Hôm nay,  

Nhập Viện Tâm Thần

16/08/201200:00:00(Xem: 13079)
Bạn thân,
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.

Thời trước, nổi tiếng nhất ở Miền Nam là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói thế, nghĩa là bệnh tới mức nguy ngập, phải đưa vào nhập viện. Bởi vì trường hợp nhẹ, thường các gia đình đều giữ người thân ở nhà, vì không nỡ đưa con vào sống quản chế tập thế, dù là dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tại sao thời trước ít nghe chuyện bệnh như thế? Có phải xã hội lúc đó ít vấn đề hơn? Thực tế, lúc đó là chiến tranh, lẽ ra phải căng thẳng thần kinh nhiều hơn chứ?

Bây giờ, bản tin báo Kiến Thức (tức thông tấn Bee) cho biết rằng nhiều du học sinh nhập viện tâm thần, hơn là so với tỷ lệ người thường. Thế mới lạ.

Bản tin này cho biết:

“Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?(...)

...BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).”

Chuyện rất lạ. Lẽ ra, hoàn cảnh du học sinh thường là giai cấp thượng lưu, ít những căng thẳng về đời sống hơn người thường.

Có lẽ nên đề nghị các du học sinh cần phải tập thiền thường xuyên để tránh những căng thẳng về tâm thần. Không còn cách nào khác. Bởi vì, nếu ỷ vào bác sĩ và thuốc uống, các áp lực tâm lý không thể nào giải quyết xong tận gốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu chuyện hơi lạ: lãnh tụ Tập Cận Bình tuyên bố như thế. Rằng người Trung Quốc không có gen xâm lược.
Xin mời các bạn rủ nhau ra phố biểu tình vào Chủ Nhật 18-5-2014 để tăng áp lực đẩy giàn khoan Trung Quốc phải lùi ra khỏi biển Việt Nam.
Báo Nhân Dân vừa mới bàn về vai trò văn hóa. Tất nhiên, vai trò văn hóa lúc nào cũng quan trọng.
Không dễ gì đứng giữa tâm bão. Cả nước mình đang sôi sục vì tình hình giàn khoan nóng bỏng từng ngày.
Bị Trung Quốc ức hiếp, chiếm đóng, hăm he đồng hóa là chuyện muôn đời của Việt Nam.
Tiếng Việt có chữ “Thầy chạy...” là để chỉ cho hoàn cảnh ai cũng phải lắc đầu, hết nước nói,
Họ là đại gia, họ ăn chay, họ xây chùa... Hiếm là như thế, vì trên nguyên tắc, có tiền mua tiên cũng được.
Tất cả các chùa tại Sài Gòn đều đang khai kinh, mở khóa tu, thực hiện nhiều nghi lễ mừng Đại Lễ Phật Đản.
Đời ca thì tài tử, nhưng đốt tiền rất là điệu nghệ... Đó là chuyện của Festival Đờn ca tài tử ở tỉnh Bạc Liêu.
Nhiều đại học treo thưởng cả trăm triệu đông vẫn không tìm được Tiến sĩ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.