Hôm nay,  

Phan Chu Trinh, Thất Bại Và Thành Công

07/09/201600:00:00(Xem: 7999)

Ngự Thuyết
(Trình bày tại Viện Việt Học ngày 31/7/2006)

Kính thưa quý vị, kính thưa quý bạn,

Tôi xin trình bày vài ý kiến về nhà chí sỹ Phan Chu Trinh.

Trước hết là tóm lược tiểu sử của Cụ.

Phan Chu Trinh sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tam Kỳ Quảng Nam, cha là Phan Văn Bình, một vị quan võ của Nam Triều, từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp, mẹ là Lê Thị Trung, con nhà vọng tộc. Thuở bé Cụ học võ tại quê nhà, nên vào trường tỉnh hơi trễ, nổi tiếng học giỏi, tranh biện giỏi. Khoa Canh Tý 1900 Cụ đậu cử nhân, năm sau đậu phó bảng cùng khoa với tiến sỹ Ngô Đức Kế. Hai năm sau, năm 1903 Cụ được bổ đi làm quan tại Bộ Lễ, Thừa Thiên, Huế.

Không chấp nhận một cuộc sống nô lệ ngoại bang, sau 2 năm tại Bộ Lễ, Cụ từ quan đi làm cách mạng. Cụ cùng hai người đồng môn cũ là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng vào Nam tìm hiểu dân tình, sau đó ra Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội kết giao với các sỹ phu có lòng vì dân, vì nước. Trong thời gian ở Bắc, Cụ tìm cách gặp Đề Thám tại căn cứ địa Yên Thế. Năm 1905 xẩy ra trận chiến giữa Nhật và Nga. Nhật đại thắng làm rung chuyển cả Thế Giới. Cụ và các đồng chí xem đó như một niềm khích lệ lớn, càng thêm hăng say theo đuổi con đường canh tân, cách mạng, mong có ngày quang phục quê hương.

Năm 1906 Cụ sang Tàu, gặp cụ Phan Bội Châu, một nhà yêu nước tiếng tăm lừng lẫy, rồi cùng qua Nhật. Đường lối cứu nước của hai cụ khác nhau. Nếu cụ Phan Chu Trinh chủ trương bất bạo động, tự lực tự cường, thì cụ Phan Bội Châu muốn trông cậy nước ngoài để lật đổ ách nô lệ Pháp. Cho nên cụ Phan Chu Trinh chỉ ở Nhật 10 tháng, rồi trở về nước. Về tới quê hương Cụ liền gởi một bức thư cho Chính phủ Bảo hộ cảnh cáo “Cái họa người Tàu tràn sang nước Nam”, và gởi một thư khác cho Toàn Quyền Pháp lên án chế độ cai trị ngu dân, chuyên chế, hà khắc. Bức thư này dài 12 trang, lời lẽ thống thiết, gây tiếng vang lớn lên khắp ba Miền của đất nước, khiến cho Chính Phủ Bảo Hộ lẫn Nam Triều phải rất bận tâm, lo lắng.

Năm 1908, Cụ bị ghép tội xúi dân Quảng Nam và nhiều tỉnh khác ở Miền Trung làm loạn chống sưu thuế. Cụ bị bắt, bị án tử hình. Hội Nhân Quyền (Ligue des Droits de lHomme) can thiệp, cuối cùng Cụ bị đày đi Côn Lôn. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Cụ cũng làm rất nhiều thơ chữ Hán và chữ Quốc Ngữ. Tôi chỉ xin trích dẫn một bài nhan đề Đi Đập Đá khi Cụ ở tù tại Côn Sơn:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non
Xách búa đánh tan dăm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào sá sự con con

Xin được mở dấu ngoặc. Ông Tôn Thất Thuyết đánh Pháp, thất bại, kinh đô Huế thất thủ. Ông phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở, Quảng Trị lập căn cứ kháng chiến, rồi bôn ba đi đường rừng qua Tàu cầu viện. Tàu cũng đang bị Tây Phương xâm lấn, còn sức lực đâu mà giúp nước ta. Ông Tôn Thất Thuyết sau đành phải sống lưu vong bên đó, ngày ngày đi đập đá nên người ta gọi ông là Đả Thạch Phu. Đập tan những hòn đá để giải toả nỗi uất hận trong lòng chăng? Không phải thế. Thực ra đập đá chỉ là cách kiếm sống của lớp người Tàu nghèo khổ, không có tay nghề, hoặc đấy là hình phạt dành cho tội đồ. Nước Tàu đã xử sự một cách tàn tệ đối với một vị Phụ Chính Đại Thần của nước láng giềng bị sa cơ thất thế. Đấy là tấm gương cho hậu thế, cho kẻ nào mang dã tâm bán nước cho Tàu.

Dư luận trong nước và cả ở Pháp rất xôn xao về việc cụ Phan Chu Trinh bị giam ở Côn Lôn. Sau đó sau gần 2 năm, một Thống Đốc ra tận Côn Lôn phỏng vấn và trả tự do cho Cụ, nhưng Cụ phải cư trú tại Mỹ Tho dưới sự quản thúc. Cụ kịch liệt phản đối, chính quyền Bảo Hộ nhượng bộ. Cụ chỉ ở an trí tại Mỹ Tho mấy tháng. Nhân chính quyền Đông Dương thành lập nhóm giảng dạy chữ Hán tại Pháp, Cụ được gia nhập nhóm đó. Có lẽ chính quyền Bảo Hộ cũng nhân đó muốn tống xuất Cụ ra khỏi Việt Nam để tránh hậu hoạn, mà Cụ cũng mong có dịp đi xa để mở rộng tầm mắt, tìm đường cứu nước. Con trai của Cụ là Phan Chu Dật được đi theo. Đó là vào năm Tân Hợi 1911.

Ở Pháp, hai cha con sống trong thiếu thốn cùng cực. Làm cách mạng nhưng cũng phải có một nghề để kiếm sống, Cụ đi rửa ảnh tại những tiệm Chụp Hình, thu nhập rất ỏi. Dù vậy, người con là Phan Chu Dật vẫn được cho đi học, nổi tiếng học giỏi, đỗ Tú Tài, nhưng vì gian khổ quá nên mắc bệnh lao phổi. Cụ sắp đặt cho ông Phan Chu Dật trở về nước. Chẳng bao lâu ông qua đời tại Huế. Chết vì bệnh lao hay vì lý do nào khác, cho đến nay chưa ai rõ.

Năm 1914 Pháp Đức đánh nhau. Pháp kết tội Cụ thông đồng với Đức, tống giam vào ngục Santé (Prison de la Santé). Sau gần 1 năm, không có bằng chứng, Pháp phải trả tự do cho Cụ.

Ra khỏi tù, Cụ cùng các đồng chí soạn “Yêu sách của nhân dân An Nam” gởi cho Hội Nghị Versailles năm 1919. Khi vua Khải Định sang Pháp dự Đấu Xảo Marseille năm 1922, Cụ viết 7 điều luận tội vua Khải Định, yêu cầu nhà vua về nước ngay để khỏi làm nhục quốc thể.

Trải qua gần 15 năm tranh đấu tại Pháp không mang lại kết quả gì đáng kể, Cụ xin về nước. Nhiều lần xin nhưng Pháp không cho. Năm 1925, khi sức khoẻ của Cụ đã suy sụp, Pháp mới chấp thuận đòi hỏi của Cụ. Tuổi chưa già nhưng sức đã yếu, Cụ vẫn kiên trì tiếp tục đấu tranh, viết nhiều bài xã luận và diễn thuyết nhiều nơi. Các bài “Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây”, “Đông Dương chính trị luận” rất giá trị được viết vào thời kỳ này. Những tưởng tại quê hương Cụ sẽ có thể mang hết tài trí của mình phụng sự tổ quốc, không ngờ chưa đầy một năm sau, Cụ qua đời vào ngày 24/3/1926, lúc mới 54 tuổi.

Cụ để lại gần 20 tác phẩm trong đó có những bài diễn thuyết nẩy lửa, bao gồm nhiều vấn đề trọng đại về chính trị, xã hội, kinh tế, đạo đức, và thơ ca.

Toàn dân thương tiếc nhà ái quốc vỹ đại Phan Chu Trinh. Tang lễ của Cụ được tổ chức trọng thể chưa từng có. Hơn 60 ngàn người đưa tang ngày 4/4/1926 tại Sài Gòn. Tại các nơi khác thuộc cả ba Miền Bắc, Trung, Nam đều có những Lễ Truy Điệu về Cụ bất chấp mọi đàn áp của chính quyền bảo hộ.

*

Kính thưa quý vị, kính thưa các bạn.

Như trên đã nói hai nhà cách mạng lừng lẫy như nhau là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã theo đuổi hai đường lối đấu tranh khác nhau dù họ luôn luôn tôn kính nhau. Cụ Sào Nam Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo lực lật đổ chánh quyền thực dân thuộc địa và xây dựng lại đế chế. Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh chủ trương khác. Cụ có kiến thức rộng, lại đi nhiều nơi, ngoài những mối quan tâm hằng ngày, hẳn Cụ không bỏ quên tình hình bên Tàu và Ấn Độ

Ở Tàu. Nếu Tôn Dật Tiên, người khởi nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 của Trung Hoa, đề ra chủ nghĩa Tam Dân - Dân Tộc, Dân Quyền, Dân Sinh, thì cụ căn cứ vào tình hình thực tế, cụ thể của nước nhà mà chủ trương: Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh.

Khai Dân Trí: Chính quyền Bảo Hộ áp dụng chính sách ngu dân, để dễ bề cai trị và bóc lột. Nam Triều không có thực quyền, không dám chống đối, lại còn thừa đó mà làm sâu mọt hại dân, hại nước. Nay cụ góp phần vào việc khai hoá, mở thêm trường quốc ngữ, viết sách, diễn thuyết, bài trừ mê tín, hủ tục, cải tổ giáo dục, bỏ lối học từ chương vô dụng.

Chấn Dân Khí: Người dân bị đè nén lâu ngày đâm ra sợ sệt, hèn yếu. Không biết thương yêu nhau; không dám bênh vực, giúp đỡ nhau; không dám cất tiếng nói đối lập, hoặc tỏ bày nguyện vọng, vân vân. Nhà thơ Tú Xương từng viết: Sỹ khí rụt rè gà phải cáo/Văn Chương liều lĩnh đấm ăn xôi. Sỹ mà còn thế huống là đám dân đen u tối. Vậy muốn dựng lại quê hương, đất nước, phải thức tỉnh; phải chấn chỉnh tinh thần tự lực, tự cường; giác ngộ quyền lợi và nghĩa vụ mỗi người đối với nhau, đối với gia đình và đặc biệt đối với tổ quốc; bãi bỏ độc quyền, chuyên chế.

Hậu dân sinh: Phát tiển kinh tế, khai hoang, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hoá, cải tổ chế độ sưu cao thuế nặng, đưa dân ra khỏi cảnh cơ cực, khốn khổ.

Ở Ấn Độ. Nước Ấn Độ rộng mênh mông với dân số đông gấp gần 20 lần so với dân ta (khoảng 20 triệu) mà cũng không thể dùng vũ lực giải phóng đất nước thoát khỏi ách đô hộ của Anh. Mahatma Gandhi (1869 – 1948), sinh trước và mất sau cụ Phan Chu Trinh, nhận thức đúng tình hình nên chủ trương bất bạo động. Cụ cũng nhận thấy những cuộc nổi dậy chống Pháp từ Nam tới Bắc, những phong trào Cần Vương, Văn Thân v.v... đều thất bại. Con hùm Yên Thế Đề Thám (1836 -1913) rồi cuối cùng cũng sa cơ thất thế. Cho nên Cụ theo đường lối bất bạo động, trước mắt là tiết kiệm xương máu của người dân, đồng thời cải tổ chính trị, kinh tế, giáo dục, bồi dưỡng khí lực, chờ cơ hội thuận tiện.

Cụ lên án “Quân Trị Chủ Nghĩa”, tức là “Nhân Trị Chủ Nghĩa” (theo thuật ngữ hiện đại thì Nhân Trị Chủ Nghĩa đối lập với Pháp Trị Chủ Nghĩa ), và đề cao Dân Trị Chủ Nghĩa tức là Pháp Trị Chủ Nghĩa của Phương Tây. Muốn du nhập có chọn lựa thể chế dân chủ của Phương Tây, ta cũng phải có cái gì làm nền tảng mà theo Cụ đó là phần tốt đẹp của tư tưởng Khổng Mạnh. Nhưng Ta và cả Tàu đều hoàn toàn đánh mất tinh túy của tư tưởng Khổng Mạnh từ lâu rồi. Hệ thống tư tưởng chính đáng của Khổng Mạnh bắt nguồn từ thời Nghiêu Thuấn, và trải qua các thời Tam Đại Hạ Thương Chu. Đến Tần Thuỷ Hoàng thì chủ trương tận diệt Nho Giáo, “đốt sách, chôn học trò”. Từ đời Hán đến đời Thanh, tư tưởng Khổng Mạnh bề ngoài coi như được khôi phục nhưng thật ra bị xuyên tạc và lợi dụng càng ngày càng tệ hại với mục đích phục vụ đế chế. Cụ viết: “... cách chính trị của nhà Hán cũng không có cái gì rộng rãi, công bình; nhưng Hán cũng còn hơn Đường, Đường cũng còn hơn Tống, Tống cũng còn hơn Nguyên, Nguyên cũng còn hơn Minh, Minh cũng còn hơn Thanh” (Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa). Phải nắm lấy vài cái tinh túy của Khổng Mạnh để dung hòa với tinh thần dân chủ Phương Tây.

*

Cụ đã dành trọn đời mình cho tổ quốc.

Cụ luôn luôn mang một phong độ khác thường trong tư tưởng và hành động - rất hiên ngang, thẳng thắn, không giấu giếm, không bịp bợm, không lừa gạt, không trí trá. Cụ hành xử như Chu Văn An của ta ngày xưa, như những nhà hiền triết thời cổ Hy Lạp, cổ La Mã, khiến mọi người tôn vinh, hay như một chiến tướng uy nghi lẫm liệt giữa trận tiền, khiến quân sỹ dưới trướng kính phục, khiến đối phương cũng phải nể nang. Trong thành công cũng như trong thất bại, Cụ luôn luôn gìn giữ được khí lực, điềm đạm, tỉnh táo. Ngay cả đối với những điều thiếu sót tất nhiên ai cũng có, Cụ cũng nhìn nhận không chút mặc cảm; hay ngược lại, đối với những sở trường, Cụ cũng không có chút huyênh hoang, cường điệu, khoác lác. Chẳng hạn, là người Việt Nam đầu tiên đưa tư tưởng dân chủ, nhân quyền của Tây Phương vào sinh hoạt chính trị của nước nhà, Cụ thú nhận: “... cái học về đường lịch sử chính trị Tàu thì tôi cũng hiểu được it nhiều, con về đường Tây học thì thật là kém lắm. Nhưng mà tôi cũng rán hết sức, đem cái việc mà tôi đã biết xin nói ra để anh em nghe, còn cái việc gì cao xa không thấu, thì để phần ông nào hiểu hơn tôi diễn giải ra cho anh em chị em rõ.” (Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa)

Với bao nhiêu là nỗ lực, bao nhiêu là tâm huyết, Cụ đã mang lại kết quả gì? Cho đến khi Cụ qua đời, nước Việt Nam ta vẫn không thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp. Đấy là nỗi đau đớn và thất bại lớn của Cụ.

Tuy nhiên thử nhìn tình hình thế giới lúc bấy giờ. Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp vào cuối thế kỷ 18 khởi đầu từ nước Anh đã thay đổi triệt để bộ mặt của thế giới. Vì nhu cầu tài nguyên, sản xuất, và thị trường, Tây Phương kể cả Bắc Mỹ tung quân đi xâm lăng khắp nơi. To lớn như nước Tàu cũng phải cắt đất nhượng bộ, như nước Ấn Độ cũng bị Anh chiếm trọn. Tất cả lục địa Phi Châu, Nam Mỹ cũng chịu chung số phận. Gia Nã Đại, Úc, Tân Tây Lan vốn là thần thuộc của nước Anh rồi. Chỉ còn sót lại 2 nước của châu Á giữ được độc lập, đó là Nhật Bản và Thái Lan. Nhật nhờ Minh Trị Thiên Hoàng kịp thời có những cải cách lớn đưa nước nhà theo kịp phương Tây; Thái Lan nhờ may mắn làm trái độn giữa hai đế quốc cường thịnh nhất là Anh và Pháp, lại khôn ngoan mở rộng cửa giao tiếp cả hai nước đó. Cho nên nước ta nhỏ bé không thoát khỏi họa mất nước. Và đấy là sự thất bại chung của tất cả những nhà yêu nước trên toàn thế giới, chứ không chỉ là thất bại của riêng cụ Phan Chu Trinh.

Mãi đến sau Thế Chiến II, một trật tự mới được thiết lập. Phong trào giải thực diễn ra khắp nơi. Những nước bị lệ thuộc từ Á Châu sang Phi Châu cho đến Nam Mỹ dần dần được trả độc lập, tự do qua đấu tranh bằng võ lực, và thông thường là qua đàm phán. Riêng nước ta lẽ ra có thể tránh được cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nếu cả hai miền Bắc và Nam không đang tâm làm công cụ cho hai khối Cộng Sản và Tự Do. Hay nói cho đúng hơn, Miền Nam ở cái thế phải chống cự để tự vệ. Nay cả nước nằm dưới ách Cộng Sản độc tài, toàn trị, đi ngược với xu thế của loài người, với mệnh lệnh cùa thời đại, không sớm thì muộn phải sụp đổ.

Những bài học mà Cụ để lại về dân chủ và nhân quyền bỗng nhiên tỏa sáng rực rỡ, bỗng mang tính cách rất hiện đại. Đấy là thành công lớn của nhà chí sỹ vỹ đại Phan Chu Trinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bác sỹ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (Deliver Us from Evil) do Farrar, Straus & Cudahy xuất bản từ 1956. Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh hoạ đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vỹ tuyến. Rồi họ đã được tiếp đón, hoà nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố) của Phạm Công Luận, do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2013.
Học về Việt Sử trong chương trình của Trung Học Đệ Nhất Cấp, không học sinh nào không biết đến giai thoại Nguyễn Trãi tiễn biệt phụ thân là Nguyễn Phi Khanh tại Ải Nam Quan. Đó là tháng 6, năm Đinh Hợi 1407 Sau khi nhà Minh xua quân sang xâm chiếm nước Nam thì Trương Phụ sai Liễu Thăng lùng bắt thành phần trí thức, để ngăn ngừa sự kêu gọi dân chúng nổi dậy đòi lại quyền tự trị. Trong số những người bị bắt để giải về Tầu, có Nguyễn Phi Khanh.
Trung Tâm quan sát, nghiên cứu Sóng Hấp Lực (gravitational waves) bằng tia Laser “Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory” (viết tắt LIGO) xây dựng cách đây hơn 30 năm, tốn 600 triệu. Hoạt động từ ngày ấy, tốn thêm khoảng năm trăm triệu nữa, không phát giác được cái gì. Nhưng lúc sắp sập tiệm, LIGO thình lình công bố đã bắt được “Sóng Hấp Lực” lan tỏa ra khi hai Hố Đen sát nhập thành một. Chuyện “nhập một” này, cũng theo LIGO, xảy ra cách Trái Đất hơn một tỉ năm ánh sáng. Thế giới khoa học chấn động. LIGO thắng lớn, lãnh nhiều giải cao quý, và cuối cùng đoạt luôn Nobel 2017.
Sách "The Room Where It Happened” của Bolton viết về thời gian ông làm việc tại Tòa Bạch Ốc, điều đó khiến cho TT Trump lo ngại. Sách này ra mắt trước ngày bầu cử Hoa Kỳ, ngày bầu cử là ngày 3 tháng 11 năm 2020. Sách ra mắt vào cận ngày bầu cử, Bolton mới có hy vọng “Nhất tiễn song điêu” hay “Nhất tiễn hạ song điêu” là một mũi tên bắn được 2 con chim. - Thứ nhất sách ra mắt cận vào ngày bầu cử sẽ có nhiều người háo hức mua để xem, từ đấy Bolton sẽ thu về vài triệu Mỹ kim. - Thứ hai, Tổng thống Trump “đã yêu cầu John Bolton từ chức." Do đấy, ra mắt sách trước ngày bầu cử, với những chỉ trích TT Trump rất nặng nề trong sách, sẽ khiến cho TT Trump khó khăn trong việc vận động tranh cử tổng thống hay TT Trump có thể sẽ thất cử.
Với ít nhiều lạc quan, và chủ quan, tôi tin rằng dịch Vũ Hán rồi sẽ qua trong tương lai gần. Quả đất vẫn cứ quay đấy thôi. Kinh tế rồi sẽ hồi phục dần dần. Nhân loại lại tiếp tục sinh hoạt y như cũ, với ý thức vệ sinh (và cộng sinh) lành mạnh hơn xưa. Quan hệ toàn cầu sẽ trở lại bình thường, trừ mỗi cái nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (People’s Republic of China) thì tôi … không hoàn toàn bảo đảm. Tôi (dám) có chút máu Tầu nên chả hà cớ chi mà lại đi kỳ thị gần một phần năm dân số toàn cầu. Vấn đề là cái tôi của những vỹ lãnh đạo ở xứ sở này quá lớn, nhất là ông Tập Cận Bình – Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương – người đã đẩy cả nước đi trật đường rầy quá xa (tới mấp mé hố thẳm luôn) nên hiện tình Trung Hoa – xem ra – không còn thuốc chữa. Phen này (e) sẽ lôi thôi lớn, lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm!
Những bằng chứng mua bán chức quyền vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, 2 bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra. Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử 2 cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng 3 năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử. Chính phủ tiểu bang Victoria (với 6,3 triệu dân) đã ký kết các biên bản nghi nhớ và hợp đồng riêng tham gia dự án "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, và đang bị chính phủ Liên bang phản đối. Điều này khiến dư luận, gồm nhiều cử tri Úc gốc Việt đặt câu hỏi rằng việc xảy ra tại tiểu bang Victoria có ảnh hưởng gì đến các ký kết với Trung cộng hay là không?
Hiệp hội các Nhà sách Đức thông báo là Giải thưởng Hòa bình của Đức năm 2020 (Friedenspreis des Deutschen Buchhandels) sẽ trao cho Amartya Sen, 86 tuổi, nhà triết học Ấn Độ, Giáo sư Kinh tế Đại học Harvard và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998. Giải thưởng cao quý này được thành lập từ năm 1950 tại Đức. Theo truyền thống, lễ trao giải diễn ra trong ngày cuối Hội chợ sách Frankfurt 18 tháng 10 tại Paulskirche, Frankfurt và sẽ được các đài Đức truyền hình trực tiếp. Trong dịp vinh danh này, Amartya Sen được trao tặng 25.000 euro.
Bạn tôi, tất cả, phần lớn đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều … cố tật!. Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
"Tôi nhìn ông ta (George Floyd) và tôi thật sự nghĩ người đó đã có thể là tôi." Đó là điểu mà vị Surgeon General (Y sĩ trưởng) Jerome Adams nói về Floyd. Tại sao vi bác sĩ đứng đầu ngành Y chính phủ liên bang Hoa Kỳ, một nhân vật cấp cao từng đứng chung sân khấu với TT Trump trong những buổi họp báo về coronavirus, lại tự so sánh mình với Floyd, một người tiền án tiền sự đầy một danh sách?
Mấy hôm nay, cái chết của người da đen George Floyd ở Minneapolis, Huê kỳ, đã bổng chốc làm bùng lên phong trào dân chúng, da đen và cả da không đen, ủng hộ nạn nhơn đen, nổi lên, xuống đường ở nhiều thành phố lớn của Pháp, chống bạo hành và kỳ thị của cảnh sát. Omar Sy, da đen, sanh ở Trappes, ngoại ô Tây-Nam Paris (78), nghệ sĩ hài hước, diển viên điện ảnh, lên tiếng tuyên bố «Bạo hành cảnh sát là vấn đề của mọi người»! Là cơ hội bằng vàng để báo chí nhập cuộc. Báo chí Pháp hết 80% là khuynh tả, được chánh phủ tài trợ, (tùy theo số ấn phẩm bán được, từ 500 000 €/năm cho tới 6 000 000 €/năm), loan tin, bình luận, khai thác thị hiếu độc/thính giả để có đông độc giả, được tăng trợ cấp. Phong trào dân chúng nổi lên chống bạo hành và kỳ thị do cảnh sát gây ra, trên thực tế, đã không còn biên giới. Trước phản ứng của những người biểu tình trên thế giới, cảnh sát không còn là «bạn dân» nữa, mà đã trở thành hung thần! Chỉ có cảnh sát ở Tàu và Việt nam là không bị chỉ mặt vì họ là cảnh sát
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.