Hôm nay,  

Dạy Và Học Tiếng Anh

2/8/201500:00:00(View: 5095)
Có một nan đề khi dạy và học tiếng Anh là: làm sao phát âm cho đúng.

Bởi vì, nhiều năm qua thầy cô dạy Anh văn vẫn bị than phiền là phát âm Anh ngữ không đúng --  do vậy, nói ra thì ngoài kiều không hiểu, và rồi khi giao tiếp cũng không hiểu ngoaị kiều nói cái gì. Thế là, phải quơ tay, quơ chân làm ngôn ngữ phụ.

Nhức đầu nữa là có trường hợp, học trò nhờ xem phim Anh ngữ và tự học YouTube nhiều, nên phát âm đúng hơn thầy cô giáo... và từ đây, những cảm xúc bất toàn khởi lên, gây căng thẳng cho lớp học.

Điểm làm phiền toái nữa là, tiếng Anh khi phát âm theo giọng Mỹ thì khác, gịong Australia lại khác, giọng Anh quôc lại khác -- dĩ nhiên, khỏi nói tới tiếng Anh giọng Hong Kong hay giọng Singapore.

Chỉ cần đối chiếu cũng nhức đầu: giả sử, một em học trò ở Rạch Giá, nghe ông thầy nói giọng Nghệ An, Hà Tĩnh... là cũng khó nghe rồi, dù là tiếng Việt thuần túy.

Huống gì là, còn nghe nói là tiếng Mỹ, cũng có giọng New York khác với giọng Los Angeles ở California, cũng khác với giọng Houston ở Texas...

Báo Thanh Niên hôm 5-2-2015 kể chuyện “Dạy tiếng Anh nhưng nói tiếng Việt nhiều hơn.”

Thực tế, chuyện đó là bình thường ở ngaà xưa và nay ở xứ mình. Thời mình học Anh văn ở trường Ziên Hồng cũng thế. Đơn giả vì thời đó, không có phương tiện Internet, truyền hình hay radio tiếng Anh dùng trong giờ học.

Ngay cả lúc đó, về nhà, muốn học them6 là mở sách ra tự học thôi.

Thời naỳ văn minh hơn, dĩ nhiên cần cải tiến.

Bản tin Thanh Niên ghi về một buổi tọa đàm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh do ĐH Quốc gia TP.SG tổ chức sáng 4.2, nhiều đại biểu nêu rất thật thực trạng giảng dạy tiếng Anh tăng cường trong các trường ĐH hiện nay.

Bản tin viết:

“...Từ kinh nghiệm đứng lớp, thạc sĩ Phạm Tố Mai, giảng viên (GV) khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết: “Thực tế bài giảng dù được thiết kế bằng tiếng Anh nhưng GV phải sử dụng xen kẽ tiếng Anh và tiếng Việt. Khi giảng, GV phải nhìn mặt sinh viên (SV) để điều chỉnh việc dạy tiếng Anh hay tiếng Việt cho phù hợp bởi trình độ tiếng Anh của SV rất chênh lệch”. Cũng theo thạc sĩ Mai, GV được khuyến khích sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình nhưng nếu diễn đạt không được lại chuyển qua tiếng Việt. GV cũng khuyến khích SV báo cáo bằng tiếng Anh nhưng chỉ có khoảng trên 30% SV làm việc này. “Bài thi kiểm tra cuối kỳ bắt buộc sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi chỉ ra đề thi dạng bài trắc nghiệm chứ không dám ra tự luận”, thạc sĩ Mai thừa nhận.

Vấn đề giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh rất khó với GV. Số lượng GV có thể dạy bằng tiếng Anh thực sự không nhiều, có những khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay...”(ngưng trích)

Xin để góp ý với quý thầy cô và các em học trò rằng, bây giờ có Internet, có thể tự học dễ dàng.

Chương trình học Anh văn có thể vào đài VOA, nếu muốn học theo giọng Mỹ; vào đài BBC nếu muôn đọc giọng Anh; vào đài radio Australia nếu muốn nghe giọng Úc.

Tât cả cũng đều lên Facebook rồi, một số lên YouTube.

Còn khi tự học, muốn học phát âm từng chữ hay cụm chữ, bạn có thể vào trang:

http://www.howjsay.com /

Thí dụ, bạn nơi đây có thể nghe phát âm chữ “home”, hay cụm chữ “nursing home.” Đó là giọng Mỹ.

Cũng có một trang web khác, cũng dạy phát âm:

http://www.forvo.com /

Riêng trang này có dạy phát âm theo nhiều giọng Mỹ, Anh, Úc, Ireland...

Nếu không có tiếng Anh là kể như mất nhiều cơ hội... Hãy nhớ như thế. Ráng lên, cố sức nhé. Ráng học cho quê nhà mai sau.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó không còn là chuyện của nước Tàu xa xôi. Đó là nước Việt Nam hiện nay và trong tương lai gần. Dư đàn ông và thiếu đàn bà. Chỉ vì, ưa sinh con trai hơn là con gái.
Tìm việc làm cực kỳ gian nan, trong tình hình này. Bất kể rằng, người tìm việc đã tốt nghiệp đaị học chuyên ngành.
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.
Chúng ta đều biết rằng, phá hoại thì dễ, nhưng xây dựng thì khó. Quy luật này ai cũng biết. Và đó là lý do chúng ta phải trân trọng, phải suy nghĩ tận tường trước những quyết định có thể tổn hại thế gian này.
Một thời, chúng ta ngồi trong giảng đường đạị học, miệt mài với chữ nghĩa giữa những tiếng súng vang dội từ xa về. Chúng ta kiên tâm học, vì biết rằng, đại học là nền tảng để xây dựng laị xã hội sau tất cả những ly tán, những đổ vỡ...
Hãy nghĩ tới những ngày thơ ấu của chúng ta, khi được ba mẹ đưa tới trường hàng ngày. May mắn, đó là may mắn. Bởi vì cùng lứa với chúng ta ngaỳ đó, còn rất nhiều học trò bỏ học sớm, để lao động phụ giúp ba mẹ. Nhưng đó là chúng ta ở Sài Gòn, hoàn cảnh kinh tế còn dễ thở, trong khi những nơi dưới quê gian nan hơn nhiều, đặc biệt là ở Miền Bắc.
Kiến thức không tự nhiên mà có. Từ thuở nhỏ, chúng ta học vần abc, rồi học ghép chữ, tập đánh vần thành câu... đều nhờ các thầy cô.
Đất nước đang lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc. Điều này ai cũng thấy. Và ai cũng biết đó là con đường chết chậm, khi nhà nước Hà Nội đã kể như là bán trọn thị trường 90 triệu dân cho nhà nước Bắc Kinh rồi.
Thức ăn bẩn, gây ngộ độc... chuyện này thường quá, và đã trở thành nỗi lo hàng ngày của người dân.
Một thời, chúng ta say mê truyện kiếm hiệp, say mê những mối tình của Trương Vô Kỵ, Tiêu Phong, Đoàn Dự... trên đường hành hiệp, và rồi kinh ngạc trước những diễn biến phức tạp, tuyệt vời của cuộc đời.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.