Hôm nay,  

Hương Vị Bạc Liêu

3/10/200800:00:00(View: 6625)

Bạn,

Theo báo Cần Thơ, tại miền Tây Nam phần, Bạc Liêu là một trong những đô thị giữ nhiều nét cổ.  Đặc biệt là khu  Tây được xây dựng từ trước 1945  với kiến trúc riêng của những năm đầu thế kỷ 20, hài hòa với những dòng sông rạch ở địa phương này.  Báo Cần Thơ  đã ghi nhận về những đặc điểm  nhân văn của Bạc Liêu như sau.

 Trước năm 1945, Bạc Liêu có nhiều đại điền chủ, trong đó có Trần Trinh Huy, còn gọi là "Hắc công tử" đã thành danh "Công tử Bạc Liêu" ăn chơi khét tiếng với nhiều giai thoại lý thú, lạ đời còn lưu truyền cho tới hôm nay.Nhà công tử Bạc Liêu  nay đã được sửa chữa thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Phòng của công tử Bạc Liêu có một ban công rộng. Từ đó có thể nhìn thấu qua sông Bạc Liêu, nơi xưa kia cá chốt nổi đầy râu. Phía sau khách sạn là một khu vườn khá rộng với nhà hàng và các "chòi" cà phê nho nhỏ, yên tĩnh trong không gian thoáng đãng.

Mảnh đất Bạc Liêu được khai phá từ đầu thế kỷ 18, từ xa xưa, người dân đã trồng nhãn da bò trái nhỏ, vỏ vàng, mỏng, cùi dày, mọng nước, vỏ mỏng, ngọt mát, hương vị đậm đà. Sau muối, nhãn da bò là đặc sản nổi tiếng của Bạc Liêu, tập trung ở Giồng Nhãn. Giồng Nhãn là một giồng cát được hình thành từ bờ biển cổ, dài 10 cây số, rộng khoảng 230 hécta nằm trên hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thị xã Bạc Liêu và cách trung tâm thị xã khoảng 8 cây số.

Lâu nay, Nhà Mát- Giồng Nhãn là điểm du lịch cho người địa phương và du khách. Nhà Mát là nơi nghỉ ngơi của những  quan chức người Pháp tại đây trong thời Pháp thuộc.

Lẫn trong bóng mát um tùm của những cây nhãn cổ thụ hàng trăm tuổi, gốc xù xì, uốn éo, là những mái lá, mái bạt nhựa nối liền nhau, che phủ những chiếc bàn gỗ, bàn inox cùng những chiếc ghế và nhiều, rất nhiều những chiếc võng buộc chặt vào hai thân nhãn, sẵn sàng phục vụ du khách. Ngoài việc thưởng thức vị ngọt nước dừa, khách tới đây ai cũng khoái khẩu với những chiếc bánh xèo vàng ươm, giòn rụm. Bánh xèo Giồng Nhãn nổi lên vài "thương hiệu" như A Mật, Yến Nghi, đổ rất khéo, cắn miếng nào, chỗ nào cũng nghe tiếng vỏ bánh bể giòn trong răng. Tép xứ này có vị ngọt mặn của muối Ba Thắc nổi tiếng nên làm ngất ngây vị giác. Rau sống trồng trên đất giồng hiếm nước nên giòn thơm.

Bạn,

Cũng theo báo Cần Thơ, có hai câu ca dao nổi tiếng nói về vùng Bạc Liêu được nhiều người thuộc nằm lòng, đó là: "Bạc Liêu là xứ quê mùa. Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu". Theo truyền thuyết, người Tiều từ Triều Châu, Quảng Đông, Trung Hoa đã vượt biển tới đây dựng làng mở ấp, lập nghiệp bằng nghề hạ bạc. Họ gọi quê mới theo tiếng Tiều của mình là Pò Léo, nghĩa là chài lưới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.