Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

27/02/200100:00:00(Xem: 5719)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tất nhiên, hễ có sai trái là cần điều tra. Nhưng chuyện của Việt Nam thì ai cũng biết, như chuyện cụ Trần Văn Truyền mới đây, chính cơ quan điều tra cũng ăn táo bạo, cũng lạm quyền táo bạo...
Không nói chuyện ngày xưa, chỉ nói chuyện bây giờ, vì ngày xưa thì vô số chuyện không vui của thời chiến tranh...
Ghi nhận rằng, chính quyền cũng can thiệp không nổi. Câu chuyện thương tâm này là về phía công nhân, nhưng có vẻ như sẽ không đòi lương còn nợ được.
Một hình ảnh đang gây xúc động nhiều người: một em bé ngồi khóc bên cạnh con chó vừa nướng rụi cho khách nhậu...
Báo Lao Động kể rằng từ sau tết tới nay, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ 3 vụ đưa người vượt biên trái phép sang Trung Quốc tìm việc làm.
Học sinh đánh nhau nhiều hơn trước. Nói chữ trước, là so với thế kỷ trước, so với thời trước 1975, so với thời trước 1960s hay 1970s…
Nhà trường là nơi các em đươc học và được sống nhuũng giây phút đầy ước mơ, nơi đó các em sẽ cùng mang thế giới lý tưởng của chữ nghĩa vào đời
Cấm cán bộ nhiều quá, mà có bao nhiêu cán bộ nghe đâu. Thậm chí, khi lên chức lãnh đạo, có cấp nào ngang hàng trở xuống dám sờ gáy lãnh đaọ này đâu.
Dân mình đã quen chứng kiến chuyện bị cho trễ rồi... từ thời xa xưa, xưa thật là xưa. Nhưng thực tế từ xa xưa cho tới thời kinh tế thị trường, trễ là thua liền.
Trong đời sẽ có lúc nhìn lại... và lòng mình sẽ đầy ắp những tình cảm ngổn ngang, và dư luận thiên hạ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.