt được tôn trọng. Phải chăng phải “đa nguyên” mới nói lên đầy đủ những đặc thù về chánh trị, văn hóa, xã hội,…của một quốc gia? Và đa nguyên dân chủ? Nhưng, nếu suy nghĩ về mặt thể chế thì sẽ thấy “đa nguyên” lại không giúp hội ý được về cơ sở của một nền dân chủ. Như vậy, phải chăng khi nói “dân chủ đa nguyên” là muốn đem cái “dân chủ đa nguyên” ấy đối lập với “dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà thường bị hiểu sai lạc là “dân chủ tập trung”? Thật ra không có dân chủ tập trung.

Theo người cộng sản, thì về thể chế chánh trị, đại loại chỉ có hai nền dân chủ hoàn chỉnh và phổ biến hơn hết. Đó là dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hai nền dân chủ này được định hình trên hai hình thái kinh tế khác nhau: kinh tế tư sản và kinh tế tập trung, tức kinh tế xã hội chủ nghĩa. Như vậy, rõ ràng với người cộng sản không có “dân chủ tập trung” như bị hiểu sai lạc, mà chỉ có “dân chủ xã hội chủ nghĩa” và tập trung dân chủ.

Khi nói đến dân chủ xã hội chủ nghĩa, thì về phương diện hoạt động và thể chế, dân chủ phải có quan hệ hữu cơ, gắn liền với tập trung để “chế độ dân chủ kết hợp chặt chẽ với chế độ tập trung”. Từ mối liên hệ này, tập trung dân chủ trở thành một nguyên tắc, một đòi hỏi tất yếu trong thể chế của chủ nghĩa xã hội. Đây là “nguyên tắc cốt tủy” của đảng cộng sản trong lãnh đạo chánh trị đối với xã hội và lãnh đạo Nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ cho phép người cộng sản đảm bảo cho đảng cộng sản có sức mạnh thống nhứt về tư tưởng, chánh trị và tổ chức, để biểu hiện và khẳng định đó là đảng cầm quyền, tập trung vào đảng trọn vẹn quyền lực quốc gia để thực hiện một chế độ độc tài toàn trị trên cả nước.

Như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa hay tập trung dân chủ chỉ là phương pháp thi hành quyền lực lên xã hội dưới sụ lãnh đạo của đảng cộng sản, chớ hoàn toàn không có gì liên hệ đến quyền của người dân làm chủ đất nước và vận mạng của mình hết cả. Bởi dân chủ xã hội chủ nghĩa hay tập trung dân chủ không tôn trọng nguyên tắc căn bản là chủ quyền quốc gia thuộc toàn dân, nên người dân không có quyền kiểm soát nhà cầm quyền và quyết định nhiệm kỳ cầm quyền. Thực tế ở Việt Nam ngày nay cho thấy người dân bình thường, không phải đảng viên đảng cộng sản chẳng những không có quyền tham gia chánh sự như dưới thời quân chủ, mà còn không có quyền phát biểu ý kiến khác hơn ý kiến của nhà cầm quyền. Những bản án của những nhà dân chủ ở việt nam ngày nay là bằng chứng điển hình. Những người này ở tù chỉ vì đã không biết “nghĩ trong những điều đảng nghĩ”!

Tóm lại, «dân chủ xã hội chủ nghĩa», «Dân chủ nhơn dân»,…đều không phải là dân chủ, mà đó chỉ là những mỹ từ trang điểm cho chế độ độc tài toàn trị theo ý hệ cộng sản. “Dân chủ pháp trị” hàm chứa đầy đủ ý nghĩa chánh trị của một chế độ dân chủ của dân và vì dân. Dân chủ pháp trị sẽ áp dụng ở Việt Nam để vĩnh viễn thay thế chế độ cộng sản ngày nay. Xây dựng cho Việt Nam một chế độ dân chủ chẳng những không xa lạ, mâu thuẫn với truyền thống dân tộc, mà còn là mong đợi thiết tha của toàn dân ngày nay.

MỘT LIÊN BANG CHO VIỆT NAM

Về mặt tổ chức lãnh thổ, thiết tưởng nên tổ chức Việt Nam thành một Cộng hòa liên bang (Cộng hòa liên bang Việt Nam). Liên bang để thống nhứt đất nước trong sự tôn trọng những đặc thù địa phương do lịch sử để lại trên một lãnh thổ có chiều dài hơn 2000 km (dân số với mật độ khác nhau, tài nguyên, nhơn lực, không được phân phối đồng đều, nhiều vùng địa lý khác nhau…).

Cũng giống như tổ chức thể chế chánh trị, liên bang ở Việt Nam chắc chắn sẽ không tạo ra những xung đột xã hội, bởi nếu trở về đầu thế kỷ XIX, chúng ta sẽ thấy vua Gia Long đã tổ chức nước Việt Nam thành nhiều vùng nhằm đáp ứng những đặc tính tâm lý và địa phương khác nhau (miền Trung gồm 4 doanh, 7 trấn; miền Bắc gồm 5 nội trấn và 6 ngoại trấn; miền Nam gồm 5 trấn). Lui về thời gian, xã thôn Việt Nam vẫn giữ được nhiều quyền tự trị đối với triều đình. Chánh quyền xã thôn hoàn toàn do dân chọn lựa theo tiêu chuẩn tài đức. Nhìn Việt Nam qua hệ thống xã thôn tự trị, người ta có cảm tưởng như đó là một liên bang xã thôn. Địa phương tản quyền, trung ương tập quyền. Tản mà hợp. Đây là sức mạnh dân tộc, bởi hạ từng cơ sở Việt Nam là một hệ thống hài hòa, sinh động, toát lên một tinh thần đoàn kết toàn dân đích thực!

KẾT LUẬN

Việt Nam hiện tại bị cai trị bởi một chế độ cộng sản độc tài toàn trị. Thật bất hạnh! Nhưng trước đây, ai có thể nói Liên Xô và Đông Âu sẽ sụp đổ? Điều quan trọng là Việt Nam có một nền văn hóa chánh trị dân chủ đích thực. Người cộng sản, cả Hồ chí Minh, hoàn toàn không hiểu biết về văn hóa dân chủ truyền thống. Chế độ cộng sản đang cai trị Việt Nam không do người Việt Nam chọn lựa và chấp nhận, mà do cộng sản lợi dụng được hoàn cảnh lịch sử cướp chánh quyền, áp đặt lên đất nước. Đó thật sự chỉ là tai nạn lịch sử nhứt thời. Mà quá trình cộng sản còn xót lại ở Việt nam cũng đang trên đà kết thúc!

Tai nạn lịch sử này sẽ phải được dẹp bỏ. Người Việt Nam sẽ cùng nhau tái lập dân chủ cho đất nước. Dân chủ được tái lập, tức dòng văn hóa Việt được khai thông. Sự tái lập sẽ được thể chế hóa theo hiến định.

Biến cố Đông Âu và Liên xô sụp đổ trọn vẹn sẽ giúp cho người Việt Nam, và nhứt là người cộng sản, rủ bỏ ảo tưởng rằng một khi đất nước bị cộng sản cai trị thì đời đời sẽ “cộng sản”, không ai có thể thay đổi được bởi mọi hiện tượng chống đối, phản kháng đều bị nhà cầm quyền độc tài dập tắt, đàn áp dã man. Trái lại, người cộng sản Hà nội phải thấy những biến cố ở Đông Âu và Liên xô là những bài học quí báu về chuyển hóa đất nước từ cộng sản qua dân chủ mà không đổ máu. Những quốc gia cựu cộng sản này, ngày nay đã thực sự ổn định để bắt đầu hội nhập vào cộng đồng Âu châu và thế giới.

Đó là những tiền lệ lịch sử chánh trị, những tấm gương sáng về chuyển hóa dân chủ mà Hà nội cần sớm học hỏi để áp dụng. Ngày xưa nỗi nhục mất nước đã thôi thúc toàn dân dấn thân tranh đấu giành độc lập. Ngày nay, đất nước không có dân chủ, tức người dân không có chủ quyền trên đất nước của mình, cũng là một nỗi nhục lớn không khác hơn nỗi nhục mất nước trước kia! Ý thức được nỗi nhục này sẽ thôi thúc mọi người, như trước kia, phải dấn thân tranh đấu cho dân chủ. Bởi Việt Nam cần phải có dân chủ và phải có sớm, chẳng những có dân chủ để giúp động viên nội lực toàn dân phát triển đất nước, kịp sớm đưa đất nước thoát tình trạng khủng hoảng hiện nay, mà dân chủ còn giúp Việt Nam chủ động được trong mọi tình huống, nhứt là để đối phó với hiểm họa mất đất, mất chủ quyền quốc gia trước chủ trương bá quyền của Bắc kinh. Dân chủ để mọi người Việt Nam tìm lại cho mình quyền làm một con người.

Hơn nữa, về mặt địa lý chánh trị, Việt Nam cần một chế độ dân chủ để hội nhập hài hòa với các nước dân chủ tự do trong vùng, tạo được niềm tin chánh trị bởi cùng một thể chế.

Ngày nay, Đông Nam Á vẫn còn là vùng tranh chấp, xung đột, làm trở ngại cho nhiều dự án phát triển của các quốc gia địa phương, do thiếu ổn định. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một nỗ lực lớn từ hơn năm mươi năm nay, giúp các quốc gia hội viên trao đổi, hợp tác và phát triển. Nhưng ASEAN không đủ khả năng giữ vững quốc phòng chung, để có thể bảo đảm an ninh quân sự địa phương. Vì tầm quan trọng chiến lược vùng Nam Thái Bình Dương, mà một tổ chức có khả năng quốc phòng cao như Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á ngày xưa (SEATO) cần sớm được các nước trong vùng bắt tay nhau vận động thành lập. Úc và Tân Tây Lan sẽ là hai nước có vai trò đem lại những nỗ lực đóng góp lớn và cụ thể, do đã có những liên hệ chặt chẽ và lâu đời với các quốc gia trong ASEAN.

Trước những nỗ lực an ninh và phát triển địa phương ấy, Âu châu và Huê kỳ chắc chắn sẽ không có lý do gì khác hơn để giữ thái độ thờ ơ mà không tích cực hợp tác. Vùng Đông Nam Á sẽ trở thành một khối có quốc phòng vững mạnh, giúp cho các quốc gia thành viên an ninh được bảo đảm, chỉ còn dồn nổ lực cho phát triển. Mọi âm mưu bá quyền sẽ không còn lý do để tồn tại.

Ghi chú:

Michel, Senillart, La théorie médiévale et la raison dEtat, Paris, 1989.

Fitche, Considérations sur la Révolution française 1793, Paris.

Nguyễn tiến Phồn, Dân chủ và tập trung dân chủ, Hànội, nhà xb Chánh trị Quốc gia, 2001.

Nguyễn văn Trần

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm
Bộ Công an, phối hợp với an ninh TP. Hà Nội, đã bắt giữ, câu lưu, thẩm vấn Cao Vĩnh Thịnh - thành viên nhóm Green Trees (Cây Xanh) - suốt một ngày. Trong lúc giam Thịnh ở đồn, công an cũng kéo đến nhà riêng của cô đòi khám nhà, lừa gia đình rằng “chị Thịnh đã hợp tác và chỉ chỗ giấu sách của Đoan Trang”
“Thuyền-nhân….biểu-tượng cuả Tự-Do” Đêm Thuyền-Nhân - Xem một số hình ảnh sinh hoạt từ trại tị-nạn Văn-nghệ tháng Tư và mạn đàm cùng vài thuyền-nhân và Trại trưởng trại tị-nạn Cheras (Malaysia) và Palawan (Philippines).
Mây đi liền với khí hậu nên khi xem tin thời tiết trưóc khi đi ra khỏi nhà, các bản tin khí tượng có đề cập đến nhiệt độ, áp suất không khí và mây. Nói về mây, ta có mây vàng, mây trắng, mây xám, mây đen v.v. Mây đi liền với văn học nên tựa đề một quyển sách của Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh có tựa Đường xưa mây trắng.
Cũng là thuyền nhân, từng đi ghe vượt biển đến Mã Lai cuối năm 1978, ở trại tị nạn Kota Baru, trải qua những nỗi buồn vượt biển tị nạn, tôi cảm nhận hồn thơ đó và ôm đàn lẩm nhẩm cố gắng tạo nên một ca khúc
hôm 15-4, đại diện Nhật Bản, Toshimitsu Montego, bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật, chỉ muốn một Hiêp định Thương mại hướng tới hàng hóa. Trong khi đó đai diện thương mai Mỹ, Robert Lighthizer, muốn cuộc đàm phán mở rộng thêm một số vấn đề bao quát hơn gồm có hàng hóa
Thông thường phản ứng đối với một hành động sẽ tránh được tính cách nông nổi, bộp chộp, chủ quan, hoặc thiếu bình tĩnh, nếu giữa hành động và phản ứng ấy có một quãng thời gian trống. Phản ứng có thể là một hành động chống lại, hay chỉ là một thế đứng, một nhận định, một góc nhìn
Vì yêu âm nhạc họ vẫn miệt mài sáng tác, chau chuốt những hình nốt âm thanh giai điệu đến cuối đời vì nghệ thuật. Những tác phẩm nghệ thuật đó đã nói được tâm tình của người dân và hồn dân tộc cũng giống như Dân Nhạc ba miền đều nói được tâm tình người dân và hồn dân tộc góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc
Bởi họ đã chiến đấu để bảo vệ khát vọng của dân tộc trong suốt thể kỷ 20: một nền dân chủ, tự do đúng nghĩa... Lịch sử Đảng Cộng sản, kể từ khi cướp công lao “Tuyên cáo Việt nam Độc lập” của vua Bảo Đại (ngày 11/3/1945) , là lịch sử của sự lừa đảo và dối trá.
Từ đau đớn và truân chuyên, tôi gởi đến cho mọi người hạnh phúc vững bền của chữ nghĩa. (Hoàng Ngọc Tuấn) - Nếu không có cái tên Hoàng Ngọc Tuấn và những trang truyện ngắn đầy những chất thơ nói về tình yêu, hẳn là tuổi trẻ chúng tôi 40 năm trước chỉ có một thời để chết và một thời để nhớ mãi khôn nguôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.