Hôm nay,  

Phan Chu Trinh, Thất Bại Và Thành Công

9/7/201600:00:00(View: 8044)

Ngự Thuyết
(Trình bày tại Viện Việt Học ngày 31/7/2006)

Kính thưa quý vị, kính thưa quý bạn,

Tôi xin trình bày vài ý kiến về nhà chí sỹ Phan Chu Trinh.

Trước hết là tóm lược tiểu sử của Cụ.

Phan Chu Trinh sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tam Kỳ Quảng Nam, cha là Phan Văn Bình, một vị quan võ của Nam Triều, từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp, mẹ là Lê Thị Trung, con nhà vọng tộc. Thuở bé Cụ học võ tại quê nhà, nên vào trường tỉnh hơi trễ, nổi tiếng học giỏi, tranh biện giỏi. Khoa Canh Tý 1900 Cụ đậu cử nhân, năm sau đậu phó bảng cùng khoa với tiến sỹ Ngô Đức Kế. Hai năm sau, năm 1903 Cụ được bổ đi làm quan tại Bộ Lễ, Thừa Thiên, Huế.

Không chấp nhận một cuộc sống nô lệ ngoại bang, sau 2 năm tại Bộ Lễ, Cụ từ quan đi làm cách mạng. Cụ cùng hai người đồng môn cũ là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng vào Nam tìm hiểu dân tình, sau đó ra Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội kết giao với các sỹ phu có lòng vì dân, vì nước. Trong thời gian ở Bắc, Cụ tìm cách gặp Đề Thám tại căn cứ địa Yên Thế. Năm 1905 xẩy ra trận chiến giữa Nhật và Nga. Nhật đại thắng làm rung chuyển cả Thế Giới. Cụ và các đồng chí xem đó như một niềm khích lệ lớn, càng thêm hăng say theo đuổi con đường canh tân, cách mạng, mong có ngày quang phục quê hương.

Năm 1906 Cụ sang Tàu, gặp cụ Phan Bội Châu, một nhà yêu nước tiếng tăm lừng lẫy, rồi cùng qua Nhật. Đường lối cứu nước của hai cụ khác nhau. Nếu cụ Phan Chu Trinh chủ trương bất bạo động, tự lực tự cường, thì cụ Phan Bội Châu muốn trông cậy nước ngoài để lật đổ ách nô lệ Pháp. Cho nên cụ Phan Chu Trinh chỉ ở Nhật 10 tháng, rồi trở về nước. Về tới quê hương Cụ liền gởi một bức thư cho Chính phủ Bảo hộ cảnh cáo “Cái họa người Tàu tràn sang nước Nam”, và gởi một thư khác cho Toàn Quyền Pháp lên án chế độ cai trị ngu dân, chuyên chế, hà khắc. Bức thư này dài 12 trang, lời lẽ thống thiết, gây tiếng vang lớn lên khắp ba Miền của đất nước, khiến cho Chính Phủ Bảo Hộ lẫn Nam Triều phải rất bận tâm, lo lắng.

Năm 1908, Cụ bị ghép tội xúi dân Quảng Nam và nhiều tỉnh khác ở Miền Trung làm loạn chống sưu thuế. Cụ bị bắt, bị án tử hình. Hội Nhân Quyền (Ligue des Droits de lHomme) can thiệp, cuối cùng Cụ bị đày đi Côn Lôn. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Cụ cũng làm rất nhiều thơ chữ Hán và chữ Quốc Ngữ. Tôi chỉ xin trích dẫn một bài nhan đề Đi Đập Đá khi Cụ ở tù tại Côn Sơn:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lỡ núi non
Xách búa đánh tan dăm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào sá sự con con

Xin được mở dấu ngoặc. Ông Tôn Thất Thuyết đánh Pháp, thất bại, kinh đô Huế thất thủ. Ông phò vua Hàm Nghi ra Tân Sở, Quảng Trị lập căn cứ kháng chiến, rồi bôn ba đi đường rừng qua Tàu cầu viện. Tàu cũng đang bị Tây Phương xâm lấn, còn sức lực đâu mà giúp nước ta. Ông Tôn Thất Thuyết sau đành phải sống lưu vong bên đó, ngày ngày đi đập đá nên người ta gọi ông là Đả Thạch Phu. Đập tan những hòn đá để giải toả nỗi uất hận trong lòng chăng? Không phải thế. Thực ra đập đá chỉ là cách kiếm sống của lớp người Tàu nghèo khổ, không có tay nghề, hoặc đấy là hình phạt dành cho tội đồ. Nước Tàu đã xử sự một cách tàn tệ đối với một vị Phụ Chính Đại Thần của nước láng giềng bị sa cơ thất thế. Đấy là tấm gương cho hậu thế, cho kẻ nào mang dã tâm bán nước cho Tàu.

Dư luận trong nước và cả ở Pháp rất xôn xao về việc cụ Phan Chu Trinh bị giam ở Côn Lôn. Sau đó sau gần 2 năm, một Thống Đốc ra tận Côn Lôn phỏng vấn và trả tự do cho Cụ, nhưng Cụ phải cư trú tại Mỹ Tho dưới sự quản thúc. Cụ kịch liệt phản đối, chính quyền Bảo Hộ nhượng bộ. Cụ chỉ ở an trí tại Mỹ Tho mấy tháng. Nhân chính quyền Đông Dương thành lập nhóm giảng dạy chữ Hán tại Pháp, Cụ được gia nhập nhóm đó. Có lẽ chính quyền Bảo Hộ cũng nhân đó muốn tống xuất Cụ ra khỏi Việt Nam để tránh hậu hoạn, mà Cụ cũng mong có dịp đi xa để mở rộng tầm mắt, tìm đường cứu nước. Con trai của Cụ là Phan Chu Dật được đi theo. Đó là vào năm Tân Hợi 1911.

Ở Pháp, hai cha con sống trong thiếu thốn cùng cực. Làm cách mạng nhưng cũng phải có một nghề để kiếm sống, Cụ đi rửa ảnh tại những tiệm Chụp Hình, thu nhập rất ỏi. Dù vậy, người con là Phan Chu Dật vẫn được cho đi học, nổi tiếng học giỏi, đỗ Tú Tài, nhưng vì gian khổ quá nên mắc bệnh lao phổi. Cụ sắp đặt cho ông Phan Chu Dật trở về nước. Chẳng bao lâu ông qua đời tại Huế. Chết vì bệnh lao hay vì lý do nào khác, cho đến nay chưa ai rõ.

Năm 1914 Pháp Đức đánh nhau. Pháp kết tội Cụ thông đồng với Đức, tống giam vào ngục Santé (Prison de la Santé). Sau gần 1 năm, không có bằng chứng, Pháp phải trả tự do cho Cụ.

Ra khỏi tù, Cụ cùng các đồng chí soạn “Yêu sách của nhân dân An Nam” gởi cho Hội Nghị Versailles năm 1919. Khi vua Khải Định sang Pháp dự Đấu Xảo Marseille năm 1922, Cụ viết 7 điều luận tội vua Khải Định, yêu cầu nhà vua về nước ngay để khỏi làm nhục quốc thể.

Trải qua gần 15 năm tranh đấu tại Pháp không mang lại kết quả gì đáng kể, Cụ xin về nước. Nhiều lần xin nhưng Pháp không cho. Năm 1925, khi sức khoẻ của Cụ đã suy sụp, Pháp mới chấp thuận đòi hỏi của Cụ. Tuổi chưa già nhưng sức đã yếu, Cụ vẫn kiên trì tiếp tục đấu tranh, viết nhiều bài xã luận và diễn thuyết nhiều nơi. Các bài “Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây”, “Đông Dương chính trị luận” rất giá trị được viết vào thời kỳ này. Những tưởng tại quê hương Cụ sẽ có thể mang hết tài trí của mình phụng sự tổ quốc, không ngờ chưa đầy một năm sau, Cụ qua đời vào ngày 24/3/1926, lúc mới 54 tuổi.

Cụ để lại gần 20 tác phẩm trong đó có những bài diễn thuyết nẩy lửa, bao gồm nhiều vấn đề trọng đại về chính trị, xã hội, kinh tế, đạo đức, và thơ ca.

Toàn dân thương tiếc nhà ái quốc vỹ đại Phan Chu Trinh. Tang lễ của Cụ được tổ chức trọng thể chưa từng có. Hơn 60 ngàn người đưa tang ngày 4/4/1926 tại Sài Gòn. Tại các nơi khác thuộc cả ba Miền Bắc, Trung, Nam đều có những Lễ Truy Điệu về Cụ bất chấp mọi đàn áp của chính quyền bảo hộ.

*

Kính thưa quý vị, kính thưa các bạn.

Như trên đã nói hai nhà cách mạng lừng lẫy như nhau là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã theo đuổi hai đường lối đấu tranh khác nhau dù họ luôn luôn tôn kính nhau. Cụ Sào Nam Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo lực lật đổ chánh quyền thực dân thuộc địa và xây dựng lại đế chế. Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh chủ trương khác. Cụ có kiến thức rộng, lại đi nhiều nơi, ngoài những mối quan tâm hằng ngày, hẳn Cụ không bỏ quên tình hình bên Tàu và Ấn Độ

Ở Tàu. Nếu Tôn Dật Tiên, người khởi nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 của Trung Hoa, đề ra chủ nghĩa Tam Dân - Dân Tộc, Dân Quyền, Dân Sinh, thì cụ căn cứ vào tình hình thực tế, cụ thể của nước nhà mà chủ trương: Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh.

Khai Dân Trí: Chính quyền Bảo Hộ áp dụng chính sách ngu dân, để dễ bề cai trị và bóc lột. Nam Triều không có thực quyền, không dám chống đối, lại còn thừa đó mà làm sâu mọt hại dân, hại nước. Nay cụ góp phần vào việc khai hoá, mở thêm trường quốc ngữ, viết sách, diễn thuyết, bài trừ mê tín, hủ tục, cải tổ giáo dục, bỏ lối học từ chương vô dụng.

Chấn Dân Khí: Người dân bị đè nén lâu ngày đâm ra sợ sệt, hèn yếu. Không biết thương yêu nhau; không dám bênh vực, giúp đỡ nhau; không dám cất tiếng nói đối lập, hoặc tỏ bày nguyện vọng, vân vân. Nhà thơ Tú Xương từng viết: Sỹ khí rụt rè gà phải cáo/Văn Chương liều lĩnh đấm ăn xôi. Sỹ mà còn thế huống là đám dân đen u tối. Vậy muốn dựng lại quê hương, đất nước, phải thức tỉnh; phải chấn chỉnh tinh thần tự lực, tự cường; giác ngộ quyền lợi và nghĩa vụ mỗi người đối với nhau, đối với gia đình và đặc biệt đối với tổ quốc; bãi bỏ độc quyền, chuyên chế.

Hậu dân sinh: Phát tiển kinh tế, khai hoang, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hoá, cải tổ chế độ sưu cao thuế nặng, đưa dân ra khỏi cảnh cơ cực, khốn khổ.

Ở Ấn Độ. Nước Ấn Độ rộng mênh mông với dân số đông gấp gần 20 lần so với dân ta (khoảng 20 triệu) mà cũng không thể dùng vũ lực giải phóng đất nước thoát khỏi ách đô hộ của Anh. Mahatma Gandhi (1869 – 1948), sinh trước và mất sau cụ Phan Chu Trinh, nhận thức đúng tình hình nên chủ trương bất bạo động. Cụ cũng nhận thấy những cuộc nổi dậy chống Pháp từ Nam tới Bắc, những phong trào Cần Vương, Văn Thân v.v... đều thất bại. Con hùm Yên Thế Đề Thám (1836 -1913) rồi cuối cùng cũng sa cơ thất thế. Cho nên Cụ theo đường lối bất bạo động, trước mắt là tiết kiệm xương máu của người dân, đồng thời cải tổ chính trị, kinh tế, giáo dục, bồi dưỡng khí lực, chờ cơ hội thuận tiện.

Cụ lên án “Quân Trị Chủ Nghĩa”, tức là “Nhân Trị Chủ Nghĩa” (theo thuật ngữ hiện đại thì Nhân Trị Chủ Nghĩa đối lập với Pháp Trị Chủ Nghĩa ), và đề cao Dân Trị Chủ Nghĩa tức là Pháp Trị Chủ Nghĩa của Phương Tây. Muốn du nhập có chọn lựa thể chế dân chủ của Phương Tây, ta cũng phải có cái gì làm nền tảng mà theo Cụ đó là phần tốt đẹp của tư tưởng Khổng Mạnh. Nhưng Ta và cả Tàu đều hoàn toàn đánh mất tinh túy của tư tưởng Khổng Mạnh từ lâu rồi. Hệ thống tư tưởng chính đáng của Khổng Mạnh bắt nguồn từ thời Nghiêu Thuấn, và trải qua các thời Tam Đại Hạ Thương Chu. Đến Tần Thuỷ Hoàng thì chủ trương tận diệt Nho Giáo, “đốt sách, chôn học trò”. Từ đời Hán đến đời Thanh, tư tưởng Khổng Mạnh bề ngoài coi như được khôi phục nhưng thật ra bị xuyên tạc và lợi dụng càng ngày càng tệ hại với mục đích phục vụ đế chế. Cụ viết: “... cách chính trị của nhà Hán cũng không có cái gì rộng rãi, công bình; nhưng Hán cũng còn hơn Đường, Đường cũng còn hơn Tống, Tống cũng còn hơn Nguyên, Nguyên cũng còn hơn Minh, Minh cũng còn hơn Thanh” (Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa). Phải nắm lấy vài cái tinh túy của Khổng Mạnh để dung hòa với tinh thần dân chủ Phương Tây.

*

Cụ đã dành trọn đời mình cho tổ quốc.

Cụ luôn luôn mang một phong độ khác thường trong tư tưởng và hành động - rất hiên ngang, thẳng thắn, không giấu giếm, không bịp bợm, không lừa gạt, không trí trá. Cụ hành xử như Chu Văn An của ta ngày xưa, như những nhà hiền triết thời cổ Hy Lạp, cổ La Mã, khiến mọi người tôn vinh, hay như một chiến tướng uy nghi lẫm liệt giữa trận tiền, khiến quân sỹ dưới trướng kính phục, khiến đối phương cũng phải nể nang. Trong thành công cũng như trong thất bại, Cụ luôn luôn gìn giữ được khí lực, điềm đạm, tỉnh táo. Ngay cả đối với những điều thiếu sót tất nhiên ai cũng có, Cụ cũng nhìn nhận không chút mặc cảm; hay ngược lại, đối với những sở trường, Cụ cũng không có chút huyênh hoang, cường điệu, khoác lác. Chẳng hạn, là người Việt Nam đầu tiên đưa tư tưởng dân chủ, nhân quyền của Tây Phương vào sinh hoạt chính trị của nước nhà, Cụ thú nhận: “... cái học về đường lịch sử chính trị Tàu thì tôi cũng hiểu được it nhiều, con về đường Tây học thì thật là kém lắm. Nhưng mà tôi cũng rán hết sức, đem cái việc mà tôi đã biết xin nói ra để anh em nghe, còn cái việc gì cao xa không thấu, thì để phần ông nào hiểu hơn tôi diễn giải ra cho anh em chị em rõ.” (Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa)

Với bao nhiêu là nỗ lực, bao nhiêu là tâm huyết, Cụ đã mang lại kết quả gì? Cho đến khi Cụ qua đời, nước Việt Nam ta vẫn không thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp. Đấy là nỗi đau đớn và thất bại lớn của Cụ.

Tuy nhiên thử nhìn tình hình thế giới lúc bấy giờ. Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp vào cuối thế kỷ 18 khởi đầu từ nước Anh đã thay đổi triệt để bộ mặt của thế giới. Vì nhu cầu tài nguyên, sản xuất, và thị trường, Tây Phương kể cả Bắc Mỹ tung quân đi xâm lăng khắp nơi. To lớn như nước Tàu cũng phải cắt đất nhượng bộ, như nước Ấn Độ cũng bị Anh chiếm trọn. Tất cả lục địa Phi Châu, Nam Mỹ cũng chịu chung số phận. Gia Nã Đại, Úc, Tân Tây Lan vốn là thần thuộc của nước Anh rồi. Chỉ còn sót lại 2 nước của châu Á giữ được độc lập, đó là Nhật Bản và Thái Lan. Nhật nhờ Minh Trị Thiên Hoàng kịp thời có những cải cách lớn đưa nước nhà theo kịp phương Tây; Thái Lan nhờ may mắn làm trái độn giữa hai đế quốc cường thịnh nhất là Anh và Pháp, lại khôn ngoan mở rộng cửa giao tiếp cả hai nước đó. Cho nên nước ta nhỏ bé không thoát khỏi họa mất nước. Và đấy là sự thất bại chung của tất cả những nhà yêu nước trên toàn thế giới, chứ không chỉ là thất bại của riêng cụ Phan Chu Trinh.

Mãi đến sau Thế Chiến II, một trật tự mới được thiết lập. Phong trào giải thực diễn ra khắp nơi. Những nước bị lệ thuộc từ Á Châu sang Phi Châu cho đến Nam Mỹ dần dần được trả độc lập, tự do qua đấu tranh bằng võ lực, và thông thường là qua đàm phán. Riêng nước ta lẽ ra có thể tránh được cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nếu cả hai miền Bắc và Nam không đang tâm làm công cụ cho hai khối Cộng Sản và Tự Do. Hay nói cho đúng hơn, Miền Nam ở cái thế phải chống cự để tự vệ. Nay cả nước nằm dưới ách Cộng Sản độc tài, toàn trị, đi ngược với xu thế của loài người, với mệnh lệnh cùa thời đại, không sớm thì muộn phải sụp đổ.

Những bài học mà Cụ để lại về dân chủ và nhân quyền bỗng nhiên tỏa sáng rực rỡ, bỗng mang tính cách rất hiện đại. Đấy là thành công lớn của nhà chí sỹ vỹ đại Phan Chu Trinh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ Bangkok, FB Trần Quang Đô hớn hở cho hay: “Ngân hàng hôm nay 5/5 đông kín người. Thiên hạ xếp hàng nhận 5000 baht, tương đương 250 đô la Úc, tiền hổ trợ người dân trong dịch Cúm Vũ Hán. Điện nước thì miễn phí trong ba tháng cho dân lao động.” Tôi cũng hay lui tới Thái Lan nên hoàn toàn không ngạc nhiên gì về chuyện này. Tuy mang tiếng là “quân phiệt” nhưng bọn tướng lãnh ở nước này “yếu xìu” hà, và hay “mị dân” bằng tiền lắm: tiền trợ cấp cho những người khuyết tật, tiền giúp đỡ cho kẻ neo đơn, hay ông già/bà lão … Họ tạo cho dân chúng Thái cái tâm lý ỷ lại, và hèn yếu. Bởi vậy dân Thái chưa bao giờ đánh thắng được một đế quốc to nào cả, đế quốc cỡ trung bình, hoặc nhỏ (xíu) cũng khỏi có dám luôn.
Thương thay tấm lòng người mẹ suốt 13 năm kiên trì kêu oan cho con. Tiếng kêu thấu trời xanh mà không thấu những “hình người, dạ thú”. Ngày 8 tháng 5 năm 2020, phiên tòa của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) tại Việt Nam, đã biểu quyết 100% đồng thuận của 17 ông thẩm phán, y án tử hình đối với bị cáo Hồ Duy Hải bằng cách giơ tay, trước ông xếp của họ là Chánh Án Nguyễn Hòa Bình! (Ai dám không giơ tay!) Đây là Phiên Tòa Nội Bộ, vì Luật Sư của bị cáo tuy được gọi vào nhưng khi chưa chính thức thảo luận gì thì đã được mời ra!
Trong những hình ảnh cuối tháng Tư 1975, tôi thấy nhiều bộ đội cụ Hồ đội nón cối hoặc nón tai bèo, mặc bộ quần áo lếch thếch, ngồi chồm hổm trên thảm cỏ hoặc trên thành mấy hồ nước trước dinh Độc Lập; nhóm bộ đội khác vóc nước từ hồ nước bằng hai bàn tay xương xẩu, đưa lên miệng uống rồi vóc thêm nước, rửa mặt; nhóm bộ đội khác nữa thì cởi đôi dép râu, thọc đôi chân còi cọc và dơ bẩn vào hồ nước để rửa chân? Nhiều hình chụp các anh bộ đội cụ Hồ trông rất “hồ hởi”, tay xách con gà, con vịt, trên vai gánh hai cái rương nhỏ, lưng mang ba lô, bên trên kèm theo một búp bê bằng nhựa. Tôi cũng thấy hình từng đoàn xe tải chở tủ lạnh/ TV/radio/bàn ghế/giường/tủ/xe gắng máy, v.v… – những hiện vật của miền Nam vừa được bộ đội cụ Hồ “giải phóng” – ồ ạc và liên tục chạy về Bắc
Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam công khai họp đại hội tuyên bố mở cuộc chiến, xân lăng Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam dưới chiêu bài thống nhứt đất nước và chống Mỹ cứu nước, trong khi Lê Duẩn chủ trương: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô”. (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng nhà nước cộng sản Việt Nam từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.) Một nhân vật tầm cỡ ngoại trưởng như ông Nguyễn Mạnh Cầm xác nhận công khai như thế thì không sai vào đâu được.
Khi chính quyền Hoa Kỳ tung gói cứu cấp khổng lồ trị giá 3 ngàn tỷ USD thì không khỏi tránh bị lạm dụng. Theo một ước tính con số thất thoát có thể lên đến 20% (tức là 600 tỷ USD) do thiếu kiểm soát khi tiền tung ra quá nhanh hòng chận đứng đà suy thoái của nền kinh tế do ôn dịch Vũ Hán gây ra. Ngoài việc khai man hoặc luồn lách kẽ hở luật pháp để lãnh cứu trợ còn một vấn đề được nêu lên là một khi nhà nước nhúng tay can thiệp vào thị trường tự do tất sẽ tạo ra tiền lệ xấu dẫn đến nhiều rủi ro đạo đức (moral hazard) trong kinh doanh. Lẽ phải trên thương trường tức làm ăn gian dối hay cẩu thả phải chấp nhận sớm muộn bị đào thải; nhưng nếu doanh nghiệp ỷ lại được chính quyền bảo kê thì sẽ không thay đổi thói hư tật xấu mà tiếp tục liều lĩnh đi tìm lợi lộc, hay nói nôm na cũng giống như con hư tại mẹ cháu hư tại bà!
Dù trong bối cảnh dị biệt, nhưng Việt Nam có thể so sánh với kinh nghiệm của Đức và các nước khác. Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất đã có một vận hội mới để xây dựng dân chủ, phú cường và văn minh, nếu phe thắng cuộc thức thời biết tận dụng các cơ sở vật chất còn nguyên vẹn và tiềm năng nhân lực dồi dảo của miền Nam đúng mức và chuyển hướng đúng lúc. Nhưng Việt Nam đến năm 2020? Chủ quyền dân tộc tự quyết, tự do và bình đẳng cho người dân chỉ là lý thuyết; ngược lại, đại hoạ ngoại thuộc, khó khăn kinh tế, nợ công tràn ngập, cạn kiệt môi sinh, suy đồi đạo đức, khủng hoảng giáo dục, vi phạm nhân quyền và bất ổn xã hội là thực tế.
Các cuộc thăm dò mới nhất từ các tổ chức quốc tế lâu đời, uy tín và độc lập hay thuộc các cơ quan truyền thông đã cho thấy sự giảm sút mức độ ủng hộ với tổng thống Donald Trump so với đôi tháng trước. Theo thăm dò của Gallup thì tỉ lệ chấp nhận việc điều hành của TT Trump hiện nay là 43 %, giảm 6 điểm so với hồi giữa tháng Ba là 49 %, mức cao nhất mà Trump từng đạt đến. Với thăm dò của Fox News thì sự ủng hộ TT Trump là 47 % so với sự không chấp thuận là 50% và thăm dò của Reuters/Ipsos thì mức ủng hộ Trump tương đương với Gallup, ở mức 42 %.
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Sáu mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: Niềm tự hào và hãnh diện này, tiếc thay, đã không nhận được sự đồng tình chia sẻ bởi tất cả mọi người. Nguyễn Khải là một trong những người như thế: “Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận.”
Từ vụ dịch Vũ hán do Coronavirus gây ra, phát tán cùng khắp, người ta nhận thấy Bắc kinh đang mạnh dạng áp dụng đường lối ngoại giao rất «thiếu ngoại giao», tức không biết giử lễ độ tối thiểu vì họ cho đó là chánh sách ngoại giao mới của nước lớn để khẳng định vị thế của kẻ sắp làm bá chủ thế giới. Thứ ngoại giao này trong gần đây có dịp thể hiện khá rõ nét qua thái độ và lời nói của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc Zhao Lijian khi ông ta nói lấy được Coronavirus là do quân đội Mỹ đem tới Vũ hán.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng là người thích nói dai và nói dài chuyện “chuẩn bị nhân sự Đại hội đảng XIII”, diễn ra vào thượng tuầng tháng 01 năm 2021, nhưng ông lại không dám thanh toán những kẻ khai gian tài sản. Và một lần nữa, vẫn húc đầu vào chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để cai trị độc tài, độc đảng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.