Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

11/19/200500:00:00(View: 6691)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, tỉnh Khánh Hòa là thị trường vé số lớn nhất của khu vực miền Trung với 54 đại lý, số người bán vé số dạo ước tính hơn 2,500 người, riêng Nha Trang có 25 đại lý và hơn 1,700 người bán vé số.Từ những miền quê khác nhau, người bán vé số được chủ đại lý tập hợp dưới một mái nhà, cùng ăn ở và mưu sinh làm nên "gia đình vé số" .
Theo báo quốc nội, khi dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều nơi tại miền Bắc VN, cũng là lúc những người làm nghề chế biến lông gia cầm để làm cầu lông, chăn đệm, chổi lông vào cảnh khốn khổ. Tại ngoại thành Hà Nội, hàng trăm con người của làng nghề lông vũ Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đứng trước thảm cảnh mất nghiệp.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại trung tâm thành phố Cần Thơ, có 1 khu dân cư đang bị ô nhiễm nặng: nước đen, rác rưởi trôi lềnh bềnh, muỗi mòng bay như sáo thổi, bệnh tật phát sinh triền miên...Đó là những gì mà cả 1,600 người sống ở khu vực 1, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, khu trung tâm thành phố Cần Thơ, đang phải chịu đựng trong suốt một tháng qua.
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, hằng tuần cứ vào thứ bảy và chủ nhật, hàng ngàn người đổ về trường đua ngựa Phú Thọ. Họ hồi hộp theo dõi những con ngựa mà mình cá cược. Thắng lớn, vỗ tay hò hét reo mừng.Thua đậm, tiếp tục gỡ gạc trong trận tiếp theo hay tiu nghỉu dắt xe ra về. Những phút giây thi đấu có hấp dẫn, kịch tính hay không tùy thuộc rất nhiều vào những thanh niên cầm cương, thúc ngựa.
Trên địa bàn huyện Bình Chánh thuộc thành phố Sài Gòn, có một xóm thuộc ấp 1 của xã Lê Minh Xuân mà cuộc sống của cư dân vô cùng khốn khổ vì bụi cát. Theo những người dân ở đây, khu vực này xưa kia rất yên ổn nhưng từ ngày các bãi cát mọc lên và xe tải đến chở cát suốt ngày đêm mà không che chắn để cát rơi vãi đầy đường, rồi bị gió thổi bám đầy các mái nhà, cây cối
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại các tỉnh miền Tây Nam phần, thời tiết chuyển mùa và cách nuôi phân tán hoặc di chuyển gia cầm tránh né tiêm phòng đang ủng hộ cho mối đe dọa H5N1. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng và kiểu tiếc của đã khiến H5N1 ẩn hiện trong đời sống hàng ngày của cư dân miền Tây.
Theo báo SGGP, tại cuộc họp các đội y tế dự phòng 24 quận huyện thuộc thành phố Sài Gòn vào sáng 8-11 vừa qua, ban giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng của thành phố đã báo động về tình trạng nước nhiễm vi khuẩn trong các trường học. Đây là vấn đề gây lo lắng cho phụ huynh bởi kết quả xét nghiệm mẫu nước các trường cho thấy sức khỏe học sinh đang bị ảnh hưởng.
Theo báo Thanh Niên, hiện nay, ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre xuất hiện nhiều thanh niên đi bán côn trùng. Với chiếc xe Honda cũ, sáng sớm họ cho côn trùng vào bao, giỏ xách và cho vào lồng sắt để lên yên xe chạy theo các ngóc ngách thị xã, vùng quê miền Tây rao bán, từ côn trùng, bò sát còn tươi roi rói cho đến rượu rắn chàm quạp, bìm bịp, rắn hổ, tắc kè.
Nằm cách thành phố Sài Gòn 15km về phía Tây, trên địa bàn tỉnh Long An có chợ gà vịt Mỹ Yên được xem là chợ trung tâm gia cầm lớn nhất Long An, cung cấp gà, vịt cho các thương lái ở miền Tây và TP.SG. Khi dịch cúm gia cầm có dấu hiệu trở lại, UB huyện Bến Lức đã chỉ thị đình chỉ điểm thu mua, vận chuyển gia cầm, thủy cầm tại xã Mỹ Yên.
Năm học mới đã đi qua hơn 2 tháng nửa học kỳ, nhưng nhiều sinh viên vẫn chật vật quanh chuyện "xoay vốn" để trang trải chi phí học tập. Do nhiều ngân hàng cạn nguồn tín dụng dành cho sinh viên, nên việc vay tiền càng khó khăn hơn. Mỗi ngày, tại các trường đại học luôn có hàng trăm sinh viên tụ tập trước văn phòng hoặc trung tâm hỗ trợ sinh viên với những câu hỏi dồn dập về những thông tin liên quan đến hồ sơ xin vay tiền từ ngân hàng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.