Hôm nay,  

Nhập Viện Tâm Thần

8/16/201200:00:00(View: 13013)
Bạn thân,
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.

Thời trước, nổi tiếng nhất ở Miền Nam là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói thế, nghĩa là bệnh tới mức nguy ngập, phải đưa vào nhập viện. Bởi vì trường hợp nhẹ, thường các gia đình đều giữ người thân ở nhà, vì không nỡ đưa con vào sống quản chế tập thế, dù là dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tại sao thời trước ít nghe chuyện bệnh như thế? Có phải xã hội lúc đó ít vấn đề hơn? Thực tế, lúc đó là chiến tranh, lẽ ra phải căng thẳng thần kinh nhiều hơn chứ?

Bây giờ, bản tin báo Kiến Thức (tức thông tấn Bee) cho biết rằng nhiều du học sinh nhập viện tâm thần, hơn là so với tỷ lệ người thường. Thế mới lạ.

Bản tin này cho biết:

“Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?(...)

...BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).”

Chuyện rất lạ. Lẽ ra, hoàn cảnh du học sinh thường là giai cấp thượng lưu, ít những căng thẳng về đời sống hơn người thường.

Có lẽ nên đề nghị các du học sinh cần phải tập thiền thường xuyên để tránh những căng thẳng về tâm thần. Không còn cách nào khác. Bởi vì, nếu ỷ vào bác sĩ và thuốc uống, các áp lực tâm lý không thể nào giải quyết xong tận gốc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lời năn nỉ có được nghe chăng? Vì nếu cán bộ bám ghế mãi, thế hệ hậu sinh dù có học cao, năng lực giỏi, cũng sẽ thất nghiệp mãi thôi...
Chính xác, dòng chữ trên là tưạ đề một bản tin ở báo Người Đưa Tin hôm 23-9-2014.
Có gián điệp Mỹ gài vào nhà nước Việt Nam? Hay gián điệp Tàu? Hay chỉ đơn giản là khi cán bộ muốn quậy, nên cứ bày đủ thứ trò cười cho toàn dân dậy sóng?
Đó có phải là nền văn minh Hà Nội, đặc chất Hà Nội, khi cán bộ nhân viên hét vào mặt khách hàng: Anh đừng sủa nữa?
Trong khi nhiều người Việt cứ mãi chỉ trích, mà chẳng cần biết đúng sai, rằng đa số dân Mỹ sống bê tha, hư hỏng...
Có phải cuôn phim về Tướng Võ Nguyên Giáp bị ế vì dân chúng không ưa cái gọi là chủ nghĩa xã hội?
Sẽ tới một lúc, ruộng đồng bị bỏ hoang vì nông dân rủ nhau lên thành phố tìm việc. Có phaỉ lỗi nông dân, hay lỗi ở chính sách nhà nước đã làm cho nông dân hết cách sống sót?
Trong khi đó, Infonet kể chuyện 72 tỷ đồng VN, tức 3,4 triệu USD, bị thất thoát vì các quan quận Từ Liêm.
Thợ thuyền lúc nào cũng gian nan. Cũng là vận mệnh chung của toàn dân, dĩ nhiên trừ các quan chức: sống được luôn luôn là khó.
Làm quan thời nhà nước CSVN hẳn là sướng hơn, giàu hơn thời phong kiến vua chúa nhiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.