Hôm nay,  

Vong Rắn Thần Nhập?

3/19/201300:00:00(View: 7414)
Thời xưa thật xưa, cụ Khổng Tử nói rằng đối với chuyện quỷ thần thì nên cung kính mà tránh xa, gọi là kính nhi viễn chi. Không phải vì cụ Khổng bài bác gì ai (thời hơn hai ngàn năm trước, khi đó chuyện thần thánh vẫn còn gần với con người lắm, có lẽ), nhưng vì cụ muốn cho xã hội hòa hài, vì nếu chuyên tâm vào chuyện tâm linh, xã hội cơ nguy hỗn loạn.

Thí dụ, cả ngàn năm sau cụ, những chuyện thánh chiến xảy ra liên tục. Khi các quốc gia Thiên Chúa Giáo Châu Âu phất cờ chinh phạt các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông và Cận Đông. Hay ngược lại.

Do vậy, “chuyện quỷ thần” cứ để trong tâm là tốt.

Tuy nhiên, đôi khi có những chuyện bất ngờ, gọi là thần nhập... thì là ra ngoài mong đợi của người trần gian.

Những kỳ bí này vừa khó giảỉ thích, vừa không khéo là sẽ hoang mang.

Bản tin trên web Chùa Phúc Lâm đăng bản tin từ báo Kiến Thức, nêu về chuyện “Vụ "vong rắn thần" nhập: Chưa thể lý giải thì không nên bác bỏ.”

Chuyện kỳ bí này không chỉ xảy ra cho một người, mà đã nhập tới 9 người trong vòng vài giờ đồng hồ.

Bản tin trích:

“..."Con rắn cũng như tất cả con vật khác đều có linh hồn như con người. Do vậy, câu chuyện rắn thần nhập vào người ở Vạn Phúc là hoàn toàn có cơ sở để tin", Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác.

9 người bị "nhập" trong ngày 9/3

Ngay sau buổi lễ dâng đôi bê cúng "thần xà" diễn ra, ông Đỗ Xuân Thủy, Trưởng ban Ban Quản lý tôn tạo di tích phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội tỏ ra vui mừng lắm. Ông bảo, buổi lễ đã diễn ra tốt đẹp. Ông cũng xác nhận: Vài ngày trước khi diễn ra buổi lễ, tình hình ở địa phương đã yên ắng trở lại, không có thêm người bị "thần xà nhập", ngoại trừ việc một nhánh rễ cây đa trong miếu - được cho là nơi trú ngụ của "thần xà" tự dưng rung bần bật vào tối 27 tháng Giêng (tức ngày 8/3 dương lịch), một sự kiện "rất lạ lùng".

Thế nhưng, khi dòng người từ các nơi ùn ùn đổ về miếu Vạn Phúc vào buổi chiều ngày 28/2 (Âm lịch), màn lễ bái của dân chúng vẫn đang tiếp tục thì tin tức cũng liên tục dội về Ban Quản lý. Theo đó, từ khoảng 11 giờ trưa đến 17 giờ chiều, cả thảy có tới 9 người bị "nhập", trong đó có cả nam giới. "Hầu hết đều là người ở nơi khác, duy nhất có trường hợp chị Triệu Ngọc Ánh là người ở làng bị nhập lần hai", ông Thủy cho biết. Cũng cần nhắc lại rằng, chị Ánh là người đầu tiên bị "thần xà nhập" vào tối hôm rằm tháng Giêng.

Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của hàng trăm người tham gia lễ hội. Theo mô tả của ông Thủy thì có người cứ lao đến... đập đầu vào gốc cây đa, có người lại trèo tót lên cây. Nhiều người trong số đó đã phải đưa đi bệnh viện, "nhưng sau khi ra viện, họ lại đến miếu và tiếp tục... lao đầu vào gốc cây", giọng ông Thủy ra chiều ngạc nhiên.

Người dân Vạn Phúc thêm một lần nữa xôn xao. Có người tỏ ra bán tín bán nghi. Thế nhưng, chuyện diễn ra trước hàng chục người càng đẩy sự ly kỳ, huyền bí lên cao, họ càng tin vào sự linh ứng của "thần xà"...”

Chuyện rất lạ vậy. Xin theo cụ Khổng, kính nhi viễn chi vậy.

Reader's Comment
3/19/201323:00:31
Guest
Nhậu rắn thì tốt nhất!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiêng nể thần thánh, bất kể là cũng từng có những chuyện cổ chọc quê thánh thần, thí dụ như chuyện con cóc là cậu ông trời. Ông bà mình ưa nói câu "có kiêng, có lành" là thế, vì hơi đâu mà chọc quê thần thánh, rủi "cõi trên" nổi giận thì rách việc.
Phá rừng như dường là chuyện muôn đời dễ kiếm tiền của các quan chức kiểm lâm và địa phương. Vấn đề khó không phải là phá rừng, mà khó chỉ là làm sao cứu rừng. Nghĩa là các quan chư!c không lạm dụng quyền lực, đồng thời cần có cơ chế giám sát. Còn không, thì phaỉ dạy cho mọi người biết yêu thương rừng.
Có phải là ảo giác, và tin đồn về ảo giác, mỗi khi có chuyện huyền bí? Việt Nam có rất nhiều nghi án cổ sử, như mộng, như thực. Thí dụ, mới đây, báo Lao Động kể về chuyện "hồn ma cung nữ đòi nợ" ở Yên Tử. Có thật không? Tại sao lại xảy ra ở Yên Tử? Hay chỉ là huyền thoại dân gian? Đặc biệt, khi chuyện gắn liền với một địa danh là Suối Giải Oan.
Kayla bị cảm, phải nghỉ học ở nhà. Mẹ em năn nỉ nhờ tôi giữ dùm Kayla, vì chị không thể nghỉ làm hôm nay. Tôi nnận lời vì hôm nay tôi cũng rảnh.
Lỗi chính tả là chuyện muôn đời, muốn thoát ra là phải học -- không chỉ là cần học nghiêm túc, mà cần phải tự xem việc tránh lỗi chính tả cũng y hệt như tu sĩ trong ngôi đền thờ ngôn ngữ và văn học. Lỗi văn học là một cấp cao hơn. Vì chính tả có khi là do phát âm sai, vì ảnh hưởng địa phương trong giọng nói, nhưng lỗi văn học khó dò hơn, vì đòi hỏi trình độ học cao hơn để dò lỗi...
Khi ngân sách các quan chức thiếu tiền, sẽ nghĩ ra đủ cách để moi tiền dân. Mới nhất, Hà Nội bày trò chận xe theo chỉ tiêu để phạt, mỗi phường phải kiếm cớ phạt người đi xe qua lại làm sao cho đủ ít nhất 50 triệu đồng mỗi tháng.
Trang Bauxite VN vừa phổ biến một “Tiếng kêu cứu từ Buôn Triết, xã Dur KMăl - Krong Ana, Đắc Lắc,” từ một người nông dân lương thiện bị quan chức cướp đất mà anh đã khai phá.
Thuốc giả trước giờ đã được cảnh báo từ lâu rồi. Câu hỏi nơi đây là, vắc xin có vướng nhầm thuốc giả không? Và các viên chức có bị nhầm bởi thuốc giả hay không, khi trình độ làm thuốc giả, thuốc dỏm ngày càng tinh vi?
Đó là chuyện công an. Chuyện dài công an. Kể hoài không hết. Chuyện nào cũng đầy nước mắt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.