Hôm nay,  

Vài Nét Trong Tuần: Db Trần Thái Văn, Thanh Lan Và Bbc

11/12/200400:00:00(Xem: 7648)

Tuần lễ vừa qua, sự kiện Luật Sư Phó Thị Trưởng Trần Thái Văn tuyên thệ nhậm chức Dân Biểu Tiểu Bang California không những đã làm cho cả khối hơn hai triệu người Việt Nam hải ngoại vui mừng theo dõi mà còn làm xôn xao đến dư luận quốc tế cũng như trong nước. Nhiều bài báo và nhiều bản tin truyền hình của Mỹ đã trình bầy sự kiện này như một bước thành công mới của cộng đồng Việt tị nạn.
Trên hết là sự ưu đãi đặc biệt của Thống Đốc California và cơ quan lập pháp của Tiểu bang dành cho phái đoàn cộng đồng người Việt đến chia vui với Dân Biểu Trần Thái Văn. Một hướng dẫn viên đã được biệt phái để đón phái đoàn và hướng dẫn đi thăm các nơi trong điện Capitol. Thành phần phái đoàn người Việt coi như đông đảo nhất và gồm nhiều sắc dân. Ngoài các nhóm người Việt miền Nam Cali (với ông Nam Lộc, Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Luật sư Nguyễn Quang Trung, một số đại diện báo chí, truyền hình và truyền thanh), nhóm đại diện Sacramento, Oakland, San Jose, còn có sự hiện diện của một số người Nam Hàn bay trực tiếp từ Korea, một người Trung Hoa đến từ Đài Loan, một người thuộc đảo Guam, vài người Mỹ và mấy bạn học ngoại quốc từ trường UCI cũng đến chia vui với Tân Dân Biểu Trần Thái Văn. Điều cảm động hơn cả là những lời phát biểu của những người ngoại quốc này. Họ đều mong mỏi Dân Biểu Trần Thái Văn, vị Dân Biểu gốc Việt đầu tiên và duy nhất tại California, sẽ tranh đấu cho quyền lợi của các cộng đồng thiểu số sinh sống tại đây.
Sự kiện đặc biệt kế tiếp là Thống Đốc California đã dành một phòng riêng cho Dân Biểu Trần Thái Văn tuyên thệ trước vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện và sự chứng kiến của phái đoàn Việt Nam trong khi các vị Dân Biểu khác thì tuyên thệ chung trong một phòng khác. Vị Tân Dân Biểu, sau khi giơ tay tuyên thệ và được vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện chuẩn nhận cùng phát biểu những lời lẽ rất ưu ái cho một vị Dân Biểu gốc Việt, đã nói những lời cám ơn đến nước Mỹ và cộng đồng Việt bằng hai ngôn ngữ Anh, Việt đầy cảm tính. Ông đã có một giây phút nghẹn ngào khi nhớ đến người anh ruột đang lâm trọng bệnh. Hàng chục ống kính thu hình và máy thu âm của các cơ quan truyền thông Mỹ đã theo dõi buổi lễ tuyên thệ đặc biệt này. Trước đó, tại hành lang điện Capitol cổ kính, một cuộc phỏng vấn truyền hình và truyền thanh đặc biệt với vị Dân Biểu này cũng đã được thực hiện với hàng loạt các câu hỏi sâu sắc của các hệ thống thông tin Hoa Kỳ và đã được Dân Biểu Trần Thái Văn trả lời bằng ngôn từ và lý lẽ rất chính xác của ông.
Sau đó, phái đoàn đã được mời vào một phòng riêng để theo dõi qua một máy truyền hình những sinh hoạt lập pháp đang diễn tiến trong điện Capitol, nơi làm việc của 80 dân biểu, nơi đã ban hành những sắc luật và nghị định quan trọng trực tiếp đến đời sống của một Tiểu Bang đứng vào hàng thứ sáu về kinh tế nếu so sánh với các quốc gia khác trên thế giới.

Năm 1911, đạo luật Women's Suffrage đã cho phép phụ nữ được đi bầu. Cùng trong năm này, Đạo luật về Lao động, Labor Reform, cấm bắt phụ nữ làm quá tám tiếng đồng hồ một ngày, mặc dù điều này không áp dụng với các cơ xưởng đóng hộp và nông trại. Cũng trong đạo luật này, quốc hội cấm không được bắt trẻ em dưới 18 tuổi làm việc từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Năm 1913, đạo luật về Workmen's compensation cho công nhân được hưởng tiền bồi thường tai nạn lao động. Năm 1946, đạo luật cấm kỳ thị trong các trường học ra đời. Luật này không cho thành lập những trường riêng tư có tính cách kỳ thị da mầu hoặc bắt học sinh da mầu phải học trong những trường biệt lập. Năm 1970, đạo luật về ly dị cho phép một bên được đương nhiên nộp đơn xin ly dị mà không cần bên kia thuận ý. Đạo luật Death Penalty ra đời năm 1972 không cho xử tử tội nhân nữa. Gần đây, năm 1999, luật Domestic Partnership and Gay Rights cho phép công nhận hai người đồng tính được chia xẻ quyền lợi về nhà cửa, và cấm kỳ thị đồng tính trong việc làm, việc học, cũng như về "housing."
Cũng trong tuần, đài BBC từ Luân Đôn đã sang quận Cam để phỏng vấn nhiều chứng nhân về ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho một chương trình đặc biệt về ngày này và sẽ được phát hình và phát thanh trong dịp Tháng Tư Đen 2005. Trước đó, đài đã phỏng vấn bằng điện thoại đến rất nhiều cựu sĩ quan, công chức, và một số thường dân, những người di tản trước tháng Tư và những người ở lại. Đài BBC đặc biệt chú ý đến những ai di tản bằng phương tiện của Mỹ. Ngoài ra, đài cũng phỏng vấn bằng truyền hình một số nghệ sĩ cùng ghi lại những sinh hoạt của họ trong suốt 30 năm qua. Trong số những nghệ sĩ nổi danh trước 1975, BBC đã lưu tâm đến ca sĩ Thanh Lan, một trong những ca sĩ hàng đầu của thập niên 70, người đã được giới thưởng ngoạn mến chuộng về giọng ca ngọt ngào, mang âm hưởng của tiếng hát Pháp Sylvie Vartan được hâm mộ một cách cuồng nhiệt thời bấy giờ. Để có thể thâu lại giọng hát lừng danh một thời ấy, đài BBC đã chọn vũ trường Majestic vào tối thứ Tư vừa qua, trước sự tham dự của hơn 100 khán giả chọn lọc, để thâu hình Thanh Lan hát 6 bài hát đã đưa cô đạt được đỉnh cao của sự mến mộ, trong đó có bài "Bang, Bang" được hát bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, và Anh. Với một không khí êm đềm của một chiều nhạc thính phòng, không khiêu vũ, Thanh Lan đã hát bằng tất cả trái tim của cô. Thanh Lan cho biết, khi xưa, cô hát bài "Bang, Bang" bằng tâm trạng của một thiếu nữ mới lớn còn đang thích làm nũng, thích được chiều chuộng; bây giờ, cũng bài hát đó, đã đưa cô trở lại những giây phút êm đềm đã trôi qua như một giấc mơ. Khán giả, hình như cũng chia xẻ với Thanh Lan điều ấy, nên đã liên tiếp lên tặng cho cô những bó hoa ấm áp đầy chia xẻ. Cả sân khấu như ngập lên với hoa và yêu thương.
Tuần lễ đầu tháng cuối năm 2004 là một tuần đầy mầu sắc cho người tị nạn.
Chu Tất Tiến ghi nhanh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều người Mỹ gốc Việt trên khắp đất nước sẽ tham gia vào lực lượng vận chuyển, phân phát đồ ăn và các dụng cụ cần thiết để hỗ trợ nhân viên y tế chiến đấu với dịch bệnh COVID-19
Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay đã đệ trình Nghị Quyết Hạ Viện ghi nhận biến cố lịch sử quan trọng và tưởng niệm 45 năm ngày Sài Gòn thất thủ và sự sập đổ bi thảm của Việt Nam Cộng Hòa. Vào ngày 30 tháng 4, năm 1975, Sài Gòn, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa đã bị lực lượng Cộng sản xâm chiếm trong Tháng Tư Đen và Sài Gòn đã bị thất thủ. Mỗi năm biến cố trọng đại này được các cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp Hoa Kỳ tổ chức tưởng niệm.
Nhân dịp lần thứ 45 tưởng niệm biến cố Tháng Tư Đen, Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Địa Hạt 48) đã gởi thông điệp đến với cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam: Trong thông điệp này, Dân Biểu Rouda cũng nhắc đến những người trong cộng đồng chúng ta mà ông vừa vinh danh: Tướng Lê Minh Đảo, nhạc sĩ Trúc Hồ, Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương.
Tối nay 22 Tháng Tư, chính quyền Trump đã ban hành một Sắc lệnh mở rộng những hạn chế về nhập cư trong một nỗ lực rộng lớn để tiếp tục chương trình bài ngoại nhằm đánh lạc hướng người Mỹ về thất bại của chính họ qua các giải pháp thích ứng với đại dịch coronavirus. Sắc lệnh này được xây dựng trên một số chính sách chống người nhập cư do chính quyền đưa ra trong vài năm qua đóng cửa gần như tất cả các con đường hợp pháp để nhập cư.
Bắt đầu từ sau giữa tháng Ba 2020, hầu hết các doanh nghiệp không thiết yếu trên khắp Hoa Kỳ đều đã lần lượt được lệnh phải đóng cửa để ngân chận sự lây lan của Coronavirus, trong đó có hàng chục ngàn tiệm Nail của người gốc Việt. Vì buộc phải đóng cửa một cách bất ngờ và cũng bởi chưa đến ngày trả lương theo định kỳ, nhiều chủ tiệm Nail đã không kịp thanh toán cho nhân viên khoản tiền lương của những ngày đã làm việc từ sau lần lãnh lương trước đó cho đến ngày ngưng làm việc vì Coronavirus. Ngoài ra, vì nghĩ rằng sẽ không bị buộc phải đóng cửa quá lâu, nhiều chủ tiệm Nail dự tính sẽ trả đủ tiền lương ngay khi nhân viên trở lại làm việc. Tuy nhiên, rất ít chủ doanh nghiệp hiểu rằng không thanh toán tiền lương theo đúng quy định cho nhân viên sau khi nghỉ việc, sẽ là nguyên nhân dẫn đến vô số rắc rối về pháp lý.
Vào lúc 5:00 giờ chiều Chủ Nhật 26/04/2020, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có buổi nói chuyện trên mạng lần thứ hai với nhóm Phật tử Giớ Trẻ Mây Từ, với chủ đề những điều Phật tử nên làm trong mùa đại dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành.
Tính đến ngày 25 tháng 4, 2020, nhiều cơ quan truyền thông đã đồng ý trực tiếp phổ biến chương trình lễ Tưởng Niệm 30 tháng 4 để đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng một lúc vào ngày thứ năm, 30 tháng 4, lúc 4 giờ chiều tại California, 6 giờ chiều tại Texas , 7 giờ tối tại New York, 1 giờ sáng thứ sáu tại Âu Châu, 6 giờ sáng tại Việt Nam và Á Châu và 9 giờ sáng tại Melbourne Úc Châu.
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg, tác giả của Nghị Quyết Vinh Danh SCR -7, thay mặt Thượng viện Quốc hội tiểu bang California để tuyên bố ngày 30 tháng 4 là "Ngày Tưởng Niệm Tháng Tư Đen". Nghị Quyết SCR-7 đã được thông qua phần tu chính vào ngày 9 tháng 4 năm 2020 và sẽ được chính thức ban hành khi Quốc hội mở lại phiên họp thường kỳ.
Tại San Fernando Valley, California,trong trường trung học, những kẻ quá khích đã tấn công bạo lực một thiếu niên 16 tuổi, buộc tội em ấy đang nhiễm coronavirus chỉ vì em là người Mỹ gốc Á châu. Đây chỉ là một trong hàng loạt sự việc phân biệt chủng tộc liên quan đến cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra. Trước tình hình này, Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg đã có lời tuyên bố như sau: Virus COVID-19 không phân biệt đối xử. Nó không phân biệt dựa trên chủng tộc, dân tộc hoặc quốc tịch. Nó tấn công tất cả mọi người. Vì vậy, để chống lại một cuộc tấn công vào tất cả chúng ta, chúng ta phải đoàn kết. Bất kỳ sự chia rẽ xã hội nào mà chúng ta gây ra cho cộng đồng của chúng ta đều gây bất lợi cho sự an toàn và sức mạnh của chúng ta trong thời kỳ khủng hoảng. Nghịch cảnh không được chia rẽ chúng ta, nhất là thời gian này.
Trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ vào lúc 11 giờ trưa Thứ Năm ngày 23 tháng 4 năm 2020, nhóm thiện nguyện Nailing It, Whale Spa, Advane Beauty College, United Way… Đã tổ chức buổi họp báo để giới thiệu một số các nhà hàng Việt Nam đã chuẩn bị khoảng 10,000 phần ăn đặt biệt để tặng các nhân viên y tế bệnh viện, viện dưỡng lão, nhà tạm trú cho người vô gia cư ngoài các phần ăn còn có tặng khẩu trang, găng tay…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.