Hôm nay,  

Nhập Viện Tâm Thần

16/08/201200:00:00(Xem: 12913)
Bạn thân,
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.

Thời trước, nổi tiếng nhất ở Miền Nam là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói thế, nghĩa là bệnh tới mức nguy ngập, phải đưa vào nhập viện. Bởi vì trường hợp nhẹ, thường các gia đình đều giữ người thân ở nhà, vì không nỡ đưa con vào sống quản chế tập thế, dù là dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tại sao thời trước ít nghe chuyện bệnh như thế? Có phải xã hội lúc đó ít vấn đề hơn? Thực tế, lúc đó là chiến tranh, lẽ ra phải căng thẳng thần kinh nhiều hơn chứ?

Bây giờ, bản tin báo Kiến Thức (tức thông tấn Bee) cho biết rằng nhiều du học sinh nhập viện tâm thần, hơn là so với tỷ lệ người thường. Thế mới lạ.

Bản tin này cho biết:

“Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?(...)

...BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).”

Chuyện rất lạ. Lẽ ra, hoàn cảnh du học sinh thường là giai cấp thượng lưu, ít những căng thẳng về đời sống hơn người thường.

Có lẽ nên đề nghị các du học sinh cần phải tập thiền thường xuyên để tránh những căng thẳng về tâm thần. Không còn cách nào khác. Bởi vì, nếu ỷ vào bác sĩ và thuốc uống, các áp lực tâm lý không thể nào giải quyết xong tận gốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn đã từng sống ở Sài Gòn thì biết rồi. Nét đẹp Sài Gòn là cái gì trừu tượng, thường chỉ cảm mà có khi nói không ra được, thường hít thở nét đẹp này như không khí vào phổi nhưng để giải thích lại không tìm được lời. Tuy nhiên, nét đẹp của vùng Chợ Lớn lại là cái gì đơn giản hơn, thấy được, nghe được, sờ được, nếu được.
Có những câu chuyện nghe như trên Sao Hỏa. Nghĩa là rất khó tin, vậy mà vẫn xảy ra. Và khi đã xảy ra, là phải đặt vấn đề. Và khi xảy ra hoài, là tất có chuyện không ổn.
Khi bạn có thì giờ, những nơi nào bạn sẽ tới thăm?
Nhậu là truyền thống của đàn ông Miền Tây. Khi mùa cá, tôm đầy đồng, khi mùa gặt đã kết thúc... khó ai cầm lòng đặng khi bạn hữu được cơ hội tụ tập để cùng nâng ly.
Dân Sài Gòn hồi xưa ưa mắng nhau là đồ dịch vật... hàm ý rằng người bị mắng là dân tệ hại lắm, thế nào tới lúc trời đất tru diệt bằng cách đưa ra một trận dịch để vật ngã đương sự. Tất nhiên chỉ là một cách nói thôi.
Phá đi thì dễ, nhưng xây dựng thì khó. Ai cũng biết như thế.
Chuyện nhờ người phiên dịch là thường, rất là bình thường. Vì dở ngoại ngữ là bình thường. Vấn đề là, dở thì cần khiêm tốn học, để vượt qua rào cản ngoại ngữ. Nhưng không nên để gây các tai hại lẽ ra không nên có.
Sài Gòn tuy không là thủ đô, nhưng thực tế vẫn là thành phố lớn nhất VN, là thủ đô kinh tế của VN, và riêng về ẩm thực có lẽ không nơi nào có nhiều bếp trưởng tuyệt vời như Sài Gòn.
Những người bị kỳ thị nhất tại VN hiện nay chính là người đồng tính luyến ái, dù đồng tính nam hay nữ. Bất kể rằng xã hôi đã cởi mở hơn so với thời ông bà mình, người đồng tính bây giờ vẫn bị kỳ thị từ làng xóm, cho tới nơi sở làm.
Có những chuyện không hình dung nổi... và các tai hại này luôn luôn xảy ra cho dân nghèo. Có lẽ, hiếm khi nghe chuyện nhà giàu gặp nạn. Thí dụ, như bị bác sĩ cắt nhầm 2 quả thận.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.