Hôm nay,  

Chuẩn Bị Mặt Trận Internet: Hacker Thăm Dò Đánh Trận

4/13/200800:00:00(View: 5976)

WASHINGTON -- Các nhà chức trách quân sự đang tìm cách thúc đẩy khả năng chiến đấu của mình hơn. Thay vì sử dụng chiến lược phòng thủ như trước đây, họ tìm cách cách phát triển thêm một số phương thức tấn công mạng lưới đối phương.

Tuy nhiên việc làm đầu tiên mà họ cần làm là lập ra một ranh giới nhất định để giới hạn sức tấn công đó.

Khi được hỏi thời điểm nào là thích hợp để tuyên chiến đối với hành động gây hấn trên mạng gâỳ nguy hiểm đối với quốc gia thì người đứng đầu cơ quan tư lệnh mạng thuộc lực lượng Không Quân là Trung Tướng "3 sao" Robert J. Elder Jr. đã trả lời rằng "Lực lượng quân sự không có mục đích sử dụng tất cả khả năng phản pháo của mình cho đến khi đối phương vượt qua giới hạn được xem là gây hấn chiến tranh."

Elder nói rằng biệp pháp đầu có thể là làm lệch đi hoặt triệt để một số thông tin đe dọa hệ thống quốc gia. Phương pháp này giống như biện pháp tiếp cận một tàu nước ngoài chuyên chở vũ khí trên hải phận quốc tế.

Elder cũng cho biết thêm trong tương lai lực lượng quân đội có thể dựa vào khả năng triệt phá và làm tê liệt các mục tiêu cao hơn như hệ thống liên lạc của đối phương, thay vì phải tìm đến các vũ khí thông thường như bom. Tuy nhiên một số điều lệ vẫn được áp dụng như đối với bất kỳ một cuộc chiến nào như việc chính thức tuyên bố chiến tranh.

Hiện nay, Hoa Kỳ đã sử dụng một số phương thức cơ bản qua mạng như làm nhiễu sóng các bộ phận định vị của địch và gây hoang mang tâm lý qua việc xáo trộn tin tức truyền đi trên mạng tấn công. Khả năng tấn công quân sự của họ quân đội đã được nâng cấp lên nhiều kể từ đó.

Lực Lượng Không Quân đang dự tính việc thành lập vào Tháng Mười này bộ tổng tư lệnh mạng (cyber command) để đối phó với một cuộc chiến trong tương lai không chỉ giới hạn trên mặt trận địa hình, trên không, và đại dương.

Các tay hacker len lỏi vào mạng có thể làm vô hiệu hoặc chậm lại các trang Web dân sự hay của chính phủ qua kiểu tấn công gọi là "denial of service." Dưới dạng này, những nhân vật có thẩm quyền không thể truy cập mạng vì máy nhận diện một lượng lưu thông lớn giả tạo và không cho phép thêm người truy cập. Một cách khác mà đối phương có thể gài đó là đột nhập vào các hệ thống tối ưu như hệ thống phát điện, hệ thống lọc dầu, và các cơ sở hạ tầng khác.

Trung Quốc là quốc gia hàng đầu đang bị đặt nhiều nghi vấn về các hoạt động tình nghi có liên quan đến sự thâm nhập này. Kể từ năm 2001, các tay hacker này đã vào các trang web của Mỹ, Nhật và các quốc gia Châu Âu để phá hoại hoặc nằm chờ thời để phát đi các tin tức gây rối loạn.

Lục lượng quân sự trong các cuộc tập trận đã phải ứng phó với những tình huống khi mạng lưới bị tấn công. Không những thế, những kỹ thuật truy tìm thủ phạm cũng đang được hình thành nhằm lùng ra các tay hacker đang ẩn náu. Chỉ có cách đó, Hoa Kỳ mới mong đứng vững trong một cuộc chiến trên mặt trận ảo…mà hoá thật.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong khu phố Capitol Hill của thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, các cảnh sát đã rút lui và cho phép những người biểu tình chiếm lấy một phần của thành phố, nơi được gọi là "Khu Tự Trị Đồi Capitol". Sở Cảnh Sát Seattle đã rời khỏi Khu Vực Đông vào Thứ Hai và đã đóng ván lên các cửa sổ và cửa ra vào. Kể từ đó, những người biểu tình đã rào chắn xung quanh khu vực và biến nó thành khu vực không có cảnh sát của riêng họ để biểu tình. Cảnh sát thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington cho biết họ đã nhận được nhiều báo cáo về các nhân viên an ninh có vũ trang và khả năng tống tiền trong một khu tự trị tự tuyên bố kéo dài một nhiều khúc đường và bao gồm một khu vực hiện đang đóng cửa.
Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi hôm Thứ Tư, 10 tháng 6 kêu gọi loại bỏ các bức tượng Liên Minh trong tòa nhà Quốc Hội sau khi có các cuộc gọi mới đòi loại bỏ chúng khỏi những nơi công cộng sau cái chết của George Floyd. Nhà lập pháp Dân Chủ California đã viết một lá thư cho Ủy Ban Hỗn Hợp về Thư Viện, nơi giám sát các bức tượng ở Quốc Hội Hoa Kỳ, kêu gọi loại bỏ các cổ vật này vì chúng tôn sùng kỷ nguyên nô lệ của nước Mỹ. "Hội trường của Quốc Hội là trung tâm của nền dân chủ của chúng ta. Những bức tượng trong Tòa Nhà Quốc Hội nên thể hiện lý tưởng cao nhất của chúng ta như là những người Mỹ, thể hiện chúng ta là ai và chúng ta mong mỏi trở thành một quốc gia," theo bà Pelosi nói trong thư. "Những tượng đài cho những người đàn ông ủng hộ sự tàn ác và man rợ để đạt được mục đích kỳ thị chủng tộc rõ ràng như vậy là một sự kỳ cục đối với những lý tưởng này. Những tượng của họ vinh danh sự thù hận, không phải di sản. Chúng cần phải bị loại bỏ.”
Một bức tượng của Christopher Columbus ở Virginia đã bị những người biểu tình xô ngã, sau đó họ đã đốt nó và ném nó xuống hồ, trong hành động mới nhất chống lại các di tích sau cái chết của George Floyd. Bức tượng, ở thành phố Richmond, đã bị lật đổ vào tối Thứ Ba, 9 tháng 6 năm 2020 chưa đầy hai giờ sau khi những người biểu tình tập trung tại Công Viên Byrdrd của thành phố đang hô vang để đưa nó xuống, theo các tường trình cho biết.
Joe Biden hy vọng sẽ là tổng thống của Đảng Dân Chủ đã thể hiện một giai điệu hợp nhất với những người thương tiếc trong bài phát biểu được chiếu qua video của ông tại tang lễ của George Floyd ở Houston hôm Thứ Ba, 9 tháng 6 kêu gọi bình đẳng chủng tộc và cải tổ cảnh sát trên toàn quốc. "Chúng ta không thể quay lưng. Chúng ta không được quay đi," ông Biden nói trong một video từ nhà của ông ở Delaware đến nhà thờ Fountain of Praise ở Houston. “Chúng ta không thể rời bỏ thời điểm này vì nghĩ rằng chúng ta có thể một lần nữa quay lưng lại với sự kỳ thị chủng tộc, mà làm đau đớn tâm hồn của chúng ta, từ sự lạm dụng có hệ thống vẫn còn làm khổ cuộc sống của người Mỹ,” ông nói tiếp.
Thống Đốc New York Andrew Cuomo đã chỉ trích Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 9 tháng 6 vì đã tweet về ý nghĩ không được hỗ trợ rằng một người biểu tình bị thương ở Buffalo, New York, có liên quan đến antifa. Đầu Thứ Ba Trump cho biết người đàn ông lớn tuổi đã bị cảnh sát đẩy xuống trong cuộc biểu tình chống cái chết của người đàn ông da đen không vũ trang George Floyd là một phần của nhóm. “Người biểu tình tại Buffalo bị cảnh sát xô ngã có thể là một kẻ khiêu khích ANTIA. Martin Gugino, 75 tuổi, bị đẩy đi sau khi xuất hiện để quét thông tin liên lạc của cảnh sát để bôi đen thiết bị,” Trump viết twitter. @OANN tôi đã xem, ông ấy té nặng hơn bị đẩy. Máy quét đang nhắm. Có thể là dàn dựng?
Các nhà lập pháp Dân Chủ Hoa Kỳ tại Quốc Hội đã đệ trình dự luật cải tổ cảnh sát Mỹ, theo sau nhiều tuần lễ biểu tình chống cảnh sát bạo hành và kỳ thị chủng tộc. Dự luật sẽ làm dễ dãi hơn cho biệc truy tố cảnh sát có hành vi sai trái, cấm làm nghẹt thở, và giải quyết vấn đề kỳ thị chủng tộc. Dự luật đến giữa lúc các nhà lập pháp Minneapolis cam kết dẹp bỏ lực lượng cảnh sát của thành phố này. Cái chết của George Floyd trong tay của cảnh sát da trắng đã tạo ra áp lực toàn quốc phải thay đổi. Tuy nhiên, không rõ là các nhà lập pháp Cộng Hòa, là những người kiểm soát Thượng Viện Hoa Kỳ, có sẽ ủng hộ dự luật được đề xuất có tên Justice in Policing Act of 2020 hay không.
Hàng ngàn người tiếc thương đeo khẩu trang và găng tay đã xếp hàng chờ đợi nhiều giờ bên ngoài một nhà thờ hiếm khi đông người tại Houston hôm Thứ Hai, 8 tháng 6 để bày tỏ lòng tôn kính tại lễ tưởng niệm sau cùng đối với George Floyd, một người đàn ông da đen vô danh mà cái chết đã làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình khắp thế giới chống lại việc kỳ thị chủng tộc bất công và bạo hành của cảnh sát. Vì đại dịch vi khuẩn corona, nhiều nhóm 15 người một lượt được phép vào bên trong Nhà Thờ Fountain of Praise Church để viếng thi hài của Floyd, đã đặt trong một quan tài màu vàng mà Floyd thích hay mấy chữ “Tôi không thể thở,” mà Floyd đã kêu lên khi Derek Chauvin, cảnh sát da trắng Minneapolis đè đầu gối lên cổ ông gần 9 phút.
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Đảng Viên Cộng Hòa Colin Powell hôm Chủ Nhật nói rằng Tổng Thống Donald Trump đã “rời xa” Hiến Pháp, thêm vào danh sách ngày càng tăng các cựu viên chức quân đội hàng đầu là những người chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của Tổng Thống đối với những người biểu tình trên toàn quốc chung quanh việc cảnh sát giết chết George Floyd, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật, 7 tháng 6. “Chúng ta có Hiến Pháp. Và chúng ta phải tuân theo Hiến Pháp đó. Và Tổng Thống đã rời xa nó,” Powell, vị đại tướng về hưu là người đã phục vụ dưới thời Tổng Thống George W. Bush, nói với Jake Tapper trong chương trình “State of the Union” của CNN.
Vào xế chiều Chủ Nhật, 7 tháng 6 năm 2020 đám đông người biểu tình tại Thủ Đô Washington đã tụ họp từ DuPont Circle tới đường 16th Street mà hiện có hàng chữ vĩ đại “Black Lives Matter” sơn dưới đường. Ở đó, những người biểu tình tham dự cùng nhau hô to khẩu hiệu, “Tôi không thể thở” – là những lời mà Floyd nói khi cảnh sát Minneapolis dè cổ ông ấy. Những người biểu tình tại Nam California, nhiều người trong số đó là gốc La Tinh, đã đi bộ từ thành phố Compton tới trụ sở của Sở Cảnh Sát Los Angeles. Một nhà tổ chức cho biết cuộc diễu hành trong trật tự và giữ khoảng cách xã hội.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã tuần hành tại Thủ Đô Washington và các thành phố khác của Hoa Kỳ vào Thứ Bảy, 6 tháng 6 để yêu cầu chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát, trong khi George Flold được tưởng niệm tại thành phố quê nhà của ông ở North Carolina bởi những người tới dự tưởng niệm chờ nhiều giờ để nhìn quan tài của ông, theo bản tin của AP cho biết hôm Thứ Bảy. Đeo khẩu trang và kêu gọi cảnh sát cải tổ, những người biểu tình hòa bình xuống đường khắp Hoa Kỳ và 4 châu lục khác, tạo ra cuộc vận động lớn nhất trong một ngày kể từ khi Floyd chết 12 ngày trước trong tay của cảnh sát Minneapolis.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.