Hôm nay,  

Mỹ: Dân Nghèo Trầm Trọng Tăng Kỷ Lục

25/02/200700:00:00(Xem: 4102)

Mỹ: Dân Nghèo Trầm Trọng Tăng Kỷ Lục

- Nghèo Đông Nhất: Cali 1.9 Triệu Dân, Texas 1.6 Triệu, N.Y. 1.2 Triệu

Tỉ lệ dân nghèo Hoa Kỳ đang sống cực kỳ khó khăn đã tới mức cao kỷ lục trong 32 năm, nhiều triệu người lao động Hoa Kỳ đang rơi gần múức nghèo khó và hố sâu giàu nghèo cứ tiếp tục lớn hơn.

Bản phân tích của hệ thống báo chí McClatchy Newspapers trên bản thống kê 2005, tức dữ kiện gần nhất có được, cho thấy gần 16 triệu dân Mỹ đang sống ở mức nghèo trầm trọng.

Một gia đình 4 người có 2 con nhỏ và lương hàng năm thấp hơn 9,903$ -- tức phân nửa mức nghèo khó do liên bang định nghĩa -- được xem là mức nghèo trầm trọng trong năm 2005.

Tương tự, đó là những cá nhân có lương dưới 5,080$/năm.

Bản phân tích cho thấy số người Mỹ nghèo trầm trọng tăng 26% từ năm 2000 tới năm 2005. Như thế là 56% nhanh hơn dân số nghèo toàn bộ tăng trong cùng thời kỳ.

Thống kê cho thấy có mức tăng vọt trong tỉ lệ dân nghèo trầm trọng tại 65 trong 215 quận lớn của Hoa Kỳ, và mức tăng tương tự ở 28 tiểu bang.

Tình hình bi thảm là: năng suất công nhân tăng vọt kể từ khi có cuộc suy thoái kinh tế ngắn ngủi năm 2001, nhưng lương và mức tăng việc làm vẫn lẹt đẹt phía sau.

Những yếu đố đó đã giúp đẩy 43% trong 37 triệu người Mỹ nghèo trên cả nước vào sâu tới mức nghèo trầm trọng -- tỉ lệ cao nhất kể từ, ít nhất là năm 1975.

Gần 1/3 người nghèo trầm trọng là dưới 17 tuổi, và gần 2/3 là nữ giới.

Các gia đình có chủ hộ là phụ nữ có con nhỏ chiếm phần lớn trong số người nghèo trầm trọng.

Gần 2/3 người (10.3 triệu) nghèo trầm trọng là da trắng, nhưng da đen (4.3 triệu) và Mỹ Latin (3.7 triệu) chiếm thị phần bất quân bình.

Tỉ lệ nghèo trầm trọng tệ hại nhất là gần biên giới Mexico và vài khu vực phía nam Hoa Kỳ, nơi 6.5 triệu người nghèo trầm trọng đang vất vả tìm việc ở các xưởng sản xuất ngành may dệt, và kỹ nghệ đồ gỗ đang biến mất việc dần đi.

Thứ tự các tiểu bang có nhiều người nghèo trầm trọng nhất là:

California - 1.9 triệu dân.

Texas - 1.6 triệu

New York - 1.2 triệu

Florida - 943,670

Illinois - 681,786

Ohio - 657,415

Pennsylvania - 618,229

Michigan - 576,428

Georgia - 562,014

North Carolina - 523,511

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước khi trở thành Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (Democratic National Committee, DNC), Ken Martin đã dành cả đời làm việc trong đảng, qua mọi cấp độ – từ cơ sở đến trung ương. Chặng đường ấy bắt đầu với một người mà Martin luôn kính trọng: cố TNS Paul Wellstone – một chính khách cấp tiến, luôn kiên định với các lập trường táo bạo như việc phản đối cuộc chiến tại Iraq, điều từng khiến ông đối đầu với nhiều nhân vật quyền lực.
Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn có một mối quan hệ phức tạp với người di dân và tị nạn, mặc cho một phần trong huyền thoại quốc gia luôn khắc họa chúng ta là một xứ sở của những người mới đến. Trong huyền thoại đó, họ — những người di dân — là một phần của chúng ta. Song song với điều đó, nước Mỹ cũng từng nhiều lần trải qua những cơn bùng phát dữ dội của tâm lý bài ngoại.
Trong buổi nói chuyện tại Economic Club of Chicago cách đây hai ngày, Chủ Tịch Jerome Powell của Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) đã cảnh báo rằng các khoản thuế nhập cảng có phạm vi và quy mô rộng lớn mà Tổng Thống Trump đang theo đuổi rất có thể sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ​​ban đầu – Tình trạng này gọi là TRÌ TRỆ LẠM PHÁT (stagflation).
Khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ, 100 ngày làm việc đầu tiên là biểu hiện để được đánh giá những xu hướng và mục tiêu trong bốn năm tại nhiệm. Sự tích này bắt đầu từ tổng thống thứ 47, Franklin D. Roosevelt (nhiệm kỳ đầu tiên 1933). “Ông đã hứa sẽ thực hiện những cải cách lớn trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái. Sau khi ông đưa ra nhiều chính sách quan trọng trong giai đoạn đó, các sự kiện của "100 ngày đầu tiên" đã trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá các tổng thống tương lai trong nền chính trị Hoa Kỳ.” (Wikipedia.) Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, năm 2016-2020, Wikipedia viết “Donald Trump đã đưa ra một loạt các lời hứa trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, bắt đầu vào năm 2017. Trump đã phải vật lộn để thực hiện nhiều lời hứa trong số này do sự phản đối của Đảng Dân chủ và đấu đá nội bộ giữa Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, mặc dù ông đã bác bỏ chuẩn mực "100 ngày đầu tiên" là một cột mốc nhân tạo
Chính quyền Trump vào đầu tuần, thứ Hai (17/3), đã đẩy mạnh nỗ lực đóng cửa Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (U.S. Institute of Peace, USIP) – một tổ chức nghiên cứu chính sách được Quốc hội Hoa Kỳ bảo trợ, dẫn đến cuộc đối đầu đầy căng thẳng giữa lực lượng cảnh sát liên bang và các thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này. Năm thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này đã đệ đơn kiện vào thứ Ba, ngày 19/03, cáo buộc họ đã bị sa thải bất hợp pháp khỏi vị trí của mình. Họ kêu gọi phục chức cho họ, cũng như chấm dứt nỗ lực giải thể viện của chính quyền Trump.
Một nhóm vài người bạn quây quần bên chiếc bàn nhựa, dưới tầng hầm của ngôi nhà cao tầng nằm rìa phía Nam thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Bữa tiệc thân tình của gia chủ, người đang dung thân ở Mỹ với diện tỵ nạn cộng sản, tạm trú dưới “basement” của gia đình bằng hữu. Khách mời là bạn bè – những di dân, những người mang trong mình căn cước “thanh niên đấu tranh” đã chịu cảnh bắt bớ, đánh đập của chính quyền trong nước vì tiếng nói đối lập. Ngày họ đặt chân đến Hoa Kỳ, là ngày họ nghĩ rằng họ đã có thể tiếp tục cất tiếng nói cho tự do dân chủ trong nước. Nhưng tất cả đã bị thổi bay như “Một Cơn Gió Bụi” chỉ chưa đầy ba tháng. Một chiến lược “úp sọt” không chống đỡ nổi. Một cuộc càn quét từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Một sự tàn phá không thương tiếc từ bản sắc lịch sử đến thể diện quốc gia.
"Là cha của ba đứa con nhỏ, tôi vô cùng phẫn nộ trước tuyên bố sai sự thật rằng vaccine gây ra chứng tự kỷ. Trẻ em sẽ chết vì lời nói dối này. Tôi không thể đứng đó để nghe thêm một phút nào nữa những lời nói dối của tổng thống Trump"
Chiến thắng rõ rệt của ông Trump trong kỳ bầu cử tháng 11 đã khiến đảng Dân Chủ phải tự nhìn lại mình. Thống kê cho thấy những thành phần cử tri trước đây từng là thành trì của Đảng Dân Chủ, nhưng trong năm 2024 đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng Hòa. Họ là những người nghèo, đang hưởng trợ cấp an sinh xã hội. Họ tin rằng ông Trump sẽ tạo ra công ăn việc làm, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, giúp họ thoát nghèo. Nhưng họ cũng mong chính phủ mới đừng cắt đi sự trợ giúp mà họ đang được hưởng.
Ở trong thời đại “Fake News” ngày nay, nhiều người chỉ nhìn người khác bằng những định kiến có sẵn, hoặc dựa trên những thông tin dễ tìm trên các trang mạng xã hội mà không cần kiểm chứng. Thí dụ như thông tin về người Mỹ gốc Mỹ Latin. Nhiều người trong cộng đồng Việt khi nghĩ về “người Mễ” thì thường dùng những từ ngữ như “cắt cỏ”, “làm việc chân tay không trí tuệ”, hay “kiếm tiền đủ để đi uống bia chứ không cầu tiến”… Còn những người cực hữu chống di dân thì rêu rao “người di dân Nam Mỹ cướp đi việc làm của người Mỹ trắng!”
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.