Hôm nay,  

Phế Liệu, Hàng Mỹ, Gạo Nếp, Làng Gốm...

8/5/201800:00:00(View: 4519)
Xuân Niệm

 
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.

Báo Tiền Phong gọi đó là “Hàng nghìn 'quả bom bẩn' náu mình ở cảng biển: Trách nhiệm thuộc về ai”...

Bản tin nói, tính đến nay vẫn còn hàng nghìn container hàng phế liệu nhập khẩu vào các cảng ở Việt Nam gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cảng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm.

...Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển ở TPSG và Hải Phòng là 5.724 container. Trong đó, số phế liệu do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container với hơn 2.000 container quá 90 ngày. Tại Hải Phòng còn tồn đọng hơn 1.000 container lưu quá 90 ngày.

Báo Người Lao Động kể: Nghi vấn hạt hạnh nhân Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến...

Hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Không loại khả năng số lượng hàng hoá này được đưa sang Trung Quốc...

Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sáng 2-8, ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cho rằng gói thuế 200 tỉ USD do Mỹ đánh vào hàng hoá Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước này có thể dẫn đến nguy cơ hàng hoá đi qua nước trung gian là Việt Nam để lẩn tránh thuế.

Trong khi đó, VN bị Trung Quốc quậy, theo VietnamNet: Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó...

Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

...Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.SG cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Bản tin VTC kể: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến làng gốm Bát Tràng lao đao.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ào ạt đổ về Việt Nam cùng với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường đồ gốm Việt Nam lao đao.

Thời Báo Kinh Tế SG kể: Khi biên giới quốc gia mờ nhạt vì ảnh hưởng của đám mây điện tử, thị trường chính là thế giới. Đó cũng là lý do vì sao các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam....


Quy luật tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào khi bước vào thị trường mới là thăm dò và hiệu chỉnh mô hình. Thời gian này kéo dài khoảng 2-3 năm. Trong thời gian này, người ta hạn chế việc đầu tư, mà chỉ liên doanh với vốn đầu tư nhỏ hoặc chỉ nhượng quyền cho doanh nghiệp bản địa. Đây là chiến lược sử dụng người bản địa khai thác thị trường bản địa. Thậm chí, việc hợp tác với doanh nghiệp bản địa cũng chỉ mang tính hình thức để lách luật.

Báo Công Luật kể: Xuất khẩu thủy sản có thể lại gặp khó.

Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

Chè, tức là trà... Báo Hải Quan kể chuyện xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu.

Việt Nam nằm trong top 5 nước có sản lượng XK chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên XK chè Việt suốt thời gian qua khá bấp bênh, không chinh phục được các thị trường khó tính. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự, từng bước tạo dựng thương hiệu được coi là giải pháp khả thi cho ngành hàng này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...

Báo Người Lao Động kể: Việt Nam chiếm thị phần tôm lớn nhất ở Hàn Quốc...

Ngày 3-8, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), qua thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35.600 tấn tôm các loại, trị giá 307,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 6 tháng đầu năm 2018 đạt 54,2% (cùng kỳ năm 2017 là 52,2%). Trong 6 tháng, Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm từ thị trường Việt Nam và Ecuador, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo Thanh Niên, trong mùa mưa lũ, lâm tặc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hoạt động mạnh. Vào những ngày nước lũ dâng cao, các nhóm lâm tặc trong các đường dây khai thác, vận chuyển gỗ lậu thi nhau đưa gỗ về thành phố. Những súc gỗ tròn, thanh gỗ xẻ của lâm tặc đã theo nước lũ trôi về xuôi. Báo TN ghi nhận về hoạt động của lâm tặc tại Quảng Nam trong mùa mưa lũ như sau.
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, tại các tiệm cầm đồ, đã xuất hiện những trẻ em đi đem đồ đi cầm để có tiền tiêu xài các cuộc chơi. Có những em đem cầm đồ một hai ngày rồi xin tiền gia đình, nhịn ăn sáng để chuộc lại, thường là số tiền nhận cầm nhỏ, chừng vài chục nghìn trở lại. Số này rất phổ biến ở các em học sinh ham chơi, trốn học, hứng lên rủ nhau đi chơi một vài ván điện tử, một độ bida...
Theo báo SGGP, từ cuối tháng 11, các chợ lớn nhỏ ở TPSGđã nhộn nhịp không khí chuẩn bị nguồn hàng kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu nhưng không phải tiểu thương nào cũng có sẵn vốn và có thể "với tay" đến nguồn vốn ngân hàng. Đến nay, tiểu thương vẫn chọn cách nhanh và gọn nhất là đi vay nóng và chịu lãi suất cao của các trùm tín dụng đen tại các chợ.
Theo báo quốc nội, trong cuộc sống tất bật ở thành thị, nhiều phụ nữ bận rộn với việc kiếm tiền , nên phải tìm người giúp việc nhà. Tuy biết giao con cái, nhà cửa cho người giúp việc là một điều không nên nhưng rất nhiều người vẫn phó thác việc nhà, con cái cho người giúp việc mà không màng đến hậu quả xảy ra.
Theo báo quốc nội, khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, khu phố "Tây ba lô", quận 1, TPSG, chỉ có 4- 5 gia đình kinh doanh nhà nghỉ. Đến năm 1998 thì khu vực này đã trở thành phố Tây "ba lô" thực thụ và cho đến ngày hôm nay đã đạt con số trên 200 điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú. Đồng hành cùng khu phố là hàng chục dịch vụ như cho thuê xe gắn máy, massage, karaoke, Internet...
Theo báo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây, giới sinh viên Sài Gòn xôn xao về việc tại 1 trường đại học có hàng loạt thí sinh dùng phiếu báo điểm giả nhưng vẫn ung dung trúng tuyển. Để tìm sự thật, phóng viên TT đã dò tìm, đối chiếu, xác minh từ thông tin của hàng ngàn thí sinh trúng tuyển vào trường này trong những năm trước, và ghi nhận như sau..
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây tại Sài Gòn xuất hiện những cô gái kiếm sống bằng nghề đi nhậu theo đơn đặt hàng của nam giới..Sự khác biệt giữa họ với những cô gái tiếp viên nhà hàng, khách sạn là không ở nơi nào cố định.
Theo báo Người Lao Động, tại thành phố SG có khoảng 400-500 gia đình kiếm sống bằng nghề lặn xuống đáy sông kiếm phế liệu đem bán. Có những người định cư luôn trên ghe, trên thuyền, nhưng đông nhất vẫn là ở khu phố 3, phường An Khánh, quận 2 với gần cả trăm gia đình theo nghề. Ngày nào cũng vậy, tờ mờ sáng, họ ăn vội ổ bánh mì, rít một hơi thuốc, bắt đầu một ngày lặn cho đến tối.
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sáng tác và biểu diễn nhạc loại "mì ăn liền" có chiều hướng gia tăng và được rất nhiều các ca sĩ, nhạc sĩ sử dụng, thậm chí nhiều người xem đó là phương hướng chính trong phát triển sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại Sài Gòn, nhiều trường đại học bán công, dân lập ( tư thục), các ngành học mới và lớp học ngoại khóa liên tục mở ra. Thế nhưng số giảng viên có thể đứng lớp thì không thể tăng một sớm một chiều. Để giải quyết vấn đề đó, các trường này thuê thầy từ các trường công lập dưới danh nghĩa thỉnh giảng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.