Hôm nay,  

Đọc Lại “Tống Biệt Hành”

13/05/201500:00:00(Xem: 4292)

Hôm nay chợt có người nhắc rằng ngày 12 tháng 5 là sinh nhật nhà thơ Thâm Tâm. Lòng mình chợt thấy như mưa bụi bay trước mắt, và nhớ mấy dòng thơ “Tống Biệt Hành.”

Đúng ra, thi sĩ Thâm Tâm sang tác nhiều, nhưng bài thơ tuyệt vời nhất vẫn là bài ca tống biệt đó, có vẻ như trước giờ lên đường vào trận…

Theo các tin phổ biến, thi sĩ Thâm Tâm sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại Hải Dương, Việt Nam. Và hãy nhớ rằng thi sĩ chết rất trẻ, khi mới 33 tuổi, lúc đó là năm 1950.

Thâm Tâm cũng là một nhà viết kịch Việt Nam. Nghĩa là đa tài. Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, xuất thân trong một nhà giáo nền nếp, thuở nhỏ, từ năm 1938, ông học tiểu học ở Hà Nội, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ... Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui...

Năm 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, kháng chiến chống Pháp. Đươc kể là ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, ở tỉnh Cao Bằng.

Thâm Tâm cũng nổi tiếng với mấy bài thơ tình tăng cho giai nhân bí ẩn T.T.Kh. Nhưng nhớ nhất vẫn là bài hành, được hai nhà phê bình Hoài Thanh & Hoài Chân chọn in trong Thi nhân Việt Nam, kèm theo đôi dòng giới thiệu Thâm Tâm:


“Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây (Tống biệt hành) lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ gắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.”

Để tưởng nhớ, xin ghi lại bài thơ tuyệt vời này như sau:

Tống Biệt Hành

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thẳm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng...
.
- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
.
Ta biết người buồn chiều hôm trước,
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen,
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Trời chưa mùa thu tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...
.
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay.
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.

Thâm Tâm (1940)

Có thể tin rằng, bài thơ này sẽ bất tử, sẽ không bị quên đi, dù là 2 hay 3 thế kỷ nữa. Vị trí bài thơ đã vững chắc trong tim người đồi rồi, bất kể rằng thi sĩ đoản mệnh…

Ý kiến bạn đọc
14/05/201504:52:55
Khách
Hình như còn 4 câu sau cùng:
Mây thu đầu núi gió lên trăng,
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.
Ly khách ven trời nghe muốn khóc
Tiếng đời xô động tiếng hờn căm!
Xin xem lại...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có bao giờ tìm lại được khuôn mặt thật của lịch sử? Hình như cũng có thể có, khi quyền lực lùi ra khỏi các viện sử học.
Nóí Mên là nói Campuchia, nói theo giọng ông bà xưa Miền Nam... Thời xưa Việt Nam đã văn minh hơn hai nước Lào và Campuchia nhiều lắm,
Có phải các quan chức Hà Nội được chính phủ Bắc Kinh xem chỉ như là loài khỉ, và vũ khí chông quân Bắc Phương chỉ là những nải chuối?
Như thế, tuần lễ này, là tròn 85 năm ngày 13 liệt sĩ Việt Quốc lên dàn máy chém của quân Pháp. Và tròn 85 năm Cô Giang tự sát bằng khẩu sung cô nhận từ Đền Vua Hùng trong lễ ước thệ.
Bài viết “Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?” của tác giả Rachel Nuwer được dịch trên BBC cho thấy nguyên nhân vì sao có độc tài,
Bản tin “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khách quốc tế có 6 nỗi sợ khi đến Việt Nam” trên VTC khi bàn về du lịch.
Quăng tiền, có thật là quăng tiền? Hay chỉ đơn giản là giả vờ quăng tiền, để phần lớn đi ngõ khác vào túi riêng quan chức?
Báo Tiền Phong có bản tin “Chuyển đổi giới tính: “Vênh” nhau ngay cùng một điều khoản” ghi nhận về một cuộc tranh luận ngày 10/6/2015 trên Quốc hội.
Thông tấn VietnamNet có bản tin đưa ra “Câu trả lời cho “Hơn 24 nghìn tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?”....”
Thể thao Việt Nam đang chứng kiến một hiện tượng phi thường: nữ vận động viên Ánh Viên đoạt nhiều kỷ lục thế giới trong môn bơi lội ở SEA Games.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.