Hôm nay,  

Mỹ Lập Đơn Vị Mới: Lính Robot Ra Trận

2/22/200900:00:00(View: 4600)

Mỹ Lập Đơn Vị Mới: Lính Robot Ra Trận

Một trong những câu chuyện hấp dẫn trong tiểu thuyết khoa học giả tưởng bao gồm sự nhìn thấy như một cơn ác mộng của tương lai trong đó những cái máy robot giết người tự động trở ngược lại đối với chính người sáng tạo ra nó và đe dọa tiêu diệt loài người. Các bộ phim của Hollywood như là Terminator và The Matrix là những biện giải cho câu chuyện báo trước này, như là R. U. R. (Rossum's Universal Robots), kịch bản Tiệp Khắc năm 1920 bởi Karel Capek trong đó dánh dấu lần đầu tiên sử dụng chữ "robot."
Trong tháng 5 năm 2007, quân đội Hoa Kỳ đã đạt được một bước ngoặc báo trước trong lịch sử chiến tranh - đó là bước kỳ lạ hướng tới việc thực hiện tiểu thuyết thành hiện thực. Sau hơn 3 năm cải tiến, Sư đoàn 3 bộ binh của Quân Đội Mỹ đóng tại miền Nam Iraq, đã được trang bị những lính robot trên mặt đất.
Mặc dù chỉ có 3 trong số những "lính robot" vũ khí đã đặt chân lên các đường phố Iraq, cho đến ngày nay, tạp chí Quốc Phòng Quốc Gia tường trình vào tháng 9 năm 2007 rằng Quân Đội đã đặt mua 80 lính robot khác.
Một tháng sau đó các lính robot đến Iraq, họ nhận được "sự chấp thuận tung ra vũ khí cấp thời" để cho phép các binh sĩ sử dụng các robot trên chiến trường. Tuy nhiên, quân đội có vẻ như đang tiến hành với sự thận trọng.
Theo một bản tuyên bố của Duane Gotvald, phó quản trị kế hoạch của Văn Phòng Phối Hợp Kế Hoạch Các Hệ Thống Robot của Bộ Quốc Phòng, các binh sĩ sẽ dùng những robot "cho việc giám sát và những hoạt động phòng vệ/bảo vệ hòa bình" tại Iraq. Theo các nguồn tin, những lính robot sẽ không nổ súng trong chiến trận kể từ khi chúng được thiết đặt hơn một năm rưỡi. Nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi giới hạn này được vượt qua.
Đối với nhiều nhà máy kỹ nghệ quân đội, cuộc cách mạng kỹ thuật này có thể không đến nhanh chóng.
Tuy nhiên, tác động chiến lược của những lính robot trên chiến trận - song song với những quan hệ đạo đức và luân lý của việc áp dụng trong chiến tranh - vẫn chưa được bàn cãi.
Được phát họa bởi công ty hợp đồng quốc phòng có trụ sở tại Massachusetts là Foster-Miller, lính robot có tên SWORDS đứng cao 3 feets và đi bằng 2 bánh sắt.
Hiện nay, lính robot được gắn một khẩu súng máy M249 có thể bắn ra 750 tua mỗi phút, có thể thích ứng với các vũ khí đầy sức mạnh khác, gồm loại lựu đạn 40 mm hay hỏa tiễn M202.


Năm máy hình hoạt động để điều khiển robot SWORDS cách xa 800 mét với một máy laptop và 2 cái cần điều khiển. Đơn vị điều khiển cũng có một "nút tiêu diệt" đặc biệt để tắt robot khi nó hoạt động sai chức năng.
Được phát triển trong một ngân sách nhỏ chừng khoảng 4.5 triệu đô la, SWORDS chỉ là một robot thô sơ giúp chúng ta một cách khái quát.  Các kiểu robot trong tương lai - gồm nhiều mẫu nguyên thủy được thử nghiệm bởi quân đội - hứa hẹn nhiều chức năng phức tạp hơn.
Trong năm 2001, Luật Defense Authorization Act cho phép Ngũ Giác Đài để "phát triển rộng lớn các hệ thống robot chiến tranh" trong nổ lực đạt đến mục tiêu mong ước nhằm có được 1/3 máy bay không người lái trong 10 năm và 1/3 lính robot tác chiến trên bộ trong vòng 15 năm.
Để làm cho mục đích này thành hiện thực, ngân quỹ liên bang sẽ chi khoảng 1.7 tỉ đô cho việc nghiên cứu các lính robot tác chiến trên đất liền, theo Trung Tâm Quốc Gia về các Robot Quốc Phòng được tài trợ bởi quốc hội cho biết như vậy.
Trong tháng 7 năm 2006, Nhóm Cost Analysis Improvement Group của Bộ Quốc Phòng phỏng đoán rằng chi phí sẽ tăng lên hơn 300 tỉ đô - tăng 225% vượt mức phỏng đoán ban đầu 92 tỉ đô, và gần một nửa tổng số tiền gói kích cầu của Tổng Thống Obama.
Hiện nay, giá một lính robot là $245,000 có thể sẽ giảm xuống còn $115,000 cho mỗi robot nếu việc sản xuất gia tăng số lượng lớn.
Một quan điểm khác cũng được ghi nhận khi giá của một robot được so sánh với vũ khí kỹ thuật thấp và giá rẻ mà lực lượng Mỹ đang đối diện hàng ngày tại mặt trận Iraq.
Sharon Weinberger, phóng viên của blog Wired's Danger, nói rằng, "Các ông không muốn chi phí quốc phòng sẽ làm cho các ông phá sản chứ! Nếu robot tốn của chúng ta $100,000 để đánh bại một trái bom bên đường giá $500, điều đó nghe có vẻ không phải là chiến lược tốt."
Hy vọng rằng lính robot giết người sẽ hạ thấp mức thương vong của lính Mỹ có thể khích lệ các giới chức quân sự và quần chúng mệt mỏi chiến tranh, nhưng các mối quan hệ đạo đức và luân lý đi đôi với việc áp dụng chúng sẽ làm ngập ngừng đối với những ai muốn đạt được mức điều chỉnh kỹ thuật nhanh chóng đối với những tai họa của chúng ta.
Với những người lính tránh xa hiểm họa chiến tranh và nó làm cho những nhà chính trị dễ chịu hơn để sử dụng sức mạnh quân sự, các lính robot sẽ khai sinh ra một thế giới nhiều nguy hiểm hơn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Giữa lúc các cơ quan báo chí, các tập đoàn truyền thông lớn khác chọn “sự trung lập” và cố gắng “nương tay” với các chính trị gia và chính quyền, thì Stephen Colbert chọn sự trung thực, kiên định, xem tuyên ngôn “trung lập” theo lý thuyết báo chí là vở kịch hài không hợp thời cuộc. Ông châm biếm, chỉ trích không thương tiếc những quyết định vi hiến, những phát ngôn dối trá của chủ nhân Tòa Bạch Ốc.
Trong một chính trường phân cực sâu sắc, nơi tiếng nói bất đồng bị chụp mũ và ranh giới giữa quyền lực và tư thù ngày càng mong manh, một điều xem ra đã luật bất thành văn: khi Donald Trump không vừa ý, sẽ có kẻ phải trả giá. Và cái giá đó không bao giờ rẻ. Các tập đoàn, hãng luật và đại học Hoa Kỳ vốn lệ thuộc vào giấy phép, ngân khoản liên bang hay cửa ngõ ra vào chính quyền – bỗng trở thành miếng mồi cho cuộc mặc cả quyền lực của Tổng thống. Có nơi chọn cách cúi đầu cho yên chuyện. Có nơi chống trả tới cùng. Hai phản ứng, hai lối thoát – hoặc dàn xếp để "giữ thể diện" cho Trump, hoặc chấp nhận đòn phản công để giữ thể diện cho chính mình.
Washington, DC – Dân biểu Derek Tran (CA-45) đã bỏ phiếu thuận để thông qua Đạo Luật Quốc Phòng FY26 (NDAA) tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện. Dự luật này cho phép chi tiêu quốc phòng tùy nghi lên tới 882,6 tỉ Mỹ kim, đồng thời bao gồm nhiều điều khoản do ông Tran đề xướng nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, nâng cao đời sống quân nhân và đầu tư cho các chương trình cộng đồng tại miền Nam California. Đặc biệt, ông Tran đã vận động thành công việc đưa vào luật một yêu cầu Bộ Quốc Phòng tiếp tục duy trì đầu tư mạnh cho Căn Cứ Huấn Luyện Liên Quân Los Alamitos (JFTB-LA), thuộc địa hạt quốc hội mà ông đại diện. Căn cứ này giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lực phòng thủ quốc gia, đồng thời là nơi đào tạo giới trẻ, gắn bó mật thiết với cộng đồng chung quanh.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ hôm Thứ Hai đã bật đèn xanh cho chính quyền Trump tiếp tục kế hoạch giải thể Bộ Giáo Dục với việc sa thải hơn 1,000 người, theo bản tin từ New York Times. Phán quyết này là một thắng lợi lớn đối với Trump, tạo điều kiện thuận lợi để ông thúc đẩy mục tiêu giảm bớt sự can thiệp của chính phủ liên bang trong lĩnh vực giáo dục. Theo kế hoạch, hơn 1,300 nhân viên sẽ bị cho nghỉ việc. Bộ Giáo Dục – cơ quan chịu trách nhiệm quản trị các khoản vay sinh viên hàng tỷ MK, giám sát chất lượng giáo dục, và đảm bảo thực thi luật dân quyền trong môi trường học đường – sẽ phải gồng mình chống chọi khi bị cắt giảm nhân sự thê thảm như vậy.
Donald Trump từng hứa hẹn sẽ thực hiện chiến dịch trục xuất quy mô lớn, đem di dân lậu ra làm “vật tế thần,” đổ thừa họ là nguyên nhân chính gây ra những khó khăn kinh tế và bất ổn xã hội tại Mỹ. Nhưng kể từ khi nhậm chức, Trump đã lộ ra ý định mở rộng chính sách này, không chỉ nhắm vào di dân lậu mà còn bao gồm cả công dân Hoa Kỳ. Khoảng đầu tháng 7 năm 2025, khi được hỏi liệu ông có trục xuất cố vấn cũ Elon Musk vì đã chỉ trích “Dự luật bự, đẹp” hay không, Trump nói rằng “để coi lại đã.” Tỷ phú công nghệ Elon Musk sinh ra tại Nam Phi và trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 2002.
California là tiểu bang đang phản kháng mạnh mẽ những chính sách chống di dân của chính quyền liên bang. Trong lĩnh vực giáo dục, Tiểu Bang Vàng tiếp tục hỗ trợ cho các sinh viên thuộc các gia đình di dân chưa có giấy tờ. Vào cuối tháng 6, American Community Media tổ chức một cuộc họp báo toàn tiểu bang, trong đó Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) tái khẳng định cam kết của California trong việc hỗ trợ sinh viên di dân.
Kể từ nhiệm kỳ đầu tiên, tổng thống Trump đã thường xuyên xung đột với California, thành trì của các chính sách tiến bộ về di dân, y tế toàn dân, bảo vệ môi trường. Với số lượng di dân đông đúc, luật tiểu bang bảo vệ di dân, California trở thành mục tiêu thường xuyên của phe bảo thủ. Tiểu Bang Vàng trở thành Dân Chủ kể từ những năm 1990, khi ảnh hưởng của đảng Cộng Hòa bị suy giảm do Dự Luật 187 năm 1994 của Thống Đốc Pete Wilson (Cộng Hòa), đưa ra nhằm hạn chế quyền tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người nhập cư.
Những cuộc cãi vã, đối đầu gần đây giữa Elon Musk và tổng thống Trump đang thu hút sự chú ý của truyền thông dư luận, góp phần làm doanh thu và lợi nhuận ròng của Tesla, hãng xe điện lớn nhất Hoa Kỳ, trở nên tồi tệ hơn.
Chiều mồng Bốn tháng Bảy, công viên gần nhà tôi vắng hoe như sân ga bỏ hoang. Dăm ba tiếng pháo tay đì đùng lác đác từ dãy nhà xa vọng lại, vài đứa trẻ lân lê đá bóng cạnh bãi đậu xe. Dãy bàn gỗ khu lò nướng chỉ vài ba gia đình ngồi rải rác. Lần đầu tiên, Lễ Độc Lập không nghe tiếng bia leng keng ngoài ‘park’, không có nhạc xập xình, chẳng thơm phức mùi khói thịt nướng. Lá cờ Mỹ phất phơ trên chòi canh trông trơ trọi.
Luật ngân sách BBB sẽ còn làm chênh lệch giầu nghèo nghiêm trọng hơn. Từ trước đến nay chưa bao giờ có một đạo luật nào cắt giảm bảo hiểm y tế và các chương trình an sinh xã hội ở một mức quy mô và rộng lớn như vậy. Thực tế, BBB không phải là luật to lớn và đẹp vì chỉ thắng xít xao tại cả hai viện của Quốc Hội. BBB là một lỗi lầm nghiêm trọng và đáng xấu hổ. Đảng Cộng Hòa sẽ phải đối mặt với trách nhiệm của mình trong hai cuộc bầu cử sắp tới vào 2026 và 2028.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.