Hôm nay,  

Nhập Viện Tâm Thần

16/08/201200:00:00(Xem: 13020)
Bạn thân,
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.

Thời trước, nổi tiếng nhất ở Miền Nam là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói thế, nghĩa là bệnh tới mức nguy ngập, phải đưa vào nhập viện. Bởi vì trường hợp nhẹ, thường các gia đình đều giữ người thân ở nhà, vì không nỡ đưa con vào sống quản chế tập thế, dù là dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tại sao thời trước ít nghe chuyện bệnh như thế? Có phải xã hội lúc đó ít vấn đề hơn? Thực tế, lúc đó là chiến tranh, lẽ ra phải căng thẳng thần kinh nhiều hơn chứ?

Bây giờ, bản tin báo Kiến Thức (tức thông tấn Bee) cho biết rằng nhiều du học sinh nhập viện tâm thần, hơn là so với tỷ lệ người thường. Thế mới lạ.

Bản tin này cho biết:

“Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?(...)

...BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).”

Chuyện rất lạ. Lẽ ra, hoàn cảnh du học sinh thường là giai cấp thượng lưu, ít những căng thẳng về đời sống hơn người thường.

Có lẽ nên đề nghị các du học sinh cần phải tập thiền thường xuyên để tránh những căng thẳng về tâm thần. Không còn cách nào khác. Bởi vì, nếu ỷ vào bác sĩ và thuốc uống, các áp lực tâm lý không thể nào giải quyết xong tận gốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn, Theo báo Sài Gòn, sau Tết, tại Sài Gòn, Hà Nội, các sinh viên từ các tỉnh về học, đã phải lao đao vì giá phòng trọ tăng.
Bạn, Theo báo Sài Gòn, trong tháng 1/2012 vưà qua, tại "Lễ hội Trái cây" miền Nam diễn ra tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (TPSG) rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã sửng sốt,
Theo báo Sài Gòn, đến hẹn lại lên, tàu xe từ các tỉnh miền Trung vào Nam (đặc biệt là vào Sài Gòn) sau tết bao giờ cũng nóng bỏng
Không biết tự bao giờ, dân gian vẫn cho rằng sinh con trai năm Thìn là cực tốt
Bạn, Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, tại VN, nhiều ngư dân trong khi lênh đênh mưu sinh giữa trùng khơi giông gió,ngư dân đã thoát chết nhờ cá ông linh thiêng cứu nạn. Báo Thanh Niên ghi nhận về sự tương quan thiêng liêng giữa ngư dân và cá ông qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Tây Nguyên, người sắc tộc Ê đê có phong tục "Cúng bến nước"
Theo báo Tuổi Trẻ, hiện nay, trên địa bàn TPSG, các bãi xe của bến xe Miền Đông bắt đầu "cháy chỗ"
Bạn, Theo báo Sài Gòn, trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012, tại Sài Gòn, nhiều giáo viên chỉ được thưởng Tết khoảng 50-60 đô, với số tiền quá ít ỏi giưã lúc giá cả leo thang, nhất vào dịp Tết, khiến nhiều gia đình giáo viên đón Tết phải gói ghém mọi khoản chi tiêu trong bữa chợ Tết
Bạn, Trong dịp Tết năm nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có nhiều công nhân vì hoàn cảnh khó khăn, không đủ tiền để về quê vào những ngày cuối năm.
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, trong khi nhà nhà đang nô nức chuẩn bị đón năm mới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.