Hôm nay,  

Thuê Đất Ta Trồng Lúa Tàu

2/20/201300:00:00(View: 5568)
Bạn thân,
Đó là chuyện rất lạ, khi một người xứ lạ vào VN, tự xưng là Tiến Sĩ Nông Nghiệp Tứ Xuyên, thuê dân mình trồng lúa lạ.

Báo Dân Việt kể rằng chuyện đã xảy ra liên tục 2 tháng nay, mỗi ngày, người đàn ông Trung Quốc đến cánh đồng ở ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, Long An để miệt mài chăm sóc những đám “lúa lạ”...

Báo Dân Việt kể:

"Khoảng 2 tháng nay, người dân ấp 1, xã Hòa Phú khá quen thuộc với hình ảnh người đàn ông Trung Quốc xắn quần lội ruộng chăm sóc lúa tại địa bàn ấp này. Người đàn ông nói được vài từ tiếng Việt, xưng tên là Quang, còn người phiên dịch của ông thì gọi là Lji Wen. Ông Wen nhờ một người tên Trần Minh Nhu đứng tên thuê đất để ông trồng lúa.

Ông Nguyễn Văn Bền (72 tuổi, ngụ ấp 1) kể: “Tôi có 1ha đất, cho ông Lji Wen thuê với giá 30 triệu đồng/ha/vụ. Với giá cho thuê kiểu này, gia đình tôi không cần làm lúa, lợi nhuận vẫn gấp đôi, dư sức mua sắm tết”. Kề nhà ông Bền, bà Nguyễn Thị Thật cũng cho ông Lji Wen thuê 0,4ha để trồng lúa.

Theo “hợp đồng” (ký tay), ông Trần Minh Nhu làm đại diện cho ông Lji Wen thuê đất của các hộ dân kể từ ngày 16.12.2012 đến ngày 16.4.2013, và tiến hành xuống giống ngay sau khi ký hợp đồng. Một người làm công cho ông Lji Wen kể, ông Wen yêu cầu chỉ gieo 56kg giống gồm 2 loại khác nhau cho mỗi ha đất (hiện tại, nông dân vùng này gieo khoảng 120kg giống/ha).

Khi mạ lớn, ôn Wen thuê người cấy hàng, cứ 2 hàng “lúa cha” xen 12 hàng “lúa mẹ”. Khi lúa trổ bông thì ông Wen và các nhân công dùng cây sào, gạt cho phấn hoa từ “lúa cha” bay sang thụ phấn cùng “lúa mẹ”. “Ông Wen chi tiền rất sộp, cứ 2 tuần lại rải phân, phun thuốc, trả tiền công gấp đôi so với giá nhân công tại đây” - ông Hai Tùng -người phun thuốc thuê cho biết...

Theo ông Trương Quốc Ánh - người xưng là cán bộ Phòng Công nghệ sinh học thuộc Viện Nông nghiệp Miền Nam (Bộ NNPTNT), ông Wen là tiến sĩ nông nghiệp của Trường Đại học Tứ Xuyên, sang Việt Nam thực hiện Dự án Nghiên cứu hợp tác phát triển sản xuất lúa lai cho miền Bắc (đã làm nhiều vụ ở miền Bắc). Do miền Bắc lạnh nên không sản xuất giống vụ đông xuân được nên mới hợp tác với Phòng Công nghệ sinh học làm thử nghiệm sản xuất giống lúa lai đầu tiên ở miền Nam..."

Trong khi đó, báo Thanh Niên có bản tin về tình hình kiểm tra vụ “người Trung Quốc thuê đất trồng lúa” hôm 19/02/2013.

Bản tin TN viết:

"...TTXVN dẫn lời ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, nói vào chiều 18.2 rằng thông tin việc người Trung Quốc thuê đất ruộng của nông dân ở xã Hòa Phú (Châu Thành, Long An) là chưa chính xác. Theo ông Đức, kết quả điều tra xác minh ban đầu của các ngành chức năng cho thấy ông Trần Minh Nhu, thường trú tại tỉnh Long An - cán bộ kỹ thuật thuộc Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam - đã đứng ra thuê đất trồng lúa tại xã Hòa Phú, đồng thời thuê một nhân viên người Trung Quốc làm chuyên gia kỹ thuật trong quá trình canh tác. Mặt khác, ông Đức cho biết Sở đang “khẩn trương thanh tra để trả lời dư luận”..."

Nguy hiểm chỗ nào? Nguy hiểm là ông Tiến sĩ lạ vào VN đã thuê được ông cán bộ kỹ thuật Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam Trần Minh Nhu.

Chúng ta không biết chính xác lúa lạ này có thực sự là lúa hay là gì... nhưng khi một ông Bắc Kinh hay Tứ Xuyên vào VN tung tiền thuê được cán bộ nông nghiệp VN, điều này có vi phạm đaọ đức cán bộ không? Bởi vì như thế, có nghĩa là nhiều tiền hơn, sẽ thuê được cả các quan Huyện Ủy, Tỉnh Ủy, và cao hơn.

Có trời mới biết họ sẽ bí mật thuê các quan chính trị bộ ra sao, để sẽ trồng thứ lúa lạ nào vào ngay trong Hội Trường Ba Đình.

Reader's Comment
2/20/201318:07:46
Guest
để đám tầu chó mang mấy hột cỏ dại cây độc vào vựa lúa trù phú của miền Nam mà gieo mà trồng để gieo rắc cây độc cỏ dại vào đất miền Nam là người Việt miền Nam sẽ chịu đủ mọi tai ương từ cây cỏ dại cây độc mà bọn tàu phù cấy trồng vào trong mảnh đất màu mỡ miền sông Cửu Long, vựa lúa nồi cơm của toàn nước Việt Nam chúng ta. Nếu đám chăn trâu thất học Việt Cộng Bắc kỳ răng hô mỏ nhọn chuyên ăn cá rô cây với đám Việt Cộng miền Nam, a dua nịnh bợ ngu dốt không ngăn chặn kịp thời thì sau này hậu quả sẽ không lường được.
Nên nhớ bọn tầu chó độc ác hung tàn thâm hiểm phương Bắc là kẻ thù không đội trời chung của nước Việt Nam chúng ta và là kẻ thù truyền kiếp của người Việt ta từ bao nhiêu ngàn năm nay.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nền giáo dục Việt Nam có những gì đáng quan ngại? Hình như là đáng ngại nhiều lắm. Rất là đáng ngại.
Bước vào sân trường đại học là ước mơ của mọi người... bất kể bạn là người Việt, hay là Tây, Tàu, Mỹ, Nhật. Bởi vì sân trường đaị học luôn luôn là nơi những trí tuệ được khai sinh, các khám phá được khuyến khích, và tinh thần cầu học được nâng đỡ.
Hãy hình dung rằng, bạn bước vào một ngôi chùa cần phải mua vé để vào... Hãy hình dung rằng tất cả các chùa tại Việt Nam sẽ nhận lệnh từ nhà nước Việt Nam để bước theo gương đàn anh Thiếu Lâm Tự là phải mua vé mới được vào chùa xem tượng Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma và tượng các vị La Hán ngồi thiền.
Mỗi lần đọc về Nhân Văn Giai Phẩm là lại bùi ngùi. Ai biết được nỗi đau của các văn nghệ sĩ, khi nỗ lực cầm bút tự do sao mà khó vậy.
Nếu bạn có về thăm quê nhà, xin mời bạn tới thăm vùng Núi Thị Vải ở Vũng Tàu, cánh rừng một thời hoang phế nhưng nay đã trở thành một rừng Thiền của chư Tăng, nơi các vị sư dựng lên những cái cốc nhỏ, dựng mái che mưa nắng, đặt một lu hứng nước mưa để uống...
Gần đây, có nhiều tin cho biết loài hoa ưu đàm đã mọc ở nhiều nơi tại Việt Nam. Có thực loài hoa trong Kinh Phật đã mọc tại Việt Nam hay không? Bởi vì theo truyền thuyết từ Kinh Phật, hoa ưu đàm chỉ mọc mỗi 3.000 năm một lần.
Chúng ta có một con số rất lạ: trong khi thế giới liên tục tăng lượng người sử dụng Internet, số lượng người Việt trong 6 tháng qua từ bỏ Internet.
Ca dao của ông bà mình hồi xưa có nói: Thương ai thương cả đường đi, Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng.
Học là chuyện mệt nhọc, không đam mê sẽ không miệt mài với chữ nghĩa được.
Tín ngưỡng dân gian là những gì lạ lùng, nó ăn sâu vào máu mình tự nhiên. Nơi đó là một tập thể, một sắc dân, một dân tộc... khi chia sẻ tín ngưỡng này đã tự hình thành một căn cước tập thể: chung một mái nhà tín ngưỡng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.