Hôm nay,  

Phế Liệu, Hàng Mỹ, Gạo Nếp, Làng Gốm...

8/5/201800:00:00(View: 4497)
Xuân Niệm

 
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.

Báo Tiền Phong gọi đó là “Hàng nghìn 'quả bom bẩn' náu mình ở cảng biển: Trách nhiệm thuộc về ai”...

Bản tin nói, tính đến nay vẫn còn hàng nghìn container hàng phế liệu nhập khẩu vào các cảng ở Việt Nam gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cảng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm.

...Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển ở TPSG và Hải Phòng là 5.724 container. Trong đó, số phế liệu do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container với hơn 2.000 container quá 90 ngày. Tại Hải Phòng còn tồn đọng hơn 1.000 container lưu quá 90 ngày.

Báo Người Lao Động kể: Nghi vấn hạt hạnh nhân Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến...

Hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Không loại khả năng số lượng hàng hoá này được đưa sang Trung Quốc...

Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sáng 2-8, ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cho rằng gói thuế 200 tỉ USD do Mỹ đánh vào hàng hoá Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước này có thể dẫn đến nguy cơ hàng hoá đi qua nước trung gian là Việt Nam để lẩn tránh thuế.

Trong khi đó, VN bị Trung Quốc quậy, theo VietnamNet: Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó...

Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

...Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.SG cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Bản tin VTC kể: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến làng gốm Bát Tràng lao đao.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ào ạt đổ về Việt Nam cùng với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường đồ gốm Việt Nam lao đao.

Thời Báo Kinh Tế SG kể: Khi biên giới quốc gia mờ nhạt vì ảnh hưởng của đám mây điện tử, thị trường chính là thế giới. Đó cũng là lý do vì sao các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam....


Quy luật tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào khi bước vào thị trường mới là thăm dò và hiệu chỉnh mô hình. Thời gian này kéo dài khoảng 2-3 năm. Trong thời gian này, người ta hạn chế việc đầu tư, mà chỉ liên doanh với vốn đầu tư nhỏ hoặc chỉ nhượng quyền cho doanh nghiệp bản địa. Đây là chiến lược sử dụng người bản địa khai thác thị trường bản địa. Thậm chí, việc hợp tác với doanh nghiệp bản địa cũng chỉ mang tính hình thức để lách luật.

Báo Công Luật kể: Xuất khẩu thủy sản có thể lại gặp khó.

Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

Chè, tức là trà... Báo Hải Quan kể chuyện xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu.

Việt Nam nằm trong top 5 nước có sản lượng XK chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên XK chè Việt suốt thời gian qua khá bấp bênh, không chinh phục được các thị trường khó tính. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự, từng bước tạo dựng thương hiệu được coi là giải pháp khả thi cho ngành hàng này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...

Báo Người Lao Động kể: Việt Nam chiếm thị phần tôm lớn nhất ở Hàn Quốc...

Ngày 3-8, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), qua thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35.600 tấn tôm các loại, trị giá 307,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 6 tháng đầu năm 2018 đạt 54,2% (cùng kỳ năm 2017 là 52,2%). Trong 6 tháng, Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm từ thị trường Việt Nam và Ecuador, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của những nhà sưu tầm cổ vật tại Sài Gòn, Huế. Những người có lúc đã bỏ cả ăn uống, vui chơi, chỉ miệt mài ngắm nghía, nghiền ngẫm về những "đứa con mấy trăm tuổi", có khi phải bán cả tài sản để mua cho bằng được những cổ vật qúy hiếm có giá trị lịch sử, nhân văn. SGGP viết như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, ven theo nhiều con đường thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân bị tử vong, có nhiều miếu thờ. Hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm cho rằng kẻ chết oan, chết trẻ, chết thảm... sẽ linh thiêng, có thể "quậy phá" hoặc báo ứng cho điềm lành nên người dựng miếu thờ để cầu xin chuyện cá nhân.
Theo báo quốc nội, tại vùng đất hoang vu dưới chân núi Chứa Chan ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có một nhà sư xây tịnh thất tu hành. Và cũng trong chốn thanh tu này, 12 năm qua, nhà sư âm thầm nghiên cứu nuôi trồng cây dó bầu (trầm hương) và tạo được nguồn giống của loài cây quý hiếm đó.Từ mảnh đất núi cằn cỗi này
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, trong 1 buổi hội thảo, 1 giáo sư đại học VN đã than rằng "giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong nước đang bị "vắt" rất thê thảm: Nhà nước "vắt", bản thân họ tự "vắt" để kiếm sống. Cuốn vào giảng dạy, làm gì còn thời gian đọc, dù là sách hay. Ngoại ngữ cũng không học".
Theo báo quốc nội, qua tiến trình điều tra khảo cổ học tại cố đô Huế từ 1999 đến nay đã giác hiện nhiều điều mà sử sách chưa hề đề cập. Chẳng hạn lăng Minh Mạng trước kia nằm trên đồi chứ không ở vào địa thế bằng phẳng như hiện nay. Hay tại đây từng tồn tại một hệ thống vườn hoa mà sử sách không nói đến. Tin Nhanh VN ghi nhận những phát giác mới về lăng vua Minh Mạng như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, gần đây, tại VN, cả ở thành thị lẫn vùng nông thôn xuất hiện rất nhiều những ngôi nhà có kiến trúc kiểu đền phủ, điện thờ. Ở những nơi này người ta cầu cúng, hương khói nghi ngút, nến cháy đỏ ngày, đôi khi có cả hát chầu văn, hầu đồng bóng... Phóng viên báo TT ghi nhận về hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, khu vực các quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, nổi tiếng về các quán bar,ngoài các bar "xịn" còn cà phê "nhái" bar thì nhiều vô kể. Tại các quán "xịn", rượu là đồ uống chính còn các loại thức uống khác chỉ là phụ. Ở quán "nhái" thì rượu lại thứ yếu, chỉ đưa ra khi khách có nhu cầu. Bar "nhái" đầu tư ít
Theo báo quốc nội, tuần qua dư luận giới trẻ trong nước lại ồn ào về vụ một nữ ca sĩ trẻ chưa có nhiều người biết tên. Ấy là chuyện đời tư của Nguyễn Hồng Nhung bị một người đàn ông tên Lê Vĩnh Thắng lừa gạt về tình và tiền. Về tình thì chỉ sau một hai ngày gặp nhau, cô ta đã đến khách sạn để "bị Lê Vĩnh Thắng chiếm đoạt ngay".
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, nạn hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là khi trên địa bàn SG đang xuất hiện một số hình thức kinh doanh mới. Đó là nhận định của các chuyên viên của Chi cục quản lý thị trường TP SG. Tin Nhanh Việt Nam ghi nhận hiện trạng này như sau.
Những ngày vưà qua, mực nước lũ tại đồng bằng sông Cửu Long tại miền Tây Nam phần có nơi đã vượt quá mức báo động nguy hiểm. Nhiều trường trung, tiểu học phải cho học sinh tạmnghỉ học do lũ lên cao. Trong tình hình đó, người dân nơi đây sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy, đồng thời chuẩn bị cho vụ mùa sau lụt. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng tại một số khu vực ở miền Tây trong mùa lũ này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.