Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

27/02/200100:00:00(Xem: 6002)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nơi đây, xin trân trọng đăng lại bài thơ của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu trên mạng Bauxite VN ngày 5/6/2013.
Thời buổi lẽ ra ngày càng phải dễ hơn, nhưng bỗng nhiên càng lúc càng khó khăn ra. Báo Đại Đoàn Kết cho biết, kể từ năm 2014, các ca sĩ, người mẫu cần phải có thẻ hành nghề.
Chuyện các Đaị biểu Quốc hội nịnh Đảng Cộng Sản Việt Nam là bình thường. Ngay cả trong thời kinh tế suy sụp mấy năm nay, tìm lời nói thẳng thực là khó.
Câu chuyện anh Mỹ trưởng phòng Visa không di dân bị bắt về Mỹ, đẩy ra tòa về tội bán visa sang Mỹ với giá hàng chục ngàn USD có vẻ như bí ẩn hơn là báo chí tiết lộ.
Câu chuyện anh Ba Taù vẫn muôn đời nhức nhối. Không chỉ từ thời bà Trưng, bà Triệu (thế nhé, phụ nữ nước Nam phất cờ đi trước quý ông đấy nhé), mà rồi tới thời Lý, Trần, Tây Sơn vẫn xem mối họa phương Bắc là tối nguy hiểm.
Hàng trăm nghệ sĩ Việt Nam sẽ được bảo vệ tác quyền ở mạng Youtube. Đây là một bước tiến tốt đẹp, sẽ bảo vệ quyền lợi và khuyến khích sức sáng tác của nghệ sĩ. Vì làm gì, sáng tác những gì hay, những gì đẹp, mà cứ bị chôm thì lấy gì mà sống nổi.
Từ mấy năm rồi, chuyện tăng ni môn phái Làng Mai, dưới sự hướng dẫn của Thiền Sư Nhất Hạnh, bị đẩy ra khỏi Tu Viện Bát Nhã vẫn làm mình e ngại, lo sợ... mỗi khi nghĩ tới.
Đất nước nhiều chuyện lạ. Như dường các chuyện chỉ có trong sách vở, vậy mà lại có thiệt. Mình nghe nhiều chuyện rồi, quan sát nhiều rồi, nhưng có chuyện buộc mình phải tin là có phước đức nhân quả -- như trường hợp cô bé Như Ý, từ 5 tuổi đã giảng đạo y hệt như một giảng sư.
Đó là bi hài, khi chỗ cần tiền thì lại thiếu tiền, còn chỗ xài phí thì lại dư tiền. Nhưng có thực chỗ xài phí đó chỉ thuần túy là do quản trị kém hiệu quả, hay vì xài phí để có cớ cho quan chức rút ruột công trình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.