Hôm nay,  

Bữa Cỗ Làng Quê

06/06/201200:00:00(Xem: 10885)
Bạn thân,
Có những phong tục đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong đó, là chuyện “ăn uống, cỗ bàn” tại nhiều địa phương làng quê.

Nhà văn Đào Ngọc Oanh trong bài viết trên báo Nhân Dân nêu rõ trên tựa đề là “Méo mặt lo đám xứ làng quê.”

Cần phảỉ ghi chú rằng, miền bắc gọi “ăn cỗ,” miền nam gọi là “ăn tiệc,” hay còn kiểu nói là “tiệc tùng” trong cách điệp âm để thấy đó là gần như lời than.

Chuyện xảy ra ở Thái Bình, tiệc tùng nhiều vô số kể, làm người dân hao tài tốn của vì cứ phải đi ăn tiệc hoài. Trong khi ăn tiệc ở miền nam, thường là đi xuông, thì phía bắc lại có màn phaỉ cầm theo phong bì, thế là lại thêm gánh nặng.

Bài báo Nhân Dân kể, trích:

“...ở làng quê bây giờ có việc gì người ta cũng tổ chức ăn cỗ. Từ ăn cỗ đám mừng thọ đến cỗ đám giỗ, đám tang, đám xây cất mồ mả, đám cưới, đám dựng nhà (tân gia), đám liên hoan con đỗ đại học.v.v.

Một đám mừng thọ gia chủ làm khoảng 40 đến 50 mâm cỗ mời bà con, anh em, họ hàng. Sau khi tổ chức ăn uống xong thì mới đến việc chúc thọ. Bà con đến chúc mừng và tặng quà. Người ta mừng bức trướng, bánh kẹo nhưng nhanh và nhiều nhất là mừng …phong bì. Từ mấy chục đến cả trăm, phong bì ở quê giờ cũng làm méo mặt biết bao người không như trước kia người đi giỗ chỉ mang hương, hoa, rượu, quả đến thắp hương. Đám giỗ không chỉ mời anh em, bà con láng giềng mà còn thêm bạn bè của con, của cháu đông vui nhộn nhịp với gần 20 mâm cỗ...


Trong các đám ở quê có lẽ tốn kém nhất là đám cưới và đám tang. Nhà có đám phải tổ chức ăn uống trong ít nhất hai ngày. Theo người dân ở quê thì: Lệ làng phải thế! Nếu đám cưới nhà nào thuê nấu cỗ và không có người đến giúp thì sẽ mất vui và người làng chê trách...”

Chê trách? Làm đám mà không nấu cỗ hai ngày thì bị chê trách? Thế là mạt vận rồi. Bài báo cho biết trung bình người dân làng quê Thái Bình ăn tiệc nhiều tới thê thảm, tới nổi nhiều người phải bỏ xứ mà đi:

“Cô Thanh, người phụ nữ sống độc thân trong làng cho biết: “Chắc sắp tới cô phải lên Hà Nội kiếm việc làm, chứ ở quê trông chờ vào cây lúa, mớ rau mà đi đám xứ suốt thì không đủ ăn”. Cô kể có khi một tuần cô đi dự hai, ba đám liền. Ông bà hàng xóm nhà cô con cái gửi tiền về dưỡng già nhưng do đi đám nhiều nên giờ không có đủ tiền lo thuốc thang.”

Thế thì, ăn cỗ cũng là tra tấn vậy. Lẽ ra các quan xã phải cấm chứ, quê đã nghèo mà sao lại làm thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trẻ em Việt Nam vẫn chưa được dạy những kỹ năng cần thiết khi đối mặt cuộc đời. Có lẽ chính phủ không bận tâm về những trường hợp trẻ em chết yểu, nếu con em của các lãnh đạo Hà Nội vẫn còn được bảo vệ an toàn giữa các dinh thự lớn. Một trong những hiện tượng nổi bật là chết đuối 6.000 trẻ em hàng năm,
Đã là người, ai cũng thích đẹp. Do vậy, nhan sắc là một mục tiêu rất nhiều người chạy theo để tìm kiếm.
Những nơi nào đẹp nhất tại quê nhà đều trở thành nơi để quan chức giành giựt, khai thác cho các “dự án”... Đó là lý do dân bị mất đất, bị đẩy ra khỏi những nơi họ đang sống bình yên để nhường laị những khoảng đất đó cho dự án phát triển kinh tế nào đó...
Việt Nam đang gặp những nan đề nào của giáo dục? Tại sao hễ ai có quyền lực, có tiền bạc là đều đưa con mình sang nước khác học?
Cuộc đời này vốn đầy những bí ẩn. Có phải oan hồn khó siêu thoát hay không? Có phải người chết oan thường lẩn quẩn, bày tỏ hết mọi nhân quả rồi mới chịu đi? Hay là oan hồn cần các lễ cầu siêu để làm nhẹ gánh trần gian mới đi nổi.
Như thế, ít nhất cũng có một điểm để nhà nước Việt Nam tự hào: văn bằng Việt Nam xịn hơn văn bằng nước Úc.
Học trò là tuổi mới lớn, tất nhiên là ưa quậy. Nhưng quậy thì mức độ vô hạn, có khi cười xong là quên, có khi hại tới vô lường...
Xã hội đang thay đổi nhanh chóng, với những tác động gay gắt, không chỉ cho thế hệ chúng ta, mà cả cho các thế hệ tương lai.
Không chỉ là phố cổ, Hội An vẫn có nhiều di sản văn hóa – có thể gọi là mang cả bề dầy lịch sử.
Một trong những niềm vui lớn nhất đời là giỏi ngoại ngữ. Ngay cả khi mình sẽ không hy vọng đi ra nước ngoài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.